Chương 3. MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Nhân vật luôn giữ vị trí trung tâm làm nên giá trị của tác phẩm. Qua việc xây dựng nhân vật ta có thể thấy đƣợc tài năng và vốn sống của nhà văn. Hơn nữa, nhà văn bao giờ cũng muốn thông qua nhân vật trong tác phẩm của mình để bộc lộ quan niệm hoặc gửi gắm vào đó những suy nghĩ của mình. Vì thế, mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho mình các xây dựng nhân vật sao cho hiệu quả nhất.
Căn cứ vào từng kiểu loại truyện để lựa chọn cách miêu tả nhân vật, qua đó chân dung nhân vật sẽ đƣợc khắc hoạ một cách sinh động. Đọc truyện ngắn của Lan Khai, ta thấy truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lịch sử, nhà văn tập trung đi sâu vào miêu tả nội tâm của nhân vật, còn với truyện ngắn truyện ngắn đường rừng, trong đó có truyện kì ảo, truyện ngắn tâm lý xã hội thì ông chú ý tới miêu tả ngoại hình.
Bằng các bút pháp miêu tả chân dung nhân vật, ngoài việc thể hiện tài năng, còn thể hiện phương diện thẩm mĩ, trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Thông qua đó làm nổi bật về một cái đẹp, cũng có khi là cái xấu với dụng ý diễn đạt những thông điệp mang giá trị tư tưởng và nội dung mà tác giả muốn trình bày. Trong truyện ngắn của Lan Khai, khi miêu tả về cái đẹp ông thường có sự đối chiếu với cái đẹp trong thiên nhiên, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên là chuẩn và đối chiếu. Con người đẹp là được sống hài hoà với thiên nhiên, mang vẻ đẹp thiên nhiên. Cô Nhình trong tác phẩm Đôi vịt con, với vẻ đẹp hiếm có “là bông hoa hiếm của rừng xanh”, thân hình “tròn trặn như một đoạn song non”, “cặp môi thắm như một nụ hồng”, vẻ đẹp ấy “thấp thoáng dưới ánh trăng”. Bằng các hình ảnh so sánh, tác giả đã phác hoạ vẻ đẹp hoàn mĩ của một người con gái được ví như những bông hoa đẹp của núi
rừng. Lô Hli trong Tiền mất lực, lại có vẻ đẹp “kín đáo của bông hoa rừng”,
“bông hoa nở giữa cõi đìu hiu”. Hình ảnh những cô sơn nữ mang vẻ đẹp của núi rừng gợi cho người đọc ấn tượng về cuộc sống bình dị, thuần khiết của con người nơi đây. Tác giả đã sử dụng bút pháp lãng mạn khi miêu tả vẻ đẹp của những cô gái đẹp như hoa rừng, như ánh trăng, như sương núi.
Khi miêu tả những nhân vật độc ác, để thể hiện sự phi thường và dữ tợn trong tính cách tác giả sử dụng bút pháp tả thực có so sánh, liên tưởng. Hình ảnh Tiên Nhân trong Mũi tên dẹp loạn, đƣợc tác giả so sánh với loài mãnh thú: “Dưới hơn ba chục nếp khăn ngũ sắc quấn cao như cái trõ úp, mặt nàng dài đườn đưỡn, nét sắc đanh. Cặp mắt như mắt hùm, sáng quắc, lạnh lẽo và trắng trợn khiến cho ai nhìn cũng phải khiếp đảm. Trán nhô ra như mảnh sọ dừa. Mũi khoằm khoằm. Miệng rộng, môi dưới trề, lộ hàm răng trắng nõn nhưng khấp khểnh. Hai tai vểnh ra, động đậy luôn như tai con ác thú đang rình mò nghe ngóng. Tóc rễ tre buông xuống hai bên mắt, cái màu đỏ quạch in lên khuôn mặt một nét thảm thê. Cổ to, cứng nhắc như khúc gỗ” [61, tr.57].
Vốn phận nữ nhi nhưng Tiên Nhân lại có những mộng tưởng lớn lao và những hành động vô cùng độc ác: “thẳng tay giết chồng”, nên chân dung đó đƣợc tác giả khắc hoạ bằng tất cả sự dữ tợn của loài mãnh thú.
Đối với những nhân vật nghèo khổ, Lan Khai diễn tả cái nhọc nhằn hiện ngay trong hình dáng xấu xí, tính cách lạnh lung. Đó là bức chân dung người con trai trong truyện Người hoá hổ. Một chàng trai tuổi độ ba mươi, “hình thù cũng xấu xí như mẹ. Anh ta cử động chậm chạp, ít nói, vẻ mặt lúc nào cũng lạnh lung. Ăn mặc bẩn thỉu, áo quần hàng nửa tháng anh ta chưa buồn thay.
Hai hàm răng anh ta cáu bẩn, môi anh ướt nhớp nháp, lúc nào cũng ngậm cái điếu can bằng đất. Vợ anh ta thì thấp bé xủn xoẳn, nét mặt choắt vì cái khăn quấn hàng chục vòng quanh mái tóc, mắt nhỏ tí, sáng lấp lánh như mắt dơi.
Quanh năm, chị ta mặc cái áo xanh dài quá gối, ngoài khoác cái áo bông
ngắn cụt tay. Hai cổ chân tù hãm trong đôi kha cặt trắng, bàn chân to như lưỡi cày, xù xì da cóc” [61, tr.62]. Qua hình ảnh của đôi vợ chồng, nhà văn cho chúng ta thấy những nỗi vất vả, nhọc nhằn, cùng với cái đói, cái khổ hiện hữu ngay trên khuân mặt, dáng hình của những con người khốn khổ.
Miêu tả nhân vật có tâm tính, biểu hiện khác thường, nhà văn chú ý miêu tả ngoại hình kì bí, vẻ mặt khác lạ, truyện Con bò dưới Thuỷ Tề: “Ma Thái Ảnh ngồi bó gối, đôi mày cau có, vẻ mặt hằm hằm. Tuổi trẻ, vóc người cao và mảnh, chân tay dài, gân guốc. Đầu tuy bé mà cổ rất to, mặt lưỡi cày, da bánh mật điểm mấy nốt rỗ huê. Cái trán thót và ngắn không đủ chỗ cho cặp lông mày chữ bát rậm rì che trên đôi mắt voi. Cái mũi nghé nhòm cái mồm rộng, cặp môi thường mím chặt, hoạ hoằn nở một nụ cười, khi đắc chí … sau cái bộ rạng lì lì ấy thường ẩn vô số ý tinh nghịch” [61, tr.32]. Qua vài nét miêu tả, Lan Khai đã vẽ đƣợc một chân dung nhân vật với hình dáng xấu xí, mất cân đối giữa các bộ phận trên cơ thể, ẩn chứa sự tinh nghịch, bí hiểm, tinh danh về một nhân vật.
Đối với những nhân vật là anh hùng, có dũng khí, ý chí và hành động phi thường. Tác giả chú ý miêu tả từ bộ trang phục cho đến vóc dáng oai phong, vạm vỡ. Đó là bức chân dung chàng trẻ tuổi trong truyện Mũi tên dẹp loạn:
một người “cao lớn, khoẻ mạnh, đầu bịt khăn vải, mình mặc áo xanh, lưng đeo dao, chân quấn xà cạp, tay cầm chiếc nỏ cánh dâu … Khuân mặt bầu bầu, da bánh mật, cặp mắt to sáng quắc dưới đôi lông mày rậm, mũi sư tử, miệng rộng, môi dày, điểm loáng thoáng mấy sợi râu non” [61, tr.49]. Chỉ với những nét miêu tả dáng vẻ bề ngoài, chúng ta đã thấy hiện lên một chàng trai có thân hình khoẻ mạnh, uy dũng, thể hiện được một con người có chí khí, sức mạnh phi thường.
Miêu tả những nhân vật kì dị, khác thường, nhà văn chú ý làm nổi bật những yếu tố dị biệt, khác người. Đó là người mẹ khi hoá thành hổ trong
truyện Người hoá hổ “răng móm sạch, quai hàm dưới đưa sát lên hàm trên … hai má trũng, đổ vừa hai chén nước. Da mặt dăn như mặt ruộng cày. Mắt hoắm vào, kèm nhèm, dấp dính” [61, tr.61]. Nhân vật kì dị khác, nhƣ nhân vật Ma trong truyện Người lạ “lòng đen mắt cô ta đỏ và trong suốt như mắt thỏ trắng … răng nhọn hoắt như răng mèo”, “tiếng như tiếng chim” [61, tr.16,17]. Nhà văn đã miêu tả về một nhân vật nửa thực, nửa hƣ, tạo ra sự kì bí, khó hiểu và nghi hoặc với người đọc. Đó là sản phẩm của sự tưởng tượng và óc sáng tạo của Lan Khai, điều đã tạo nên sự hấp dẫn trong những trang Truyện đường rừng của ông.
Nhƣ vậy, miêu tả ngoại hình nhân vật, Lan Khai đã sử dụng nhiều nghệ thuật so sánh và các kiểu câu văn tả nhằm đưa người đọc vào cái xa lạ để thoả mãn trí tưởng tượng. Miêu tả ngoại hình nhân vật là cách để nhà văn thể hiện đời sống hay tính cách của nhân vật, ngoại hình sẽ tự nói lên tâm tính, số phận nhân vật. Tác giả đã đem đến những cảm nhận khách quan về thế giới nhân vật trong mỗi trang viết của mình.
Tóm lại, sự kết hợp giữa bút pháp miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật đã đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Lan Khai. Đó là một thế giới sống động, phong phú của hiện thực muôn màu, muôn vẻ. Điều đó cho ta thấy tài năng trong việc sử dụng ngôn từ của nhà văn, đồng thời thấy đƣợc vốn sống phong phú, sự am hiểu về con người miền núi của Lan Khai.