Chương 3. MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI
3.2. Về không gian và thời gian nghệ thuật
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật: Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát thành vô tận” [42. tr.322].
Thời gian thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới, đồng thời thể hiện ý đồ của tác giả trong việc miêu tả đối tƣợng trong tính vận động. Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có hai mặt cơ bản, đó là: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm.
Nhà lí luận Nga D.X.Likhachốp cho rằng: “thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian” (Thi pháp văn học cổ điển Nga - La Khắc Hoà dịch, Tạp chí văn học số 2 - 1989).
Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động của tâm tư, tình cảm của con người. Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ … nó được nhận biết nhờ các mối quan hệ giữa các biến cố, có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ tâm lí hoặc liên tưởng. Tuy nhiên điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả.
Thời gian nghệ thuật cũng có đặc trƣng riêng của nó:
- Thời gian nghệ thuật thể hiện ở nhiều thời điểm
- Thời gian nghệ thuật thể hiện sự biến đổi bên ngoài và bên trong
- Thời gian nghệ thuật thể hiện được thái độ chủ quan của nhân vật trước biến đổi khách quan của thế giới (mỗi nhân vật có cách nhìn thời gian riêng tuỳ theo hoàn cảnh và tâm trạng).
3.2.2.1. Thời gian hiện thực
Thời gian hiện thực trong truyện ngắn của Lan khai đƣợc thể hiện bởi kiểu thời gian sinh hoạt gắn liền với cảm quan đời thường, với bối cảnh không gian sinh hoạt của người dân miền núi và cả miền xuôi.
Thời gian hiện thực gắn với cảm quan đời thường được thể hiện trong khung cảnh sinh hoạt đời thường trong gia đình của các đồng bào dân tộc, trong môi trường thiên nhiên, trong không gian đó có những con người cụ thể, những cuộc đời, những số phận với những hoạt động trong những mốc thời gian cụ thể. Đó có thể là buổi chiều tà, buổi bình minh, hay những đêm khuya thanh vắng. Trong truyện Người lạ, ông Hội Cảnh kể câu chuyện của mình vào thời điểm buổi tối “người ta không dùng đèn, ánh lửa bếp tuy vàng úa và lung lay, cũng đủ chiếu sáng mấy gian nhà trống rỗng” [61, tr.13]. Thời gian và không gian có mối quan hệ không tách rời, qua không gian có thể biểu hiện
thời giannhƣ trong truyện Ma thuồng luồng: “Một ngày tháng sáu, vào khoảng mặt trời lặn. Trong nhà người vợ đang ngồi cạnh bếp thổi cơm” [61, tr.21]. Với tín hiệu của thời gian “mặt trời lặn” cùng với hoạt động và không gian sinh hoạt “ngồi bếp thổi cơm” chúng ta đã thấy rõ đƣợc một bức cảnh chiều tối, diễn ra cuộc sống sinh hoạt của gia đình nhà bác thầy cúng. Đây là thời gian xác định, nhân vật đƣợc đặt trong những không gian xác định, thời gian của hiện thực, của tồn tại khách quan.
Chúng ta cũng có thể nhận biết thời gian thông qua các tín hiệu của thiên nhiên trong các truyện ngắn của Lan Khai, “một buổi sớm mùa thu kia, dưới vòm trời trong vắt, núi xa mơ màng trong bức màn sương mỏng”, trong truyện Con thuồng luồng nhà họ Ma. Màn sương mỏng là tín hiệu của bình minh, của sớm mai khi những giọt sương còn đọng trên lá chưa bị ánh mặt trời lau khô, hay những rung động làm tạnh ráo. Nhận biết thời gian qua những biến đổi của không gian, của thời tiết “vòm trời trong vắt”, “những trận gió mai còn ẩn sương đêm”. Đó là thời gian của hiện thực, dưới sự cảm nhận và quan sát tinh tế bằng tất cả các giác quan của nhà văn.
Thời gian và không gian có mối quan hệ không tách rời, tuỳ thuộc vào không gian khác nhau mà Lan Khai miêu tả cái khung cảnh phù hợp với thời gian, làm cho bức tranh về cuộc sống, thiên nhiên luôn mới lạ, sinh động nhƣ trong truyện Mũi tên dẹp loạn: “Chàng trẻ tuổi ra tới bờ một khúc ngòi rộng và nông, nước chảy róc rách trên mặt sỏi trắng. Chàng dừng lại, thờ thẫn nhìn cảnh làng mạc, ruộng đồi bên kia bờ nước. Cái cảnh mới rực rỡ làm sao! Ánh chiều in lên mọi vật, làm cho toàn cảnh sáng trưng lên như một hoàng kim thể giới” [61, tr.51].
Khi nói về nghệ thuật thời gian, Lan Khai là một nhà văn tài năng. Riêng về thời gian hiện thực, ông thể hiện cái tài của mình khi miêu tả thời gian ở mọi thời điểm khác nhau trong những bối cảnh hiện thực đời thường. Khoảnh
khắc nào cũng để lại những ấn tượng cho người đọc bởi những điều mới lạ, nhƣ mở ra cho chúng ta thấy những bức tranh khác nhau về thiên nhiên, con người miền núi vào những thời điểm khác nhau.
3.2.2.2. Thời gian tâm trạng
Thời gian tâm trạng thể hiện ở cái nhìn, cái thái độ chủ quan của nhân vật trước biến đổi khách quan của thế giới. Sự vận động của thời gian không theo quy luật khách quan mà theo quá trình phát triển tâm lí của con người.
Các bình diện thời gian bị xáo trộn, đảo ngƣợc không tồn tại độc lập trong một mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn quan sát cuộc sống và số phận thể hiện thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người.
Thời gian tâm trạng biểu hiện qua cảm nhận của nhân vật nhƣng cũng chính là của tác giả tuỳ theo hoàn cảnh, tâm trạng. Có những tác giả thích diễn tả thời gian qua sự nhớ nhung, xa cách nhƣ Xuân Diệu, Tố Hữu, có tác giả thích miêu tả thời gian của sự chiêm nghiệm, hồi tưởng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, cũng có những tác giả miêu tả thời gian của sự giằng xé, đấu tranh nội tâm nhân vật nhƣ Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng … Tựu trung lại, thời gian tâm trạng, là thời gian của dòng ý thức, tâm trạng của nhân vật.
Lan Khai đã thể hiện thời gian tâm trạng qua việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật. Thời gian này biểu hiện của sự nhớ nhung xa cách, sự khắc khoải chờ đợi, sự hy vọng, hồi tưởng, suy tư, mơ ước … những cung bậc cảm xúc ấy có khi biểu hiện ra ngoài bằng những hành động ý thức hoặc vô thức của nhân vật. Truyện Một việc tự tử, Cáp và Xuân mới chỉ một lần gặp nhau hai mảnh đời như thấu hiểu, họ nhớ nhung và chờ đợi được gặp lại người mình yêu mến “Nỗi quạnh hiu làm cho trái tim Xuân tê tái càng thêm tê tái.
Ngày đêm, Xuân chỉ còn sống với sự mong chờ”, tâm trạng của một người đang yêu, Xuân nghĩ mình không xứng đáng với thứ tình cảm mà Cáp quý mến. Khi gặp lại dường như hai người đã cảm nhận và thấu hiểu tất cả về nhau, tâm trạng có sự thay đổi “Trong cặp mắt lờ đờ của người tuyệt vọng bỗng loé ra một tia sáng vui mừng”, “Từ hôm ấy, thấy anh không lại nữa, em buồn và nhớ quá!” [61, tr. 189]. Hai người chờ đợi nhau, thương yêu nhau chỉ vì chữ tình, thứ tình cảm chân thành, đồng cảm và thấu hiểu nên khi xa cách là nỗi nhớ nhung, khắc khoải, gặp gỡ là niềm vui và hạnh phúc.
Tâm trạng chịu sự chi phối bởi thời gian, nỗi nhớ nhung chờ đợi sẽ tăng bội phần nếu thời gian cứ đằng đẵng. Truyện Giông tố, sự chờ đợi suốt năm năm của Văn Khanh với người vợ lầm lỗi, anh luôn sống với sự dằn vặt, nhớ nhung và sầu muộn đeo bám, mà không hề trách oán. “Năm năm phiêu bạt giang hồ, danh dự, sự nghiệp mất, hy vọng mất, còn chăng mối tình đối với người đàn bà tệ bạc nọ vẫn cứ lẵng nhẵng theo hoài” [61, tr.178].
Thời gian tâm trạng diễn ra không theo một quy luật nào, nó phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật, có khi có nguyên cớ, có khi chỉ là thói quen cũng có khi là tác động vô tình của hoàn cảnh đem tới. Truyện Đôi vịt con, vì làm ăn xa nên thày Biên lúc nào “cái vẻ mặt hơi buồn, vì từ khi đổi lên đây, thày Biên lúc nào cũng vẩn vơ nhớ nhà”, tâm trang ấy cũng nhanh chóng thay đổi khi gặp gỡ cô Nhình “một ngày kia, chỉ vì một sự gặp gỡ, thày Biên bỗng thay đổi ý tình”, “Thày cai không buồn nữa, không nhớ nhà nữa. Trái lại, thày rất sẵn sang đem cái thổn thức của lòng mình đáp lại tiếng gọi huyền bí của sơm lâm, nếu tiếng gọi ấy cất lên từ miệng cô Nhình” [61, tr.44]. Thời gian tâm trạng dễ biến đổi theo dòng suy nghĩ, theo hoàn cảnh và những tác động khách quan chi phối tới nhân vật.
Trong truyện ngắn của Lan Khai, nhân vật nhƣ cuốn trong dòng tâm trạng của sầu muộn, khổ đau, mà ít thấy tâm trạng vui mừng, hoan hỉ. Phần
lớn là tâm trạng sầu muộn về tình yêu, sự dang dở và chia ly tronng hạnh phúc gia đình, hay nỗi buồn vì cuộc sống có quá nhiều ngặt nghèo, o ép. Qua mỗi dòng tâm trạng khác nhau của những nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai, là những nỗi lòng, niềm mơ ước và khát vọng về một hạnh phúc, tương lai tốt đẹp.
3.2.2.3. Thời gian lồng ghép
Nếu như thời gian tâm trạng tồn tại dưới cái nhìn chủ quan của nhân vật, thì thời gian lồng ghép là sự giao hoà giữa cái nhìn chủ quan của nhân vật và sự tồn tại của khách quan của sự vật. Giữa không gian và thời gian luôn có sự giao thoa, thời gian có thể bị đảo lộn giữa hiện thực và quá khứ. Nhà văn không mô tả từng lát cắt của thời gian, làm xoá nhoà ranh giới giữa tác giả và nhân vật, tạo nên góc nhìn khách quan của nhà văn với đối tƣợng đƣợc soi chiếu. Thời gian đang hiện tại bỗng quay lại quá khứ qua lời kể chuyện của ông Hội Cảnh với hai cha con chàng thanh niên về câu chuyện gặp Người lạ, câu chuyện đã xảy ra trước đây “ông Hội Cảnh vừa gõ tàn thuốc vào bếp vừa nói - lúc ấy vào khoảng trưa một ngày hè” [61, tr.15]. Hay trong truyện Ma thuồng luồng, ông Hội Cảnh lại kể chuyện ma thuồng luồng “Hồi ấy, trên cái gò chơi vơi giữa hồ Ba Bể, còn có một xóm nhỏ lác đác độ mươi nhà” [61, tr.19]. Từ đó, diễn biến của câu chuyện cứ theo dòng hồi tưởng của ông Hội Cảnh mà hiện dần lên những sự kiện.Không gian và thời gian đã để cho nhân vật tự bộc lộ nội tâm, khiến cho người đọc bám sát diễn biến qua lời kể của nhân vật, theo dõi cốt truyện một cách dễ dàng nhất. Những hồi ức của nhân vật là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, tác giả đã để cho nhân vật tự bộc lộ, tạo nên tính khách quan và sự hấp dẫn riêng cho câu chuyện của mình.
Nhiều lúc dòng thời gian theo sự suy ngẫm, hồi tưởng của nhân vật thì chúng ta lại thấy có sự xen ngang của người dẫn chuyện, Truyện Người lạ, ông Hội Cảnh đang kể “Có một điều chắc là, trong đời tôi, chính câu chuyện
sắc kể đây đã làm tôi phải rùng mình. Cái rùng mình quái lạ ấy giờ tôi muốn chia với ông một phần. Ý tôi là thế …”. Lời xen ngang lại tiếp “Ông già kéo mấy hơi thuốc lá, thở khói mù mịt như bao quanh mình thêm một cái màng bí mật nữa” [61, tr.15]. Lại đoạn lời ông Hội Cảnh kể “…Đang lúc đắc chí, tôi tự nhiên thấy sau lưng thoáng có hơi lạnh, rồi chân lông trong mình sởn lên.
Tôi bị một sợ hãi vô lý ám ảnh đến nỗi phải quay đầu lại thì … người tôi như có cái máy bật mạnh dậy”, lời xen ngang “Cái điếu con nạp đầy thuốc tự lúc nào đã thấy kề lên miệng ông Hội Cảnh … Trong lúc ấy, tôi nhận rõ trên mặt ông ta cái gì như dấu vết một sự kinh hoàng” [61, tr.16]. Những dòng xen ngang này tưởng chừng như khó có thể hấp thu tác phẩm một cách trọn vẹn, nhưng chính những khoảng thời gian ấy lại thôi thúc người đọc gợi trí tò mò, tạo cảm giác hồi hộp. Tác giả đã xáo trộn những dòng thời gian cùng việc đảo tuyến nhân vật, lúc của tác giả, lúc lại là sự hồi tưởng của nhân vật.
Trong truyện, thời gian của mỗi nhân vật cũng khác nhau, vì thời gian tâm trạng, thời gian hiện thực không trùng lấn. Nhiều lúc nhân vật thể hiện bản tính trên mối liên hệ thời gian của những con người xung quanh. Thời gian của người này tác động lên thời gian của người khác, có khi hoà nhập, ăn khớp với nhau. Nhân vật tự ý dịch chuyển thời gian một cách thoải mái vì thế người đọc có thể len lỏi tìm tòi quá khứ cũng như hiện tại một cách dễ dàng.
Chính sự cộng hưởng này đã làm nên nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Điều này thể hiện rõ trong truyện Anh Xẩm, “… Cái cảnh thần tiên đó là cảnh một buổi chiều hội Tây, rộn rịp tưng bừng. Suốt một ngày trải đủ trò vui, nào chạy thi, nào đá bóng, bơi chải, bắt vịt, đập nồi, liếm chảo, giờ người ta đang chờ xem một cuộc chưng đèn. Ấy ngay lúc đó thì đám ồn áo ấy thoáng có tiếng kêu cất lên. Thoạt đầu còn rụt rè, vụt chốc cao bổng tầng không, véo von lanh lảnh như tiếng hạc ngang trời … Khách qua đường thốt nhiên ngơ ngác, lắng tai như muốn đáp lại cái tiếng gọi êm đềm huyền bí … Ngay lối vào công viên,
Anh Xẩm ngồi bệt xuống vệ đường, đang lấy hơi cong mép thổi” [61, tr.203].
Chính tiếng sáo của Anh Xẩm đã thu hút sự chú ý tới tất cả những người xung quanh, sự đan xem về mặt thời gian và không gian giữa các nhân vật trong cùng một hoàn cảnh là nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Lan Khai.
Tóm lại, Lan Khai đã đưa người đọc vào một thế giới sinh động, giữa thực và hƣ nhƣ một điều kì bí. Thể hiện một ngòi bút xuất sắc khi kết hợp hài hoà giữa không gian và thời gian nghệ thuật.