Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ công chức quản lý các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào
3.2.7. Đề cao trách nhiệm trong các hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý công chức quản lý các cơ quan hành chính cấp tỉnh
* Cần xây dựng chế độ trách nhiệm công vụ một cách rõ ràng, công khai, minh bạch.
Hoạt động quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, bắt nguồn từ quyền lực công, phục vụ cho việc ban hành các quyết định quản lý nhà nước.
Trách nhiệm công vụ của đội ngũ này là thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền đƣợc giao để có hiệu lực và hiệu quả. Nếu quan hệ xã hội cần giải quyết đƣợc thuộc phạm vi thẩm quyền nhƣng không xử lý hoặc có giải quyết nhƣng không đúng, không đầy đủ, tức là thiếu trách nhiệm khi thực thi công vụ. Trường hợp sự việc xảy ra không thuộc thẩm quyền được giao nhƣng vẫn xử lý, giải quyết thì đó là lạm quyền, vƣợt quá trách nhiệm cho phép. Tùy theo từng trường hợp vi phạm về quy mô, tính chất, mức độ khác nhau mà chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất khác. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do:
- Do trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn hạn chế, nhất là kiến thức hành chính, kiến thức quản lý nhà nước nên chưa nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được giao giao đến đâu, phải thực hiện vị trí, vai trò nhƣ thế nào. Từ đó mà họ thực thi công vụ không hết chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao hoặc thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao nhƣng nó không thuộc phạm vi thẩm quyền của họ;
- Do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh. Đến nay vẫn còn ban hành quy chế công vụ làm nền tảng quy định trahcs nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, dẫn đến việc không phân rõ trách nhiệm của từng chức danh lãnh đạo, quản lý nói riêng và trách nhiệm tập thể khi thực thi công vụ;
- Do thiết kế hoạt động và tổ chức của chính quyền nhìn chung còn nhiều chồng chéo, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan và mối quan hệ phối hợp của các bộ phận trong bộ máy vẫn chƣa đƣợc xác định rõ ràng.
Với một chế độ trách nhiệm rõ ràng, minh bạch đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải nỗ lực hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, hạn chế tối đa tình trạng thiếu trách nhiệm khi thực thi công vụ, đẩy trách nhiệm sang cho người khác hoặc lạm quyền vì mục đích cá nhân. Để làm được điều đó, không có cách gì khác là bản thân người lãnh đạo, quản lý phải tự hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ, kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết có liên quan. Nếu không thì bản thân người lãnh đạo, quản lý phải chịu trách nhiệm về những việc thực hiện công vụ khi mắc sai phạm do thiếu kiến thức, kỹ năng, trình độ quản lý.
Đề nghị Ban tổ chức tỉnh ủy Khăm Muộn căn cứ các quy định của trung ương, của tỉnh để nghiên cứu, tham mưu cho chính quyền tỉnh ban hành quy chế về tổ chức, hoạt động của chính quyền các cấp ở địa phương, nhất là cấp tỉnh. Đồng thời, cần quy định cụ thể các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị ở địa phương, cần chú ý phân biệt hoạt động quản lý nhà nước ở đô thị và nông thôn. Thông qua đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh lãnh đạo, quản lý, mối quan hệ công tác của các chức danh này với nhau, với cán bộ, công chức dưới quyền, mối quan hệ công tác giữa họ với các cá nhân, cơ quan, cùng hệ thống chính trị, với cấp trên và quan hệ với nhân dân.
* Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý liên quan dến trách nhiệm công vụ.
Chế độ trách nhiệm công vụ đƣợc đảm bảo qua hệ thống thanh tra, kiểm tra và xử lý cán bộ, công chức. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nhằm nắm chặt thông tin, diễn biến tư tưởng, hoạt động của cán bộ, công chức giúp phát hiện những vấn đề này sinh, kịp thời điều chỉnh, tác động, xử lý làm cho đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc, đúng quy định. Thông qua các hoạt động này, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý những trường hợp thiếu trách nhiệm hoặc lạm quyền khi thực thi công vụ. Hoạt động này còn mang tính chất răn đe, ngăn chặn trước khi có ý định hoặc thực hiện hành vi vi phạm. Trên thực tế, tuy đã có nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền kiểm tra, giám sát nhƣng vẫn có những vi phạm xảy ra, gây tổn thất không nhỏ cho nhà nước và xã hội. Ví dụ như cơ quan Thanh tra tham mưu giúp cho Chính quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, tổ chức. Song cơ quan Thanh tra sau khi có kết luận, kiến nghị các hình thức xử lý cán bộ, công chức sang cơ quan có thẩm quyền xử lý chậm trễ, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xử lý cán bộ, công chức. Hoặc là hoạt động của Ủy ban kiểm tra diễn ra theo kế hoạch hàng năm thường kết luân không có vấn đề nhƣng sau đó quần chúng tố giác thì phát hiện những sai lầm nghiêm trọng. Hay nhƣ công tác kiểm tra của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới thường chung chung, nặng về hình thức, đến hẹn lại lên, chưa có hướng dẫn, giải pháp, kiến nghị thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của chính quyền nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nói riêng.
Do đó, đề nghị trung ƣơng xem xét, cần phải xây dựng hệ thống và có một cơ chế thanh tra, kiểm tra và xử lý một cách có hiệu quả thay vì nhiều hệ thống, nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, có xử lý vi phạm của cán bộ, công chức nhƣ hiện nay nhƣng không mang lại hiệu quả cao.
Để tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý cán bộ, công chức cần đảm bảo nguyên tắc: mọi hoạt động của cán bộ, công chức phải được thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ; Cấp ủy, người đứng đầu và tổ chức Đảng phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra cán bộ, công chức; tăng cường việc kiểm tra, giám sát của quần chúng đối với cán bộ, công chức và của đội ngũ cán bộ, công chức cấp dưới đối với cấp trên và ngược lại. Cần lưu ý xây dựng quy chế bắt buộc mọi cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải chịu sự kiểm tra, giám sát của quần chúng. Bởi vì, trên thực tế, quần chúng có vai trò rất lớn trong việc giám sát, khám phá ra những vi phạm của cán bộ, công chức. Tiếp tục mở rộng phạm vi và tăng cường quyền lực, trách nhiệm cho cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp, củng cố Ủy ban kiểm tra, cơ quan thanh tra các cấp theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Bộ máy thanh tra, kiểm tra phải tinh gọn, sắc sảo, nhạy bén.