Nhân vật có yếu tố kì ảo

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 52 - 56)

Chương 2. CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI

2.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn

2.2.2. Nhân vật có yếu tố kì ảo

Truyện đường rừng, là tập truyện hấp dẫn người đọc bởi yếu tố kì ảo.

Cũng là tập truyện gây đƣợc sự chú ý, góp phần tạo dựng sự nghiệp, tên tuổi của nhà văn Lan Khai. Truyện đường rừng, Lan Khai luôn có lối viết mới lạ, tạo ra sự khác biệt so với tất cả những nhà văn khác bởi những yếu tố kì ảo, tình tiết lôi cuốn, hoang đường, nửa thực nửa hư trong cuộc sống sinh hoạt của đồng bào miền núi. Trong bài viết Nhà văn Lan Khai - Người mở đường vào thế giới sơn lâm của PGS. TS Trần Mạnh Tiến có nhận định: “Suốt thời kì trung đại hình bóng cuộc sống và con người miền núi trong văn xuôi còn mờ nhạt, mãi tới thời kì 1930 - 1945 với cuộc cách mạng về nghệ thuật, nhiều cây bút đã khám phá thêm vùng đất mới cho tác phẩm của mình như Lan Khai với các Truyện đường rừng, Thế Lữ với tập Vàng máu, Lưu Trọng Lư với Người Sơn nhân, … Họ đã đem đến nhiều bức tranh mới lạ về thế giới sơn lâm, đương thời được gọi là những Truyện đường rừng” [65, tr.147]. Bức tranh mới lạ ấy đƣợc thêu dệt bởi tài năng và sự sáng tạo trong lối viết, góc nhìn, khai thác đề tài về cuộc sống, sinh hoạt của người dân miền núi.

Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai hết sức phong phú và đa dạng, nhân vật có thể là những con vật, nửa người nửa vật, chúng xuất hiện với những đặc điểm về tính cách và ngoại hình hết sức dị thường, mang dáng dấp và sức mạnh giống truyện cổ tích, thần thoại.

Nhân vật là những con vật, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy Tề, Đôi vịt con, Dưới miệng hùm; cũng có khi nhân

vật là nửa người nửa vật, hay người biến thành thú như: Người hóa beo, Người hóa hổ, Đôi vịt con …cũng có những nhân vật là anh hùng, với những tài năng và sức mạnh phi thường như: Mũi tên dẹp loạn, Con bò dưới Thủy Tề, Dưới miệng hùm … thông qua các hình tƣợng khác nhau, tác giả muốn gửi gắm những thông điệp về cuộc sống, người đọc cảm nhận được tài năng sáng tạo nghệ thuật của một cây bút đường rừng.

Nhân vật là những con vật, Ma thuồng luồng, câu chuyện đƣợc tác giả mượn lời kể của ông Hội Cảnh, một người dân được cho là già làng ở bản kể câu chuyện cho hai cha con anh thanh niên về một gia đình bác Thầy Cúng trước đây. Vào một đêm “trời tối đen như mực”, bác Thầy cúng sang nhà hàng xóm bói, cúng cho một gia đình đang bị bệnh mà Thầy chắc rằng đó là ma, một loại ma gây nên cái ốm cho gia chủ. Trong lúc đang hành nghề “Tự xa xa, về phía nhà bác ở, vẳng có tiếng trẻ khóc đưa lại. Bác lắng nghe, tiếng khóc the thé như những nhát dao sắc rạch mạnh vào cái lặng lẽ đêm khuya”, nghĩ sự chẳng lành, bác Thầy cúng vội về trong cái tối tịch mịch trên con đường lầy lội. Cửa mở, hốt hoảng người đàn ông vào nhà, vì thương vợ mà khi thấy con vật bác quát “mày là yêu quái ở đâu mà dám vào hại vợ con tao, quái ác nghe hỏi chỉ nhe bộ răng nhọn hoắt cười nhăn nhở”, dưới giường, vợ bác Thầy cúng “nằm đờ ra như một cái xác, váy áo rách mướp”, trong lúc sợ hãi bác Thầy cúng đã gọi dân làng đến giúp. Mọi người dùng dao dựa, câu liêm đánh, chém chết quái vật. Quái vật “chỉ chớp mắt nó ườn ra thành một con thuồng luồng cực lớn, nằm chật cả gian buồng”, sau đó “vợ con bác Thầy cúng chết cả, người chồng thì điên rồ lên một dạo, sau chẳng rõ là đi đâu” [61, tr.25]. Qua câu chuyện, tác giả sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường, miêu tả quái vật với hình thù kinh dị, rùng rợn, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc, phản ánh sự đoàn kết của người dân trong bản, đấu tranh chống lại cái ác bảo vệ sự yên bình trong cuộc sống.

Con Thuồng luồng nhà họ Ma, câu chuyện kể về một người phụ nữ nghèo khổ, chỉ “manh áo che thân”, cái sinh nhai duy nhất của chị “ngày ngày xách giỏ ra ngòi kiếm cá”,cái nhọc nhằn, khổ cực đến nỗi “nước ngòi mát lạnh không xoá hết những vẻ nhọc nhằn chán nản đã in thành những vệt dăn sâu trên cái dung nhan những hom hem vì đói” [61, tr.26]. Kiếm cá hàng ngày cũng chỉ đủ “giữ cho chị chút hơi tàn để mà đau khổ”. Nhƣng mọi chuyện đã khác, từ hôm chị nhặt đƣợc “một quả trứng to hơn trứng ngỗng”, chị đã mang về và ấp nó quanh bếp, ít ngày quả trứng chị nhặt đƣợc “nở ra một con thuồng luồng nhỏ, hệt như con lươn, sắc da đen nhẫy”, chị đặt tên nó là “Cuổng”. Cuổng lớn nhanh nhƣ thổi, chị phải thả nó ra ngòi để tự sống, kể từ ngày ấy nỗi vất vả, nhọc nhằn của chị luôn đƣợc đền đáp, chị xách giỏ đi bắt cá thì đã có sẵn một món tôm cá rất tốt để chờ mình. Nhƣng niềm vui chẳng đƣợc bao lâu với chị, trên mảnh vỏ sui bên bếp lửa, chị nằm mơ “Mẹ ơi, mẹ cứu Cuổng với! Ngoài ngòi bây giờ có một con thuồng luồng trắng ở Đài Thị mới về, nó định chiếm chỗ của con. Giờ Ngọ ngày mai, con với nó đánh nhau to”, theo lời dặn của đứa con, người mẹ cầm dao ra suối, khi thấy dòng nước đục ngầu, một khúc trắng cuộn lên, theo lời dặc của Cuổng chị dùng dao và chém, nhƣng nào ngờ một vết máu long ra, một khúc đen lập lờ dạt theo làn nước cuốn. Vậy là chị đã chém phải đứa con nuôi của đời mình,

“chị đã vô tình cắt đứt cái tựa nương của đời mình”. Từ hôm ấy, chị chàng đánh cá lại quay về với nỗi nhọc nhằn của đời mình bấy lâu. Câu chuyện là niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn với những thân phận người phụ nữ, nhọc nhằn, vất vả với cuộc sống mưu sinh. Hơn thế nữa, Cuổng trả ơn chị là chi tiết tác giả sử dụng nhằm mục đích tái khẳng định đạo lý nhân sinh tốt đẹp trong truyền thống của dân tộc cần được lưu giữ “đền ơn, đáp nghĩa”, có ơn thì phải trả, ở hiền thì gặp lành.

Con bò dưới Thuỷ tề, Lan Khai rất thành công khi sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường, mang những chi tiết, hành động giống thần thoại, cổ tích.

Con bò dưới Thuỷ Tề, là con vật của trí tưởng tượng phong phú, cùng với ngòi bút đặc sắc đã khắc hoạ một con vật “tiếng phè phè mỗi lúc một mạnh, sau cùng một cái đầu thú nhô lên. Dưới cặp sừng nhọn hoắt”, “chớp mắt con vật đã sừng sững hiện trên cát. Hình dáng, tầm vóc, cả sắc lông đỏ quạch đều hiển nhiên là một con bò” [61, tr.36]. Điều kì thú về con vật khiến cho đám thợ săn trong làng muốn trổ tài săn bắn, Ma Thái Ảnh là người giỏi săn bắn nhất trong vùng đã bàn mưu, tính kế với Nùng Sau Rắt để tiêu diệt con thú.

Cái chết của con vật kia cũng là lúc tai hoạ ập xuống ngôi làng, trận phong thuỷ đã nhấn chìm tất cả người dân trong làng như một sự trả thù cho những hành động chống phá thần linh, chống phá thiên nhiên.

Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thuỷ Tề, Đôi vịt con, Người hoá hổ, … người đọc bị lôi cuốn bằng những yếu tố kì ảo, hoang đường, bí hiểm qua mỗi câu chuyện. Sử dụng các yếu tố kì ảo khác nhau, Lan Khai luôn biết cách sáng tạo mỗi câu chuyện là những điều mới mẻ, không trùng lấn, người đọc không bị nhàm chán, ngược lại bị lôi cuốn, thích thú và tò mò. Các nhân vật có sự khác nhau từ ngoại hình đến tính cách, nửa thực, nửa hƣ, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Mỗi câu chuyện mang những giá trị nghệ thuật khác nhau, ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc về tình người, tình yêu, tình mẫu tử. Điểm chung lại, mỗi câu chuyện của Lan Khai thường có kết thúc đau lòng, người đọc bị lôi cuốn, hấp dẫn như hoá mình vào nhân vật để rồi kết thúc bi thảm, những kết thúc ấy là những thông điệp mang giá trị cao cả. Nhân vật nửa người nửa vật nhứ: Đôi vịt con, nếu cô Nhình tin tưởng chồng mình mà không thả bùa, thì cuộc sống, hạnh phúc gia đình của cô sẽ trọn vẹn, thông qua câu chuyện là bài học về tình yêu, niềm tin về hạnh phúc gia đình, trong gia đình hạnh phúc có đƣợc xuất phát từ tình yêu chân thành, niềm tin và sự hy sinh cao cả. Truyện Người hoá hổ, dù người mẹ già kia hoá thành hổ đã xé nát và ăn chết con trai mình thì người con trai vẫn không oán

giận mẹ, trái lại anh cảm thấy ăn năn khi không biết phòng xa, không biết cách bảo vệ mẹ và con. Dù người mẹ già đã ăn thịt con trai, nhưng anh vẫn đi tìm mẹ, anh sợ người mẹ già sẽ khổ sở mà chết bờ, chết bụi, khi tìm thấy

Anh Mèo phục xuống trước mặt mẹ khóc như mưa … Mẹ à! Về đi! Về với con nè!” [61, tr.68]. Suy nghĩ và hành động của người con trai với mẹ, là những giá trị đạo đức cao cả về tình mẫu tử, là sự kính trọng, biết ơn sâu sắc với đấng sinh thành.

Qua các câu chuyện đường rừng, dù khai thác ở những khía cạnh nào trong cuộc sống của đồng bào miền núi thì Lan Khai vẫn tạo ra sự mới lạ và hấp dẫn người đọc. Mỗi câu chuyện là những thông điệp khác nhau về cuộc sống, đề cao những giá trị đạo đức, tình người, tình đoàn kết dân tộc. Con người sống trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp phải biết giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo môi trường sống ngày càng đẹp hơn. Thay cho tiểu kết, trong bài viết, Lan Khai - nhà văn đi tiên phong, PGS. TS Trần Mạnh Tiến nhận định: “Qua các hình tượng nghệ thuật, nhà văn đã góp phần xoá đi hàng rào ngăn cách giữa miền xuôi với miền ngược, giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, các truyện ngắn kì ảo cho thấy, năng lực tưởng tượng độc đáo của một cây bút trong việc sử dụng các yếu tố hoang đường để tạo nên các hình tượng nghệ thuật mới lạ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của bạn đọc, góp thêm một thể tài mới cho nền văn học Việt Nam hiện đại” [65, tr.38].

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)