Miêu tả hoạt động của nhân vật

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 74 - 78)

Chương 3. MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai

3.1.3. Miêu tả hoạt động của nhân vật

Trong truyện ngắn của Lan Khai có sự đa dạng về hệ thống các nhân vật như: người già, trẻ nhỏ, thanh niên nam nữ, … những nhân vật sống bằng các ngành nghề khác nhau từ những người không nghề nghiệp cho đến những người đi ở, nông dân, công nhân, hay những người trí thức sống bằng nghề văn, nghề báo … họ lao động và sinh sống trên những địa bàn rộng lớn cả miền núi lẫn miền xuôi. Sự đa dạng trong các hoạt động của nhân vật đƣợc Lan Khai phản ánh đầy đủ, chi tiết về cuộc sống lao động và sinh hoạt của người dân trong những tác phẩm của mình.

Những người dân miền núi, cuộc sống của họ gắn liền với ruộng, nương, núi rừng. Núi rừng là cái nôi, là nơi tạo ra những sản phẩm vật chất nuôi sống đồng bào các dân tộc. Trong Gò thần, Bếp Nai đã cầm dao đi phát Gò thần mà bất chấp những lời can ngăn của mọi người về lời truyền từ Cổ lai để lại.

Chẳng mấy chốc “Rồi nương cứ phát, hạt giống cứ tra. Đất tốt, lại thêm có màu tro nên ngoảnh đi ngoảnh lại lúa đã xanh rờn, rồi đâm bông, rồi kết quả” [61, tr.84]. Câu chuyện là một bức tranh về cuộc sống lao động của đồng bào các dân tộc miền núi, cuộc sống gắn liền với nương, rẫy, săn bắn và trồng trọt. Truyện Người hoá hổ, cốt truyện mang đến cho người đọc không

chỉ là cảnh rùng rợn khi người mẹ già ăn thịt con mình, nếu cuộc sống của vợ chồng trẻ biết lo xa, không lơ là, chủ quan khi để con ở nhà cho mẹ già trông để cặm cụi làm nương từ sáng tới tối. Cuộc sống lao động phải theo mùa vụ

“tiết tháng ba, lúa ngô đã đủ lá, nếu không làm cỏ ngay e không được ăn”, thế là hai vợ chồng “nước bầu, cơm gói, hai vợ chồng thắt dao lên nương, để con ở nhà cho mẹ giữ” [61, tr.63]. Những chi tiết nước bầu, cơm gói, thắt dao lên nương, chúng ta chỉ có thể thấy hình ảnh đó ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc sống lao động của họ khi đi rừng gắn liền với bầu nước, với con dao hay cái nỏ, khẩu súng để lao động, săn bắn hay phòng vệ.

Cuộc sống của một số dân tộc là sống bằng hình thức du canh du cƣ, phụ thuộc vào thiên nhiên, vào mùa vụ“Dân Mèo là một dân phá núi rất dữ …đến mùa sau, nếu những tro than đã bị mưa lùa sạch, còn trơ đất sỏi, thì họ lại phá lân sang những cánh rừng bên cạnh” [61, tr.63]. Trong truyện Con thuồng luồng nhà họ Ma, hình ảnh của người phụ nữ với công việc thường nhật là xuống ngòi kiếm ít mồi để “giữ cho chị chút hơi tàn để mà đau khổ”, công cụ kiếm sống của chị rất thô sơ chỉ với chiếc giỏ và đôi bàn tay gầy còm, hàng ngày lặn lội xuống ngòi bắt cá, mặc cho nắng, mƣa hành hạ trên thân xác chị. Cuộc sống vất vả, khổ cực đã thành quen với người phụ nữ như một thứ định mệnh. Với những đứa trẻ miền núi, cuộng sống cũng có nhiều điều khác lạ, từ bé đã quen với việc trèo đèo, lội suối, lên rừng thả châu, kiếm củi, làm bẫy săn thú … Mưu thằng Đợi, kể về một cậu bé mới mười lăm tuổi, mẹ chết sớm Đợi phải ở một mình với bố, bố Đợi đi làm ruộng thuê cho nhà khác, Đợi cũng chăn trâu thuê để kiếm sống. Cuộc sống khổ cực nên Đợi thương bố lắm, vì bố yếu và vất vả vì Đợi. Đợi là đứa bé tài giỏi, chăm ngoan, hàng ngày chăn trâu, kiếm củi, có quả nào trong rừng ăn đƣợc là hái về cho bố, có hôm“nó đi một mạch vào rừng chặt củi để mang bán lấy tiền mua thuốc và rượu cho bố uống”, Đợi thầy một con vật gặm rễ cây sồn sột “Đợi

cầm dao đào đất thật nhanh. Mấy tiếng kêu chi chí của con vật hoảng sợ. Đợi đã tìm thấy con don” [61, tr.142]. Những đứa trẻ miền núi thường rất thạo việc đi rừng và sớm có tài về săn bắn, trèo cây. Đó nhƣ một bản năng, một hoạt động để tồn tại trước thiên nhiên hoang dã và rộng lớn. Qua những nhân vật với cuộc sống gắn liền với núi rừng, Lan Khai đã miêu tả chi tiết những công việc lao động thường ngày mà người dân vẫn duy trì để kiếm sống.

Chúng ta thấy một bức tranh mà trong đó là hình ảnh con người nhỏ bé trước một thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ và hoang dã với đầy dẫy những mối nguy hiểm, họ phải đấu tranh để tồn tại. “Những thương tích còn ghi dấu vết lại ở trên mặt tôi có thể gọi là những chứng cớ đẫm máu về sự lẻ loi, hèn yếu của loài người giữa đám đông toàn kẻ tử thù. Phải, quanh mình ta, rặt những thù địch cả. Từ con ong cái kiến, từ hùm beo rắn rết, đến gió mưa bão chớp, nước tràn, đất động, hết thảy đều là kẻ thù ta đáng sợ … Sống trong cái tình thế gieo neo ấy, loài người, nếu chẳng biết yêu thương, đùm bọc lấy nhau, tránh sao thoát khỏi cái chết nó rình đợi mình luôn?” [61, tr.107]. Qua những nguy hiểm, tàn phá của kẻ thù, của thiên nhiên, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp dù khó khăn vất vả chúng ta phải biết đoàn kết giữa mọi người, cùng giúp đỡ, đấu tranh chống cái ác, thương yêu, sẻ chia để vượt qua những khó khăn, hoạn nạn của thiên tai, nêu cao những giá trị tình người.

Những con người nhỏ bé, khốn khổ, đó là ThằngGầy, Anh Xẩm, Cái của nợ … những hoạt động mưu sinh của những con người này chỉ làm những nghề đi ở, hát rong, hay ăn xin.Thằng Gầy với thân hình bé con, gầy còm, nhem nhuốc, chƣa quá sáu bảy tuổi. Mồ côi bố từ sớm, mẹ nó đi ở vú nuôi cho một gia đình giàu có, nó phải đi ở theo mẹ để kiếm sống qua ngày. Một ngày kia, Thằng Gầy vô tình lấy trộm con búp bê của con bà chủ, kể từ đó cuộc sống của Thằng Gầy chốn không nhà. Nó lang thang khắp chốn, sống bằng sự vất vưởng, nó nhặt nhạnh từ tất cả những thứ người ta bỏ đều có ý

nghĩa với nó. Cuộc sống của nó là chốn không nhà, lang thang vất vưởng giữa

“sự hắt hủi của đồng loại và sự thờ ơ của thiên nhiên”, nó lang thang khắp chốn nhƣng không một ai để ý, quan tâm tới nó. Những khi bị bắt nạt của bọn trẻ con, bọn du côn, hay bắt gặp ánh mắt nhìn nghi oán của cảnh sát, những khi ấy nó chỉ biết sợ, những con đường khuất trong bóng tối và xa tít là chỗ nương tựa nó có thể chạy trốn, con đường như đi vào sự bất tận của khổ đau.

Anh Xẩm, nằm trong tác phẩm cùng tên. Là một người hom hem, gầy đét trơ xương nhưng anh lại có biệt tài thổi sáo. Anh Xẩm được miêu tả ở giữa một không gian đối lập, ở đó là những me tây, tầng lớp thượng lưu mặc những âu phục sang trọng, còn Anh Xẩm chỉ mặc trên mình bộ quần áo “rách mướp”, ngồi bên vệ đường ngay lối vào của công viên. Anh thường ngồi ở những nơi đông người, mang biệt tài tiếng sáo “cao bổng tầng không, véo von lanh lảnh như tiếng hạc ngang trời”, mà khách qua chỉ biết ngơ ngác lắng nghe âm thanh huyền bí được phát ra từ một con người khốn khổ. Cái của nợ, câu chuyện kể về thằng bé đi ở cho những nhà giàu có, thằng bé chỉ đƣợc cậu chủ nhà gọi với cái tên nhƣ: cái của nợ, con khỉ ốm yếu, thằng bé ghê tởm… bằng sự chăm chỉ, chịu khó của mình, sẵn sàng làm mọi việc để hầu hạ chủ nhà, kể cả chui gầm giường để lấy con chuột chết cho cậu chủ nó cũng làm. Bằng những việc làm chăm chỉ, hành động dũng cảm, lanh lợi mà thằng bé đã chiếm đƣợc cảm tình khó tính của cậu chủ. Qua hình ảnh của những con người như Anh Xẩm, Thằng Gầy, Cái của nợ, nhà văn đã miêu tả cái khổ cực không chỉ qua thân xác, mà bằng tất cả những hoạt động, những công việc của những con người này cũng rất nhỏ bé nhưng đã mang lại những giá trị nhất định cho cuộc sống, họ sống có ý nghĩa, có đóng góp với xã hội. Lan Khai đã để nhân vật của mình hoạt động trong những góc khuất nhỏ, tối tăm nhƣ: vệ đường, góc nhà, gầm giường, những con đường bụi, bóng tối và xa tít …. Lan Khai thường để nhân vật của mình hoạt động trong một không gian bị bó hẹp, tối tăm nhƣ chính cuộc đời tù túng, bế tắc và khốn khó của họ.

Những người trí thức sống bằng nghề văn, nghề báo cũng được nhà văn khắc hoạ đậm nét về hoạt động nghề nghiệp, những nỗi khó khăn, vất vả trong đời sống. Sâu sắc hơn, Lan Khai là người đầu tiên đã phản ánh những trăn trở, mâu thuẫn và bế tắc giữa lương tâm, ý thức nghề nghiệp với nhu cầu vật chất để tồn tại. Đó là những nhân vật nhƣ Khang trong truyện Nơi ước hẹn, Thanh trong truyện Kiếp con tằm, Nguyễn Khải trong Mực mài nước mắt. Những tác phẩm này là những bi kịch của người trí thức được Lan Khai viết trước Đời thừa, Trăng sáng hay Sống mòn của Nam Cao. Những người trí thức với những nỗi tủi nhục xót xa và những giằng xé trong tâm can người nghệ sĩ khi rơi vào cảnh quẫn bách, cùng cực, thể hiện khát vọng đƣợc cống hiến, sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật, những tác phẩm vì nghệ thuật chân chính.

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)