Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức quản lý các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào
3.2.1. Ban hành đầy đủ, có khoa học về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các tiêu chuẩn chức danh, chức vụ phù hợp
3.2.1.1. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức quản lý
Công chức lãnh đạo nắm giữ những vị trí rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của toàn bộ tổ chức, bên họ phải là những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý điều hành, vì quyết định của họ tác động trực tiếp đến sự phát triển của tỉnh, thậm chí đến cả nước, tác động đến sự ấm no, hạnh phúc của người dân.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những lãnh đạo phải là người có tầm nhìn chiến lược, phải nắm được đường lối, chủ trương, phải triển khai được kế hoạch hoạt động để chèo lái con tàu trụ vững và vượt qua sóng gió để đi tới đích. Người lãnh đạo – thuyền trưởng con tàu, phải là người tài, có năng lực… mà cụ thể có thể lượng hóa thành những tiêu chuẩn cần thiết.
Ở mọi vị trí lãnh đạo quản lý, cần phải xác định rõ một số tiêu chuẩn tối thiểu cho từng vị trí. Đây không phải là điều kiện đủ cho người cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, nhƣng phải là điều kiện cần trong quy hoạch cán bộ, công chức; trong đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao năng lực và trong bố trí sử dụng cán bộ, công chức để thực sự có hiệu quả, đảm bảo đúng nguyên tắc đào tạo, bồi dƣỡng đúng quy hoạch sử dụng; đào tạo, bồi dƣỡng đi liền với sử dụng; đào tạo, bồi dƣỡng gắn liền với thực tiễn, gắn với công việc và cuối cùng sử dụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực.
Để xây dựng tiêu chuẩn chức danh, cần phải xây dựng bản mô tả công việc, khung năng lực cho mỗi vị trí quản lý, lãnh đạo mới có thể xác định rõ
những yêu cầu cần có, yêu cầu phải có cho mỗi vị trí cán bộ, công chức lãnh đạo và khi người có đủ các yêu cầu này, khi ngồi vào vị trí được giao sẽ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Khó có thể có đƣợc những tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức. Mỗi tổ chức tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quy mô, phạm vi hoạt động mà xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho mỗi vị trí lãnh đạo của mình.
Hiện nay một thực tế đang diễn ra là chứng ta quá coi trọng bằng cấp mà ít chú ý đến năng lực thật sự. Trong nhiều trường hợp, chúng ta bổ nhiệm vị trí lãnh đạo theo những tiêu chí chung, không gắn liền với bản mô tả công việc. Ví dụ, Giám đốc Sở Tài chính và Kế toán trưởng đều là những người làm nghiệp vụ tài chính, nhưng Giám đốc Sở Tài chính là người phải quản lý điều hành tài chính của tỉnh, phải có tầm nhìn và năng lực xử lý các vấn đề phát sinh về tài chính của tỉnh, trong lúc đó Kế toán trưởng là người xử lý tài chính cụ thể của một cơ quan, một tổ chức, gắn liền sự vụ tài chính hàng ngày, ngắn hạn của tổ chức đó. Do đó, khi bố trí vào vị trí kế toán trưởng cần những tiêu chuẩn năng lực cụ thể, nhƣng khi quy hoạch, bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính cần những năng lực cao hơn, đòi hỏi phải đào tạo, bồi dƣỡng thêm.
Theo một số nhà quản lý, yêu cầu đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của một tổ chức: Cán bộ, công chức lãnh đạo, cần phải là những người chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, trình độ quản trị và các kỹ năng xử lý các tình huống, tình thế cần giải quyết. Ngoài ra, mức độ chuyên nghiệp còn đƣợc đánh giá bởi thái độ làm việc, sự đam me và dám đối đầu với thách thức mà công việc mang lại.
Cán bộ lãnh đạo là những người thường xuyên đưa ra quyết định và thậm chí hàng ngày. Do đó, người lãnh đạo không chỉ đòi hỏi có trình độ chuyên môn vững mà phải là những người dám ra quyết định, biết ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Về mặt ứng xử, cán bộ lãnh đạo phải là người đối nội, đối ngoại, biết nhìn trước nhìn sau, nhìn trên nhìn dưới.
Ngoài kiến thức về quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm, am hiểu môi trường văn hóa xã hội Lào, tiêu chuẩn quan trọng nhất của một cán bộ lãnh đạo phải có những kỹ năng mềm trong lãnh đạo nhƣ kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và đám phán, có đầu óc phân tích và tầm nhìn chiến lược, đào tạo nhân viên thuộc quyền, ngoại ngữ lưu loát.
3.2.1.2. Tiêu chuẩn chức danh công chức quản lý
Từ thực tiễn hoạt động công tác tổ chức cán bộ, có thể xác định những tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức lãnh đạo nhƣ sau:
- Phẩm chất:
+ Yêu nước, kiên định đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân.
+ Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả.
+ Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ, trung thực, thẳng thẳn, có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.
+ Đoàn kết, dân chủ, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự, đƣợc tập thể tín nhiệm.
+ Gắn bó mật thiết với nhân dân, đƣợc nhân dân nơi cƣ trú tín nhiệm.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu chấp hành luật pháp và các quy định của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan.
+ Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và không tham nhũng.
- Năng lực:
+ Có năng lực tham mưu, tổ chức, lãnh đạo, quản lý thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.
+ Có khả năng nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định chiến lược quản lý vĩ mô và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước của tổ chức.
+ Có năng lực điều hành, có khả năng quy tụ, đoàn kết, tổ chức cán bộ, công chức trong vụ và phối hợp với các cơ quan có liên quan, thực hiện các nhiệm vụ.
- Hiểu biết:
+ Nắm vững chủ trường, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.
+ Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành.
+ Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành.
+ Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Trình độ:
+ Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên.
+ Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác.
+ Tốt nghiệp lý luận chính trị cao cấp.
+ Tốt nghiệp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp.
+ Thành thạo một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ C.
+ Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng, phục vụ cho công tác.
- Các điều kiện khác:
+ Có 5 năm công tác trở lên trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành đƣợc giao.
+ Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.
+ Có sức khỏe bảo đảm công tác.
Những tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn chung mọi vị trí chức vụ. Và đó là điều kiện cần để bổ nhiệm cán bộ, công chức vào vị trí chức vụ. Nhƣng để bố
trí được một con người cụ thể đạt những tiêu chuẩn đó vào một vị trí chức vụ còn đòi hỏi phải trắc nghiệm, kiểm tra, phỏng vấn năng lực. Đây là một đòi hỏi quan trọng để người đảm nhận chức vụ đáp ứng điều kiện cần và đủ để có thể đảm nhận nhiệm vụ. Có nhƣ vậy, họ mới có thể hoàn thành tốt đƣợc nhiệm vụ đƣợc giao.