Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào về nâng cao năng lực của đội ngũ công chức quản lý các cơ quan hành chính
3.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác cán bộ
Các cơ quan nhà nước phải chủ động chăm lo tạo nguồn bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của mình, không trông chờ, ỷ nại. Đi đôi với việc kiện toàn bộ máy nhà nước, phải coi trong việc giáo dục, nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, nhất là đối với bộ phận giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Nhà nước quản lý xã hội không chỉ bằng pháp luật, mà còn bằng tấm gương đạo đức trong sáng của cán bộ, công chức nhà nước. Cán bộ, công chức phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, bộ phận, lợi ích cá nhân, phải sống và làm việc theo pháp luật, theo tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ.
Phải đảm bảo và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ của Nhà nước và đoàn thể, đảm bảo tốt sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, đây là điều kiện quyết định để đội ngũ cán bộ, công chức của đất nước, của hệ thống chính trị đều theo lập trường giai cấp công nhân, trung thành với Đảng và dân tộc, có phẩm chất đạo đức trong sáng.
Cần khắc phục tình trạng lấn sân công việc của Đảng với công việc của Nhà nước, hoặc Đảng bao biện làm thay công việc của Nhà nước, tình trạng tổ chức Đảng ở địa phương và cơ sở lấn át cơ quan chính quyền, áp đặt cán bộ không thích hợp cho bộ máy chính quyền. Đồng thời phải tránh khuynh hướng coi nhẹ trách nhiệm, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với cơ quan chính quyền.
Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý cần được vận dụng nghiêm túc và đúng đắn trong công tác cán bộ. Thực hiện theo cơ chế này sẽ tạo đƣợc sự rõ ràng, mạch lạc và đồng nhất trong đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí khác nhau của Đảng, Nhà nước.
3.1.2. Xác định đúng cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
* Về vấn đề cơ cấu trong công tác cán bộ
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn xác định và thực hiện nhất quán ở mỗi cấp, mỗi tổ chức phải có ba loại cán bộ: cán bộ cao tuổi – có kinh nghiệm nhưng hạn chế về sức khỏe và sự năng động; cán bộ tương đối trẻ đang sung sức làm việc, là lực lƣợng nòng cốt; cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển lên. Tỷ lệ giữa các loại cán bộ này ở các cấp, các tổ chức là khác nhau, nhưng đều có cả ba loại, riêng loại sung sức nhất không thể dưới 2/3 tổng số cán bộ. Theo quan điểm đó, có thể xếp các loại chỉ tiêu về cơ cấu trình tự ƣu tiên nhƣ sau:
- Kinh nghiệm công tác chuyên môn có thể căn cứ vào số năm đã đảm nhiệm chức vụ của từng cá nhân;
- Cơ cấu tuổi đời;
- Cơ cấu về trình độ học vấn;
- Cơ cấu nguồn xuất phát;
- Cơ cấu giới tính;
- Cơ cấu dân tộc;
- Cơ cấu thành phần giai cấp, xuất thân.
* Về tiêu chuẩn cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Phải có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có trí tuệ, có năng lực tổ chức thực hiện, năng lực quản lý xã hội, quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn nghiệp vụ theo chức trách đƣợc giao;
- Phải có lòng yêu nước, có trách nhiệm với quần chúng nhân dân lao động và đƣợc sự tín nhiệm từ quần chúng nhân dân;
- Phải có năng lực tập hợp sử dụng tài năng, biết hợp tác với những người cộng sự, tức là khả năng làm việc nhóm, biết sử dụng các chuyên gia, các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao trình độ, trí tuệ và tài năng của quần chúng nhân dân, có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng và quan tâm đến đời sống của nhân dân;
- Phải có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước;
- Có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động mọi nguồn lực vào sự nghiệp xây dựng que hương giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước;
- Phải đủ sức khỏe, cả về thể lực và trí lực để có thể đảm đương được trọng trách, chức vụ được giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng quê hương, đất nước.
* Về phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng;
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải biết cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương trở thành hiện thực;
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có sự nhạy bén trước tình hình thế giới, khu vực, trong nước và địa phương, biết giải đáp kịp thời những biến động của tình hình để định hướng tư tưởng cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh mình quản lý.
* Về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có lòng nhiệt tình, hăng say với công việc;
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải trung thực, thẳng thắn, đoàn kết thống nhất trong các tổ chức của hệ thống chính trị;
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có đức tính cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tƣ, trong sáng, giản dị, chân thành;
* Về năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải có kiến thức và năng lực toàn diện về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế ở trình độ cao, riêng các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ thuật có thể ở trình độ cao cấp trở lên;
- Năng lực của người cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải thể hiện ở năng lực tập hợp lực lượng, biết quy tụ, thuyết phục mọi người, đoàn kết đƣợc lực lƣợng quần chúng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đƣợc giao;
- Có năng lực nắm bắt tình hình nhanh nhạy, có đầu óc tổng hợp, suy xét đúng – sai, tính toán hiệu quả để đề ra các chủ trương phù hợp và tổ chức thực hiện hiệu quả;
- Có năng lực tổng hợp phân tích, xử lý nhanh các hiện tƣợng nảy sinh trong hoạt động thực tiễn. Ra các quyết định đúng lúc, chính xác và kịp thời.
Làm cho quyết định có hiệu lực và đƣợc thực hiện ngay;
- Có năng lực điều khiển các cuộc họp, hội nghị, lắng nghe, phân tích các ý kiến, rút ra đƣợc kết luận rõ ràng, chính xác, mamg tính thuyết phục cao.
3.1.3. Bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố hệ thống chính trị để đào tạo, bố trí cán bộ, công chức sao cho phù hợp
Quán triệt quan điểm “vì việc mà đặt người”:
- Việc đánh giá, lựa chọn, bố trí, đề bạt cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải theo yêu cầu của tổ chức, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ để bố trí, sử dụng cán bộ, công chức;
- Công tác cán bộ phải gắn liền với nhiệm vụ, phải lấy yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, công chức một cách đúng đắn, kiên quyết bãi miễn và đưa ra khỏi cương vị lãnh đạo, quản lý ở mọi cấp những người cán bộ, công chức yếu kém về phẩm chất và năng lực không đảm đương được nhiệm vụ;
- Mạnh dạn đề bạt những cán bộ, công chức trẻ có đủ tiêu chuẩn và có đủ triển vọng vào cương vị lãnh đạo, quản lý. Thực hiện trẻ hóa cán bộ quản lý, lãnh đạo, đồng thời đảm bảo đúng yêu cầu về cơ cầu độ tuổi của cán bộ trẻ trong cơ cấu cán bộ lãnh đạo, quản lý;
- Cần tuyệt đối tránh tình cảm, nể nang, khắc phục tư tưởng phong kiến, cục bộ địa phương trong công tác cán bộ.
Bố trí cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
Trong công tác cán bộ, cũng nhƣ việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cần chú ý đến tính toàn diện trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội kinh tế, đồng thời gắn với việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Bởi lẽ, suy cho cùng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ổn định và phát triển là do đội ngũ cán bộ, công chức mà trước hết là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quyết định. Do đó, trong công tác cán bộ phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh của địa phương.