Nhân vật hiện thực

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 39 - 52)

Chương 2. CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI

2.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn

2.2.1. Nhân vật hiện thực

Lan Khai, nhà văn tiên phong về “Trào lưu tả thực xã hội chủ nghĩa”, đó là nhận định qua những bài phê bình, nghiên cứu của Trần Huy Liệu, Hải Triều và nhiều nhà văn cùng thời. Trong bài Lầm than - Một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả thực xã hội ở nước ta, Hải Triều nhận định: “Tả thực xã hội chủ nghĩa là một triều lưu văn nghệ của xã hội sau này. Hiện tại Lan Khai đã phất lá cờ tiên phong trên mảnh đất này. Tôi mong rằng các bạn làng văn sẽ tiếp chân tiến tới” [65, tr.253]. Nhận định đó hoàn toàn xác đáng, trên thực tiễn các sáng tác của Lan Khai tính hiện thực không chỉ thể hiện ở phương diện thực tiễn đời sống, những điều mắt thấy tai nghe, cái mà đang diễn ra hàng ngày, mà thực tiễn còn thể hiện ở sự đa dạng, chân thực thông qua các nhân vật cùng với sự đa dạng tính cách khác nhau đƣợc bộc lộ và phản ánh qua các tác phẩm.

Văn học phản ánh đời sống thông qua các hình tƣợng. Nhƣ vậy, nhân vật được xem là trung tâm thể hiện tính nghệ thuật, giá trị tư tưởng nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Cũng thông qua hệ thống các nhân vật ta cảm nhận đƣợc tài năng, quan niệm sống, tâm tƣ, nguyện vọng về sự đổi mới, khát vọng hướng tới cái hoàn mỹ, nhân văn cao cả. Hệ thống các nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai là những minh chứng điển hình, trong các sáng tác của ông hệ thống các nhân vật rất đa dạng và phong phú, đó là những người nông dân thật thà, hiền lành, lam lũ, những người phu mỏ chất phác, là hình

ảnh những người phụ nữ cần cù, chịu khó, những đôi nam nữ với khát vọng về hạnh phúc, khát vọng thoát khỏi lễ giáo phong kiến hay những hủ tục lạc hậu, những đứa trẻ đói rách không nơi nương tựa, là những con người đại diện cho kẻ giàu người nghèo, đại diện cho giai cấp thống trị, bị trị … thông qua những nhân vật là những thông điệp nhà văn muốn truyền tải tới người đọc, là mong muốn sự đổi thay về cuộc sống, khát vọng hướng tới những giá trị cao cả về tự do, hạnh phúc và những quyền cơ bản và thiêng liêng của con người.

Truyện Tiền mất lực, là câu chuyện tình yêu của đôi nam nữ giữa cô gái tên Lô Hli và chàng trai nghèo khó Tsi Tôđay. Họ đem lòng yêu nhau khi Tsi Tôđay giải cứu Lô Hli thoát khỏi cái chết của một con báo tấn công, kể từ đó đôi bạn trẻ cảm mến mà đem lòng thương yêu. Tình yêu trong sáng và thuỷ chung đó chẳng đƣợc bao lâu thì gặp chắc trở, bố của Lô Hli mất, Tsi Nèng là chàng trai trong làng, con của một gia đình khá giả đã đứng ra làm ma cho bố của Lô Hli, “Theo tục lệ dân con, khi cha mẹ người con gái mất, nếu trai hành động, ai có tiền đứng ra lo việc ma chay thì người con gái kia tức là vợ mình” [61, tr.79]. Vì tục lệ dân làng mà Lô Hli đành phải cam chịu về làm vợ với Tsi Nèng, Lô Hli buồn rầu mà khóc “Lô Hli khóc thực, khóc cái tình của Tsi Tôđay, khóc vì thấy đồng tiền đã đắc thắng một cách hỗn hào” [61, tr.76].

Về làm dâu chỉ đƣợc nửa tháng, tình yêu mãnh liệt và lòng thuỷ chung của Lô Hli với Tsi Tôđay lại trỗi dậy, cô quyết định bỏ trốn cùng Tsi Tôđay sống trong rừng sâu. Điều này đã làm Tsi Nèng uất hận và căm thù, anh ta đã báo quan, để đƣợc quan bao che và giúp đỡ Tsi Nèng đã dùng tiền lo lót quan

“Dạ, trăm sự nhờ thày … Vừa nói, y vừa móc túi lấy mấy đồng bạc khúm núm đƣa lên”, “Cái gì đấy? … Ai thèm ăn lễ của anh?”, “Thày lục sự trông trước trông sau, thủ tiền bỏ túi rồi dõng dạc nói: Ừ, thôi được. Hãy cho ra ngoài” [61, tr.80]. Quan trên đã cho quân lính vào rừng truy bắt Lô Hli và Tsi Tôđay, biết rằng sẽ không thoát đƣợc tội khi Tsi Nèng đã dùng tiền lo lót

quan trên, để chứng minh tình yêu và khát vọng đƣợc sống hạnh phúc bên nhau Lô Hli và Tsi Tôđay đã chọn tới cái chết, Tsi Tôđay đã dùng súng kết liễu người yêu và bản thân. Câu truyện Tiền mất lực, thông qua các nhân nhật với các sự kiện nhà văn đã lên án, phê phán mạnh mẽ lễ giáo phong kiến, với hủ tục lạc hậu về cưới hỏi của một số dân tộc thiểu số, tố cáo chế độ phong kiến áp bức bóc lột, bất công, vì đồng tiền mà coi thường những giá trị đạo đức, đạo lý “Mà, dù chỗ thâm sơn cùng cốc, kim tiền vẫn chiếm được phần hơn” [61, tr.76].

Truyện Lẩn sự đời, là câu chuyện kể về cuộc tình của anh chàng họa sĩ với một cô gái mù chốn thôn quê. Vân, tên anh chàng họa sĩ, anh là một chàng trai thị thành, sớm mồ côi cha mẹ, thừa hưởng một gia tài lớn, anh là một người học thức và rất lãng mạn. Chàng trai đã từng ước ao: “Ước ao có một túp lều tranh khuất nẻo bên sườn non, cạnh dòng suối chảy, dưới bóng hoa đào, ở đấy Vân sẽ đem hết thời giờ tâm trí vào công việc thi ân báo đức như vỗ về kẻ khổ não, đỡ vực kẻ nghèo hèn, bạn bè tới lui với những người thực thà mộc mạc” [61, tr.172]. Điều ƣớc ao lãng mạn đó xuất phát từ tấm lòng nhân ái, bao dung của một con người nhân đức. Niềm ước ao đó đến với chàng hết sức tình cờ khi một lần chàng “xa lánh chốn phồn hoa, tìm đến chỗ nước non kỳ thú” để vẽ, chính nơi chàng tới cảnh đẹp hữu tình, chàng rung động trái tim khi nghe giọng hát xa xa vọng lại “giọng hát lạ lùng”, “vừa dịu dàng, vừa đầm ấm, vừa rõ rệt, vừa hư huyền”, giữa đêm thu thanh bình.

Tiếng hát của người thiếu nữ “nhẹ đưa theo gió, bổng trầm réo rắt, nghe hay mà rất buồn” đã làm lay động một trái tim đa cảm của chàng. Đã biến chàng mê mẩn, “quên hết sự đời, mặc linh hồn bay theo tiếng hát về những cõi tưởng tượng xa xăm”, và ngỡ mình “lạc bước tới Thiên Thai” [61, tr.69].

Theo tiếng hát, chàng biết đó là cô gái con bà chủ hàng cơm mà chàng ở trọ, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhƣng “quả nhiên chàng thấy một người con gái đẹp

tuyệt vời tuy ăn vận mộc mạc”, lại có “dung nhan mỹ lệ”, nhƣng “thiếu hẳn ánh thu ba” [61, tr.171]. Từ tấm lòng bao dung, nhân từ chàng “nghĩ ngay đến cách đỡ vực mẹ con người bất hạnh. Hai cuộc đời khổ não sống giữa cái khung cảnh thiên nhiên rỡ ràng ấy”, chàng muốn mình “đối với bà, cụ, chàng sẽ là một người con, một cái gậy trong lúc tuổi già sức yếu. Đối với cô gái tối tăm, chàng sẽ là một người bạn tâm tình, người tìm sự khuây khỏa những khi cô tủi phận hờn duyên, người sẽ dẫn cô đi dong chơi, lấy cặp mắt nhìn thay cho cặp mắt lòa trước những cánh hoa sớm” [61, tr.172]. Kể từ đó, chàng đã quyết định chuyển lên sinh sống cùng hai mẹ con người đàn bà khốn khó đó.

Lẩn sự đời là câu chuyện chứa đựng tình người, tấm lòng bao dung, nhân từ của con người với con người, biết yêu thương, sẻ chia với những bất hạnh của người khác, biết chắt lọc những giá trị tốt đẹp của tình người trước nhiều biến cố, đổi thay trong xã hội.

Cũng viết về tình yêu và lòng thủy chung, tác phẩm “Giông tố” là câu chuyện viết về sự hội ngộ của đôi vợ chồng trước những sự kiện éo le, trắc trở. Tình cảm của họ được tái hiện trong lời nói đứt quãng của người chồng trước lúc lâm chung trong một đêm giông tố phũ phàng, tại một ngôi chùa nhỏ “mất tăm giữa cánh đồng hoang vắng”. Vào một đêm khuya, một đêm giông tố phũ phàng, ngọn gió nhƣ con vật cuồng nộ tung mình trong quãng tối, thêm vào mớ ồn ào ghê gớm ấy con cú bạt phong chốc chốc kêu thê thảm nhƣ tạo thêm nỗi buồn, nỗi bất hạnh, trái ngang của đôi vợ chồng sau 5 năm gặp lại. Đoan Trang là một cô gái Thành Tuyên xinh đẹp, đƣợc chồng rất mực thương yêu, song cô đã ngoại tình. Vì oán giận và căn thù tình địch, trong phút mất bình tĩnh chồng cô đã ra tay giết chết hắn, sau đó bỏ trốn đi xa. Suốt năm năm dù phải chui lủi, phiêu bạt, “danh sự, sự nghiệp mất, hy vọng mất”, song tình yêu sâu nặng với người vợ xinh đẹp nhưng tệ bạc vẫn canh cánh bên lòng người chồng thuỷ chung và cho đến phút giây cuối của cuộc đời

người chồng vẫn tha thiết được gặp người vợ “ao ước được gặp nàng một lần nữa, trước khi nhắm mắt, trước khi bị cái chết nó chia lìa muôn thuở”.

Những phút cuối hai người gặp lại nhau là vào một đêm giông bão, khi đó người vợ là một cô tiểu Mai nương nhờ nơi cửa phật, với mong muốn tìm tới sự bình an, rửa sạch tội lỗi mà mình đã gây ra với chồng. Kể từ khi bỏ trốn, người đàn ông trông như “một cái thây ma biết cử động” tới cổng chùa trong bộ rạng rách rưới và ốm yếu “Cái mình gầy đét gói trong áo quần nhem nhuốc, nom như một bộ xương khô. Mặt quắt lại, gò má và hàm răng vêu ra, cặp môi tím nhợt, hai mắt lờ đờ như mặt trời về mùa đông gần khuất lẩn sau đám sương mù. Trên đầu, mái tóc xén bằng kéo nham nhở, khiến cho người ta nghĩ đến một tên tù ra hay một tên phu mỏ thất nghiệp ở thượng du về” [61, tr.176]. Chỉ qua vài nét miêu tả, tác giả đã khắc hoạ một thân hình tiều tuỵ, ốm yếu của một người chồng vất vả, sống chui lủi bao năm tháng đi tìm vợ.

Khi gặp lại vợ, cũng là lúc người chồng chút hơi thở cuối cùng khi sức tàn lực kiệt, trước sự ăn năn hối lỗi muộn màng của vợ. Khi tắt thở, nụ cười hiếm hoi ấy sau bao năm tháng khổ cực tìm vợ là sự bao dung, độ lƣợng và sẵn sàng tha thứ khi người vợ tệ bạc biết nhận lỗi lầm và hối cải. Câu chuyện buồn về hạnh phúc gia đình, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về một hạnh phúc gia đình, có đƣợc hạnh phúc là điều đáng quý nhƣng giữ gìn và vun đắp hạnh phúc ấy ngày càng đơm hoa kết trái mới là điều sau cùng.

Cũng viết về tình yêu, Lan Khai lại đƣa chúng ta đến với câu chuyện về mối tình tay ba đầy ngang trái. Bỡn cợt với tình, câu chuyện về tình yêu tay ba giữa chàng trai tên Lộc với hai cô nàng Liên và Xuân. Lộc vốn sinh ra và lớn lên nơi thị thành, quen và yêu Liên một cô gái sinh ra trong một gia đình bề thế. Ngày nghỉ lễ, hai bạn trẻ về chơi đồn điền của phụ thân Liên. Khi về tới nhà, Liên có thái độ lãnh cảm với Lộc, điều này khiến Lộc rất đau lòng và tức giận. Trong lúc buồn sầu, chàng thơ thẩn toan muốn ra về, trên đường đi Lộc

bỗng “nghe một câu hát văng vẳng đưa đến tai chàng”, … trong làn khôngkhí thơm tho, yên tĩnh của chiều hôm, ….Lộc ngẩn ngơ tê tái”, “bâng khuâng thơ mộng, tưởng đâu mình lạc bước thiên thai”. Đang nhân lúc sầu muộn vì sự lãnh cảm của Liên, Lộc nảy sinh ý nghĩ “Liên đã thế, ta yêu phăng cô gái quê nọ cho Liên biết” [61, tr.181]. Vì những lời đong đƣa ong bướm, Xuân một cô gái ngây thơ, hồn nhiên đã lầm tưởng sự bỡn cợt của Lộc là tình yêu chân thành dành cho mình, cô đã tin tưởng nhận lời. Khi Lộc trao cái ôm nồng nàn âu yếm cho Xuân cũng là lúc Liên nhìn thầy, cô quay về và cho người hầu đi gọi Xuân về. Khi Lộc quay lại Liên đã làm một cái bẫy, xin lỗi Lộc, tỏ thái độ âu yếm, thương yêu, trao nụ hôn gian trá, Lộc đã ngộ nhận sự biết điều đó và tha thứ nhƣng đâu hay sau bình phong là sự chứng kiến của Xuân. Kết thúc là sự đau đớn từ trái tim khiến Xuân ngất lịm và tiếng cười giã tâm của Liên. Bỡn cợt với tình, là câu chuyện đem đến cho người đọc những giá trị về tình yêu chân chính, tình yêu là thứ thiêng liêng, cao quý không thể đem ra để bỡn cợt. Mỗi chúng ta phải biết trân trọng, gìn giữ và vun đắp cho tình cảm, tình yêu mình đang có nhƣ một lẽ sống, cao cả và thiêng liêng.

Cũng về tình yêu đôi lứa, Một việc tự tử là câu chuyện cảm động về tình yêu, tình người giữa Xuân (một cô gái lầu xanh) với Cáp (một chàng tài xế làm thuê). Xuân là một cô gái vốn làm nghề “đem thân đổi lấy đồng tiền, đổi lấy miếng cơm manh áo”. Xuân là một cô gái khác so với những cô gái cùng nghề, cô cảm thấy tủi nhục, giận hờn cho cái nghề mình đang làm “lần nào có bọn đàn ông chờn vờn qua cửa, khiến chị em nô nức chào mời”, những khi ấy cũng là lúc “Xuân bồi hồi lo sợ như một phạm nhân sắp phải đem hành tội”

[61, tr.187] và khách lặng lặng đi qua thì Xuân mừng khôn xiết kể, nỗi mừng của người chết hụt. Chẳng thà chịu đói, chịu những lời chửi bới day dứt của mụ chủ, Xuân mong hôm nào nhà cũng vắng khách để linh hồn Xuân khỏi bị tê tái, đọa đày. Mọi thứ đã thay đổi với Xuân kể từ khi gặp Cáp, Cáp là tài xế

lái xe thuê một lần vào thanh lâu gặp Xuân “Chỉ vì cảm vẻ mặt Xuân lúc nào cũng buồn rầu, đau đớn, khác hẳn vẻ nhởn nhơ, trâng tráo của đồng bạn, đã dám dốc cạn tiền lưng cho mụ chủ”, gặp lần đầu tiên với Cáp, Xuân đã cảm thấy trái tim mình lần đầu tiên “được yêu”.Yêu vì, “Cử chỉ dịu dàng và tấm lòng thương xót luôn luôn hiện trong khóe mắt, ngụ trong nhời nói của anh tài xế Cáp khiến Xuân vui sướng” Điều đó làm xuân e thẹn mà cảm mến Cáp, để rồi “Cô mơ tưởng đến cái đời của đàn bà lương thiện, có chồng có con, có hạnh phúc gia đình. Mà cũng là lần thứ nhất trái tim hấp hối của Xuân bỗng thổn thức vì yêu” [61, tr.188]. Kể từ đêm gặp ngắn ngủi đó mà hai người đã đem lòng yêu mến nhau, trái tim đã thổn thức, chờ đợi gặp lại người tình. Từ khi chia tay, Cáp nuôi niềm hy vọng sẽ kiếm đƣợc tiền để chuộc Xuân ra khỏi chốn nhơ nhớp đó, nhưng mọi thứ không theo ý chàng mà theo chiều hướng ngược lại, Cáp mất việc, cuộc sống mưu sinh càng trở nên bế tắc thì làm sao có thể thực hiện được cái suy nghĩ cao cả về tình người tình yêu kia. Chàng bất lực nằm vẩn vơ bên vệ cỏ bờ hồ, lúc này Xuân vô tình đi qua và gặp tình nhân khi trước. Cả hai ngồi bên nhau tâm sự như thứ tình yêu đã mặn nồng, say đắm mà trước một cảnh đời éo le không lối thoát. Họ mơ ước về một hạnh phúc, mơ ƣớc đƣợc bên nhau mãi mãi, nhƣng cái hoàn cảnh khốn khó ấy là rào cản ngăn cách lứa đôi, hai bạn trẻ trở nên bất lực trước hoàn cảnh, cuộc sống ấy đã ép cho đôi bạn trẻ tìm tới cái chết thê lương, đau đớn. Kết thúc câu chuyện là cái chết để tìm sự giải thoát cho những bế tắc tột cùng, qua đây chúng ta hiểu phần nào sự nghiệt ngã của hiện thực xã hội đương thời, đó là sự bất công, sự áp bức của một số người sống bằng sự bóc lột thân xác của người khác. Tình cảm, tình yêu là quyền tự do tối thiểu của con người cũng bị chi phối, tự do không có thì tình yêu sao giữ đƣợc trọn vẹn.

Từ những góc nhìn khác nhau về tình yêu đôi lứa, Lẩn sự đời, Giông tố, Bỡn cợt với tình, Một việc tự tử, Khổ tình, Chung tình … với bút pháp khắc

họa chân dung, tính cách đặc sắc, Lan Khai đã xây dựng đƣợc hệ thống các nhân vật trẻ hết sức đa dạng, với những góc nhìn, tiếp cận về tình yêu khác nhau là những quan điểm thể hiện thái độ trân trọng, đồng tình về một tình yêu thủy chung, tình yêu của sự cao cả, vị tha, giàu tính nhân văn và thấm đẫm tình người. Là thái độ nhà văn muốn tố cáo xã hội nghiệt ngã với những con người của một chế độ bất công, là thế lực, là rào cản phá vỡ tình yêu, hạnh phúc, nhân sinh tốt đẹp.

Nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai đa dạng và hiện thực còn thể hiện ở những kiếp người cần lao, khổ cực. Đó còn là những đứa trẻ, những người ăn xin, người ở với cuộc sống lay lắt, sống không giống người được nhà văn tái hiện qua các truyện:

Anh Xẩm, là câu chuyện của những số phận bần cùng trong xã hội phong kiến, họ là hiện thân của những kiếp người nhỏ bé bị xã hội o ép tới tột cùng.

Anh Xẩm, là người có biệt tài làm nghề hát rong để kiếm sống. Tên tác phẩm cũng là tên của nhân vật, chỉ thông qua cái tên của tác phẩm ta đã phần nào hình dung ra thân phận của nhân vật. Hình ảnh Anh Xẩm đƣợc tác giả tập trung miêu tả trong một buổi chiều hè yên lặng giữa khung cảnh của “một buổi chiều hội Tây, rộn rịp, tưng bừng. Suốt ngày trải đủ trò vui …”. Đối lập hình ảnh của “những me tây, những cô gái tân thời thướt tha, mơ mộng”, những “công tử âu trang thì phô phang những sắc sơmi trứng sáo, phớt hồng” là hình ảnh của một Anh Xẩmngồi bệt xuống vệ đường”, “đầu trọc lốc, mắt hom hem, nước da xanh, nhem nhuốc, hai mắt lợn luộc chấp chới”

[61, tr.203]. Anh Xẩm nhƣ lạc vào một thế giới xa lạ của một tầng lớp không dành cho mình, bởi những con người ấy họ thờ ơ với sự hiện diện của anh, họ

“phởn phơ” với những sắc mặt “tươi cười”, không ai để tâm tới mảnh đời

trôi dạt”. Đến khi, giữa cái khung cảnh ồn ào, náo nhiệt đấy bỗng trở nên yên lặng “như say đắm, như mê lạc, như bị thôi miên” bởi thứ âm thanh

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 39 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)