Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 70 - 74)

Chương 3. MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, là yếu tố cơ bản tạo nên tính cách và hành động của nhân vật, là cái mà nhà văn muốn diễn tả về chiều sâu tâm lí, diễn biến nội tâm của nhân vật, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức bên trong mỗi nhân vật, bằng nhận thức, tình cảm, ý chí … Có thể khẳng định rằng Lan Khai là một cây bút thành công khi miêu tả diễn biến tâm lí

nhân vật. Điều này chúng ta thấy rõ nhất thông qua các nhân vật trong tiểu thuyết, truyện tâm lí xã hội, truyện ngắn lịch sử, truyện ngắn đường rừng … Miêu tả tâm lí nhân vật, là tác giả tập trung vào miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật nhằm tái hiện đầy đủ và chân thực nhất đời sống tinh thần phong phúc của nhân vật.

Trong Lẩn sự đời, nhà văn miêu tả những trăn trở, những nỗi day dứt, ngờ vực khi nghĩ đến “sự hững hờ, sự độc ác, sự giả trá, sự đê hèn” của những người con gái chốn thị thành mà chàng từng biết đến. Rồi đến khi nghe thấy tiếng hát của một cô gái mù, chàng hoạ sĩ lại hội hộp vì một xúc cảm mãnh liệt xen lẫn ân hận và thương tiếc cho một người con gái sớm chịu cảnh bất hạnh trên đời. Tâm trạng của chàng hoạ sĩ có chiều sâu tâm lý, chàng quyết định gắn bó với cô gái bất hạnh, điều đó xuất phát từ lòng yêu quý cái đẹp và sự trong sáng của tâm hồn người con gái. Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, có nguyên nhân bên trong, chiều sâu suy nghĩ của nội tâm. Từ đó nhân vật thường có những quyết định tưởng như bất thường nhưng lại rất bình thường trong đời sống.

Trong Giông tố, bên cạnh việc miêu tả chân dung tiều tuỵ, ốm yếu của người chồng, tác giả còn sử dụng nhiều câu văn nhằm khắc hoạ thế giới nội tâm của nhân vật “phải! Thế nào … đêm nay cũng chết! … cái chết sẽ cất cho anh một gánh sầu … nhưng … cái chết có cho anh hy vọng gặp em chăng? … năm năm … năm năm đằng đẵng với một đoạn khổ tình … trời ơi!” [61, tr.177]. Lời nói đứt quãng trong chút hơi tàn còn lại, là những day dứt, những nỗi khốn khổ mà người chồng đã trải qua kể từ ngày thực hiện cái hành vi tàn ác của mình. Nỗi ân hận và cả những nỗi dày vò, đau khổ như trói buộc người đàn ông trong suốt năm năm trời cho đến phút cuối nhƣ muốn bật tung ra.

Nhà văn chỉ ghi lại tâm trạng mâu thuẫn nội tâm của nhân vật trong những phút cuối của cuộc đời khi nghĩ về sự hoàn lương, thông qua diễn biến tâm lý

của nhân vật ta có thể thấy đƣợc một cuộc đời sống với những khổ tâm, day dứt, một tâm hồn hướng thiện, yêu thương vợ.

Một truyện tự tử, câu chuyện về một cô gái lầu xanh với những đoạn trường, khổ cực về một cuộc sống “nhơ nhớp”, tủi hờn của một con người đầy bất hạnh, cả khát khao về một hạnh phúc lứa đôi. Nhà văn đã tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật trong hai hoàn cảnh: trước và sau khi gặp Cáp, một anh chàng tài xế thuê. Trước đó, dù phải sống cuộc sống đầy tủi nhục nhưng cô luôn mang trong mình nỗi lo sợ mỗi khi bị đoạ đày thân xác, cô cảm thấy

“mừng khôn xiết” khi khách “lẳng lặng qua”, dù phải chịu lời nhiếc móc của mụ chủ. Từ khi gặp Cáp, cô không chỉ xót xa cho tình cảm của mình hiện tại mà trong tâm hồn cô đã có sự thay đổi khi nhận thấy tấm chân tình của chàng tài xế nghèo dành cho mình. Tình cảm và cả nỗi đau khổ, khát khao hạnh phúc chính đáng của nhân vật đƣợc tác giả tái hiện khá đầy đủ trong tác phẩm.

Người đọc không chỉ thấy được số phận, cuộc đời của nhân vật mà còn hiểu đƣợc tấn bi kịch về vật chất và tinh thần của hai nhân vật ở cuối tác phẩm.

Bỡn cợt với tình, là một câu chuyện với diện mạo hoàn toàn khác. Đó là tình yêu và lòng chung thuỷ cần phải đƣợc gìn giữ, trân trọng. Lộc là chàng thanh niên có nhiều diễn biến tâm trạng trước những biến đổi của cuộc tình, từ “sầu tủi, ngờ vực” đến “háo hức, phấn chấn”, “bâng khuâng mơ mộng”

trước mối tình với cô gái thôn quê có tâm hồn trong trắng, ngây thơ. Đến khi bị bóc trần bộ mặt thật của kẻ “bỡn cợt với tình”, khi đó Lộc cảm thấy xấu hổ, tâm trạng của chàng lúc này cảm thấy đau đớn trước những suy nghĩ và hành động mà mình đã gây ra. Để miêu tả những diễn biến nội tâm của Lộc, Lan Khai sử dụng hàng loạt những tính từ chỉ cảm xúc, tâm trạng nhƣ: đau lòng, đau đớn, đau khổ, tê tái, ngẩn ngơ, say đắm, bồi hồi, … bằng những ngôn từ đó nhân vật đƣợc hiện lên với đầy đủ chiều sâu về tâm lý, bản chất bỡn cợt, dối trá trong tình yêu đƣợc hiện lên đầy đủ nhất của Lộc.

Trong truyện ngắn Vì cánh hoa trôi, nhà văn cũng tập trung miêu tả tâm trạng của người thiếu phụ trên chặng đường đi tìm hài cốt của chồng. Nỗi khó khăn vất vả và cả nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với cảnh hoang sơ nơi xa lạ cũng gợi lên nỗi lòng cô quạnh của người thiếu phụ. Câu chuyện nhẹ nhàng mà thấm thía về những nỗi mất mát quá lớn với cô. Người cũng cảm thấy xót xa, ngậm ngùi khi cô vô tình để tuột mất nắm xương tàn của người chồng mà cô đã dày công tìm kiếm. Hay trong truyện Khổ tình, ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, nhà văn đã tập trung khắc hoạ tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Thanh về cuộc sống chốn ngục tù, về số phận những “kẻ tù tội đáng thương và đáng được tha thứ”. Theo chàng, những người như chàng “chẳng qua là một cái máy sai khiến bởi những sức mạnh của hoàn cảnh, của tập quán, của di truyền, của tư tưởng” … Suy nghĩ của nhân vật cho ta thấy những mâu thuẫn bên trong của nhân vật. Bức thư gửi chị Bích Đào là lời đề tựa của tác phẩm Chung Tình. Toàn bộ bức thư là lời tâm sự, giãi bày của người thiếu phụ về vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống gia đình. Tâm trạng lo lắng, giận hờn và những suy nghĩ của người thiếu phụ trong câu chuyện đƣợc tác giả chú ý miêu tả từ những vấn đề tế nhị trong cách ứng xử vợ chồng. Câu chuyện dễ đi vào lòng người không chỉ bởi nó đề cập tới vấn đề có tính bức thiết về cuộc sống thường nhật mà còn bởi lời văn nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng. Sóng nước Lô Giang, là câu chuyện của thời buổi xã hội hỗn loạn, giặc cướp hoành hành khắp nơi. Tâm lý của hai vợ chồng trẻ, mà đặc biệt là người vợ là sự lo lắng, hốt hoảng khi rơi vào tay giặc, là nỗi đau đớn đến tuyệt vọng khi chia lìa chồng con, trong phút giây đó chúng ta bắt gặp một người vợ trong lúc hoảng loạn vẫn giữ được sự bình tĩnh mà khuyên chồng “Nhà nghe tôi. Đã đành vợ chồng mình có thể chết với nhau cùng một lúc nhưng con thơ nào có tội tình gì?” [61, tr.111]. Với câu nói đó, người chồng có phần yên lòng cùng đứa con thơ xuôi theo dòng nước. Người vợ

bình tĩnh để chồng con đã khuất xa, sự kìm nén tâm trạng và nỗi đau bấy lâu nàng thốt lên “Ối chồng ơi! Ối chồng ơi! Đợi mấy tôi cùng!”, nàng đã trẫm mình xuống dòng sông mang theo sự oan khuất và khổ hạnh.

Thông qua việc miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, thế giới nội tâm trong hệ thống các nhân vật của Lan Khai đƣợc thể hiện đa dạng, mang những sắc thái khác nhau. Mỗi nhân vật, nhà văn đã đặt trong những sắc thái diễn biến tâm trạng khác nhau, giúp ta thấy đƣợc nhiều cung bậc tâm hồn, những suy nghĩ, tâm tƣ, nguyện vọng của nhân vật đƣợc thể hiện. Đây là một yếu tố tạo nên sự thành công, sức hấp dẫn qua mỗi tác phẩm của Lan Khai.

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)