Chương 2. CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LAN KHAI
2.3. Bức tranh hiện thực về môi trường sống trong truyện ngắn của Lan Khai 50 1. Bức tranh thiên nhiên muôn màu sắc
2.3.2. Bức tranh xã hội trong truyện ngắn của Lan Khai
Nửa đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều biến cố. Về tình hình chính trị, nước ta đang trong thời kì chế độ thực dân nửa phong kiến với sự
thống trị của thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai phong kiến, chúng câu kết với nhau ra sức bóc lột về kinh tế làm cho nền kinh tế nước ta bị kìm hãm, kém phát triển và lạc hậu. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ sở, trong xã hội xuất hiện nhiều tầng lớp mới nhƣ: công nhân, tƣ sản, tiểu tƣ sản, mâu thuẫn giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt, phân hoá các tầng lớp trong xã hội ngày càng rõ rệt, các cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra nhiều nơi với mức độ phức tạp khác nhau. Về mặt trận tư tưởng, văn hoá, thực dân Pháp duy trì nền văn hoá nô dịch, không cho du nhập những luồng văn hoá tiên tiến, những tư tưởng chính trị tiến bộ, sách báo có nội dung đấu tranh vì quyền tự do, tiến bộ của con người đều bị cấm đoán, thay vào đó là những sách báo, trường lớp do thực dân Pháp mở và kiểm duyệt. Quyền tự do và bình đẳng của con người mãi trở thành một thứ xa vời. Với thực tại xã hội nhƣ vậy, Lan Khai đƣợc sống và trực tiếp phải chịu cùng với những nỗi đau và vất vả của biết bao người dân, ông thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với những số phận, kiếp người khổ cực khác nhau. Từ đó, những trang viết của Lan Khai đã phản ánh toàn diện và sâu sắc nhất về một xã hội đương thời.
Lan Khai, nhà văn tiên phong về “Trào lưu tả thực xã hội chủ nghĩa”.
Hải Triều nhận định: “Tả thực xã hội chủ nghĩa là một triều lưu văn nghệ của xã hội sau này. Hiện tại Lan Khai đã phất lá cờ tiên phong trên mảnh đất này. Tôi mong rằng các bạn làng văn sẽ tiếp chân tiến tới” [65, tr.253].Trong các truyện ngắn của Lan Khai, hiện thực xã hội luôn đƣợc ông khai thác triệt để, thông qua sự đa dạng trong hệ thống các nhân vật với những tầng lớp và mối quan hệ khác nhau trong xã hội chúng ta thấy đƣợc một bức tranh toàn cảnh về xã hội mà ông đang sống với những mối quan hệ và mâu thuẫn phức tạp giữa các tầng lớp, về những nỗi khốn khổ của nhiều kiếp người. Thông qua đó là những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm, khát vọng và ƣớc mơ về tự do, hạnh phúc, về một xã hội công bằng và dân chủ.
Trong truyện ngắn của Lan Khai, chúng ta có thể thấy một bức tranh toàn cảnh về miền ngƣợc và miền xuôi, nơi đó đủ các giai tầng với những mối quan hệ phức tạp. Ở đó có sự hiện diện đầy đủ các tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề khác nhau: đó là những đôi thanh niên nam nữ, người phụ nữ, người dân lao động, tầng lớp trí thức, những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, quan lại cường hào, giặc cướp … phần đông trong số họ thuộc nhóm người lao động, khổ cực, bần cùng.
Mỗi một kiếp người trong tác phẩm của Lan Khai mang những số phận riêng, người phụ nữ miền núi hiền lành, lam lũ, khổ cực, đơn độc như nhân vật Người đàn bà trong truyện Con thuồng luồng nhà họ Ma, cuộc sống mưu sinh của chị gắn liền với khúc ngòi gần nơi chị ở, nắng cũng nhƣ mƣa, không kể trời lạnh giá, hàng ngày chị cần mẫn xách giỏ xuống ngòi kiếp lấy ít mồi
“giữ cho chị chút hơi tàn để mà đau khổ”. Những chàng trai miền núi hiền lành, chất phác, có sức mạnh, lòng dũng cảm cũng là một hình tƣợng Lan Khai chú ý. Mũi tên dẹp loạn, kể về một chàng trai trẻ dũng cảm dám một mình đấu tranh chống bọn giặc Mèo, bằng tài năng và anh dũng, chàng đã bắn mũi tên chí mạng vào ngực Tiên Nhân, tên cầm đầu bọn giặc Mèo chuyên đi cướp bóc, giết hại dân lành. Câu chuyện, thể hiện khát vọng về tự do, tinh thần quả cảm của chàng trai trẻ dám đấu tranh với cái ác để đem lại sự bình yên cho dân bản.
Người trí thức bị bần cùng hoá, bi kịch giữa cuộc sống cơm áo, ốm đau, bệnh tật với một bên là lương tâm, ý thức và lòng tự trọng về nghề nghiệp.
Nơi ước hẹn, Kiếp con tằm, sau này là Mực mài nước mắt, … là những tác phẩm tiêu biểu nhất của Lan Khai viết về người trí thức với những mâu thuẫn cơ bản, những khó khăn chồng chất đã níu kéo niềm đam mê, sáng tạo ra những tác phẩm chân chính, có giá trị nghệ thuật. PGS. TS Trần Mạnh Tiến trong bài nghiên cứu Lan Khai - Nhà văn đi tiên phong nhận định:“Nơi ước
hẹn (1934), Kiếp con tằm (1935), Mực mài nước mắt (1941) là những tác phẩm đầu tiên viết về những bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội cũ, một chế độ coi rẻ tài năng, nhằm biến nghệ sĩ thành nô lệ của đồng tiền, dẫn họ đến những bần cùng bế tắc, nhưng bản chất thiên lương trong con người họ đã vượt lên số phận. Nhiều năm sau chúng ta mới gặp lại chân dung đó trong các tác phẩm Trăng sáng, Đời thừa và Sống mòn của Nam Cao”
[65, tr.36, 37]. Tác phẩm Nơi ước hẹn, Kiếp con tằm, là hai tác phẩm viết về hai nghệ sĩ Thanh và Khang, họ là người có tài, có lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp. Trong truyện Nơi ước hẹn, Khang được một người tên là Văn Quân, rất hâm mộ về tài năng văn chương, đồng thời cũng là một ông chủ muốn giúp đỡ Khang, Văn Quân đã ngỏ thƣ để hẹn gặp và bày tỏ: “ông đã có một địa vị đặc biệt trong văn giới”, và hứa sẽ giúp Khang có một “địa vị rất rõ ràng trong văn giới” [61, tr.200]. Lời ƣớc hẹn đó Khang nghĩ mình bị tay nào tinh nghịch, bày trò chế nhạo mà bỏ lỡ một lời hẹn, một sự kính trọng tài năng và coi trọng nghề nghiệp, coi trọng những giá trị văn chương của Khang. Kiếp con tằm, thể hiện những quan niệm, trách nhiệm của nghề văn “Công việc của nhà văn sĩ, không thể như công việc của nhà công nghệ.
Nhà văn cầm bút là viết với cả tâm hồn mình. Những khi tâm hồn trống rỗng nguội lạnh, người làm văn không thể viết được”, muốn có những tác phẩm giá trị thì nhà văn còn phải “chọn chữ, đặt câu viết thành một bài không đến nỗi tiêu đến danh vọng mình” [61, tr.232]. Những tác phẩm đó, tác giả đã cho chúng ta thấy một hiện thực đến phũ phàng của văn nghệ sĩ, cuộc sống luôn khó khăn khổ cực vì cơm áo, bệnh tật, ngƣợc lại ý thức nghề nghiệp không cho phép họ tạo ra những tác phẩm vô nghĩa, kém giá trị nghệ thuật. Người nghệ sĩ tạo ra đƣợc những tác phẩm hay về nội dung, ngôn từ trau chuốt thì cũng chỉ đƣợc trả với thù lao rẻ rúng.
Cái đói, cái khổ còn được Lan Khai mô tả thông qua những kiếp người nhỏ bé, họ là những đứa trẻ, những người hát rong, người ở … như trong các
truyện Thằng Gầy, Anh Xẩm, Cái của nợ … Thằng Gầy, trong truyện ngắn cùng tên xuất hiện với bộ dạng gầy yếu, bẩn thiu, nhem nhuốc, trơ vơ, thiểu não nhưng dường như chẳng gợi cho nó một sự khổ đau nào “nó vẫn chạy, vẫn nhảy, vẫn chẳng có chút ý niệm gì về cái số phận khốn nạn của nó cả”, [61, tr.204]. Thằng bé trong Cái của nợ, là một thằng bé cũng gầy còm, ốm yếu, cậu chủ miệt thị mà gọi nó là “con khỉ ốm yếu”, “cái của nợ”, “thằng bé ghê tởm” … nhân loại bấy lâu vẫn hắt hủi, thờ ơ với một “mảnh đời trôi dạt”
đáng thương, đó là cái hiện thực thảm khốc, đầy đau đớn xót xa mà Lan Khai thể hiện trong truyện ngắn Anh Xẩm. Hình ảnh Anh Xẩm đƣợc tác giả tập trung miêu tả trong một buổi chiều hè yên lặng giữa khung cảnh của “một buổi chiều hội Tây, rộn rịp, tưng bừng. Suốt ngày trải đủ trò vui …”. Đối lập hình ảnh của “những me tây, những cô gái tân thời thướt tha, mơ mộng”, những “công tử âu trang thì phô phang những sắc sơmi trứng sáo, phớt hồng” là hình ảnh của một Anh Xẩm “ngồi bệt xuống vệ đường”, “đầu trọc lốc, mắt hom hem, nước da xanh, nhem nhuốc, hai mắt lợn luộc chấp chới”
[61, tr.203]. Anh Xẩm nhƣ lạc vào một thế giới xa lạ của một tầng lớp không dành cho mình, bởi những con người ấy họ thờ ơ với sự hiện diện của anh, họ
“phởn phơ” với những sắc mặt “tươi cười”, không ai để tâm tới mảnh đời
“trôi dạt”. Đến khi, giữa cái khung cảnh ồn ào, náo nhiệt đấy bỗng trở nên yên lặng “như say đắm, như mê lạc, như bị thôi miên” bởi thứ âm thanh
“thoạt đầu còn rụt rè, vụt chốc cao bổng tầng không, véo von lanh lảnh như tiếng hạc ngang trời” [61, tr.203]. Tiếng sáo của Anh Xẩm nhƣ làm tê dại, mê lạc thứ âm thanh ồn ào, náo nhiệt của một tầng lớp giàu sang. Tất cả xung quanh đã hướng về Anh Xẩm, hướng về nơi có tiếng sao làm mê đắm lòng người, Anh Xẩm như cảm nhận được sự chú ý của xung quanh, anh chút hết những hơi tàn còn lại trong cái thân hình còm cõi, khổ đau của mình vào tiếng sáo “cố đem hết nỗi chua cay thiểu não của tấm lòng đơn độc ném vào tâm trí
của phần đông nhân loại, với mình bấy lâu vẫn hắt hủi thờ ơ …” [61, tr.203].
Chỉ vài nét bút tả thực chưa đầy hai trang giấy, Lan Khai để lại cho người đọc nhiều suy tư về vấn đề ứng xử và thái độ với những người xung quanh. Qua các nhân vật trong truyện Thằng Gầy, Cái của nợ, Anh Xẩm, không đơn giản chỉ miêu tả về những thân phận héo mòn, gầy còm, ốm yếu, đói khổ mà sâu xa hơn là quan điểm, thái độ của tác giả về vấn đề nhân sinh cao cả, là thái độ thờ ơ của một lớp người không nhỏ trong xã hội, rẻ rúng, thờ ơ, lãnh cảm với những con người nhỏ bé, bất hạnh. Là mơ ước, khát vọng của tác giả về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, về một xã hội giàu tình người.
Mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong truyện ngắn của Lan Khai. Trong truyện ngắn của Lan Khai, chúng ta dễ dàng nhận thấy những mâu thuẫn cơ bản giữa tầng lớp phong kiến và những người dân nghèo, cụ thể là những cường hào, địa chủ với những người nông dân, người làm thuê nghèo khổ, mâu thuẫn giữa giặc cướp, giặc mán với những người dân lương thiện … Tiền mất lực, là câu chuyện tình yêu giữa chàng trai nghèo khó Tsi Tôđay và cô gái Lô Hli, nhƣng mối tình của họ trở nên cách trở khi Tsi Nèng đã dùng tiền làm ma cho bố của Lô Hli vì “theo tục lệ của dân con, khi cha mẹ người con gái mất, nếu trai hành động, ai có tiền đứng ra lo việc ma chay thì người con gái kia tức là vợ mình” [61, tr.79]. Theo hủ tục lạc hậu cùng với sự lo lót quan trên của Tsi Nèng đã mua chuộc đƣợc lòng quan nơi mà “đồng tiền đã đắc thắng một cách hỗn hào”. Cái chết của đôi bạn trẻ là minh chứng cho sự đàn áp, bất công trong xã hội. Sóng nước lô Giang, là một bức tranh mang màu sắc khác. Đó là câu chuyện về lòng thuỷ chung, son sắc, về tình nghĩa vợ chồng, câu chuyện còn phản ánh về xung đột giữa giặc cướp Cờ Đen với người dân hiền lành mà đại diện là đôi vợ chồng trẻ. Cuộc sống của đôi vợi chồng vốn thanh bình và hạnh phúc, nhƣng tai họa ập xuống đầu họ, bọn giặc Cờ Đen đã lộng hành cướp của, giết người. Trong khi xã hội thì rối ren, chính
quyền thờ ơ, bất lực trước bọn giặc cướp Cờ Đen, đến mức người chồng phải than rằng “nước mình thời vận suy đốn chứ dân đen thì có tội tình gì” [61, tr.109]. Cái chết của người vợ là sự oan khuất của những con người hàng ngày chịu sự đàn áp, bóc lột, tột cùng của cái ác, giá trị nhân phẩm của người phụ nữ cũng bị xâm hại. Câu chuyện là lòng cảm thương sâu sắc, là thái độ phê phán, bênh vực người dân, người phụ nữ của Lan Khai, đồng thời là mơ ước, khát vọng của ông về một xã hội công bằng, dân chủ, nơi con người được sống tự do và hạnh phúc không có kẻ gian, giặc cướp.
Tóm lại, các tác phẩm trong truyện ngắn của Lan Khai đã khái quát một bức tranh toàn cảnh về một xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 với đầy đủ màu sắc, góc cạnh và diện mạo khác nhau. Các đề tài trong các sáng tác rất đa dạng, phong phú. Thông qua các hình tƣợng, Lan Khai cho chúng ta thấy về những số phận khác nhau, với đầy đủ những tính cách, mâu thuẫn, nghề nghiệp, khát vọng khác nhau. Lan Khai cũng là người đầu tiên viết về người trí thức bần cùng hoá, người công nhân bị áp bức, bóc lột, những đứa trẻ mồ côi, đói rách, mà sau này là sự thành công, tiếp nối trong các sáng tác của Nam Cao, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng ... Tất cả các câu chuyện thể hiện một quan điểm nhân sinh sâu sắc, một thái độ cảm thông, chia sẻ, một khát vọng và mong muốn sự gắn kết, hoà hợp, hướng tới cái tự do, hạnh phúc và nhân văn cao cả.