Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 78 - 83)

Chương 3. MỘT VÀI PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI

3.2. Về không gian và thời gian nghệ thuật

3.2.1. Không gian nghệ thuật

- Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong một trường nhìn nhất định” [16, tr.30]. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng.

Không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối không qui được vào không gian địa lý và có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới nhƣ thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở. Nó cho thấy cấu trúc nội tại bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tƣợng trƣng, quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học.

Là một hiện tƣợng nghệ thuật nên không gian nghệ thuật mang tính ƣớc lệ tƣợng trƣng: làng quê, sân đình, đồng quê, biển khơi … cũng có khi đƣợc

biểu hiện bằng các từ không gian đã “mã hoá” sẵn về ý nghĩa trong đời sống;

trên cao, dưới thấp, quanh co, ngắn, dài, rộng, hẹp, …

Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát, sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền phương vị, các chiều tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan của tác phẩm.

- Không gian nghệ thuật có những đặc trƣng riêng:

+ Không gian xuất hiện lần lƣợt tuần tự theo sự qui định của tác giả + Không gian mang tính quan niệm

+ Không gian không bị một hạn chế nào.

3.2.1.1. Không gian môi trường tự nhiên, xã hội

Trong truyện ngắn của Lan Khai, không gian môi trường tự nhiên - xã hội đƣợc tác giả khắc hoạ đậm nét thông qua những ngôn từ nghệ thuật mang tính tƣợng trƣng, ƣớc lệ cao, giàu sức gợi hình và biểu cảm. Chúng ta có thể thấy một không gian thiên nhiên với núi rừng thơ mộng, những nương lúa đồi chè xanh ngát, những dòng suối róc rách lƣợn quanh đồi, một không gian nhƣ chốn “thiên thai”. “một khúc ngòi rộng và nông, nước chảy róc rách trên mặt sỏi trắng. Chàng dừng lại, thẫn thờ nhìn cảnh làng mạc, ruộng đồi bên kia bờ nước. Cái cảnh mới rực rỡ làm sao! Ánh chiều in lên mọi vật, làm cho toàn cảnh sáng trưng lên như một hoàng kim thế giới … Rừng thu căng lên chân trời một tấm sa dài màu úa sẫm. Vòm trời cao tít, điểm vệt mây lòng tôm, hạt lựu, lửa đỏ, cánh sen, tàn hương, bạch yến, phớt tím, sạm vàng. Nước ngòi in sắc mây trời, lung linh như một con đường ngũ sắc chạy xa về cõi mộng mơ”

[61, tr. 51]. Một đoạn ngắn trong truyện Mũi tên dẹp loạn, bằng một loạt những tính từ chỉ không gian và màu sắc về thiên nhiên, Lan Khai đã vẽ lên một không gian làng quê miền sơn cước lúc buổi chiều tà thật thơ mộng, đẹp và yên bình. Không gian của sự sống mà tác giả ví nhƣ một hoàng kim thế

giới. Không gian của núi rừng còn đƣợc hoà quyện cùng muôn vàn loài vật tạo nên bản nhạc sôi động, đa âm, đa sắc “tiếng gáy của con gà lôi lông trắng, mào và chân đỏ chói, hay tiếng gù của đôi chim ngói gọi nhau trong khoảng rậm … tiếng hươu oang oác, tiếng yểng, tiếng suối chảy, tiếng lá cây bị gió rung rì rào, tiếng ve”, “cảnh rừng đẹp …lá cây mọc dầy như lợp kín thành mái nên ánh nắng không lọt xuống được, hay chỉ lọt xuống từng chỗ nom như những bó tơ vàng. Ánh nắng rọi xuống các lá cây xanh bóng, bị hắt trở lại, toả ra thành một thứ sáng lờ mờ xanh chẳng khác ánh trăng” [61, tr.146]. Đó là không gian của rừng xanh, với tràn trề sự sống đang nhộn nhịp.

Trong truyện ngắn của Lan Khai, chúng ta còn có thể thấy không gian kì vĩ, hiểm trở, đó là những con đèo, những khúc suối quanh co, vực thẳm, những thú dữ, nhƣ một nỗi sợ hãi khi nghĩ về núi rừng.

Không gian sinh hoạt của đồng bào miền núi, những ngôi nhà sàn vách nứa, bếp lửa hồng, chòi canh, cùng với những trang phục, dụng cụ lao động là những hình ảnh đặc trƣng văn hoá của những dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Cao Lan … cũng đƣợc tác giả khắc hoạ rõ nét, tạo nên một không gian văn hoá mang bản sắc dân tộc đặc sắc. “Ngồi quanh cái khuôn bếp cổ điển của những nhà mạn ngược, cha tôi và tôi lắng nghe ông Hội Cảnh kể câu chuyện lạ đường rừng”, “Dưới ánh lửa đỏ, tôi nhìn ông già ấy, nhìn bóng ông chập chờn trên vách” [61, tr.13, 14]. Những người dân miền núi, hình ảnh khuôn bếp nhà sàn, mái nhà lá cọ, vách nứa đã tạo nên một không gian sinh hoạt gia đình đầm ấm, giản dị, mang nét đặc trƣng vùng miền rõ rệt. Không gian còn đƣợc diễn ra trong các lễ hội truyền thống của dân tộc “trẻ con thì lắm quá … đứa nào cũng nhởn nhơ vui sướng, tay cầm những đèn xếp xanh, đỏ, trắng, vàng … Thì ra, đêm ấy nhằm tết Trung thu!”, “Một cái đầu sư tử đang rờn múa dưới hàng trăm ánh đèn ngũ sắc” [61, tr.207, 208].Là người có vốn sống thực tế, đƣợc sinh sống và học tập cùng với đồng bào các dân tộc miền núi và

cả miền xuôi, cùng với tài năng cảm thụ và sáng tạo văn chương Lan Khai luôn viết về những cảnh vật hết sức tự nhiên, sinh động, cảnh vật và con người được tái hiện trong những khoảnh khắc và không gian khác nhau tạo nên một bức tranh sinh động, người đọc có thể chưa một lần tới những nơi nhà văn dẫn dắt trong tác phẩm vẫn có thể cảm thụ trọn vẹn qua từng ngôn ngữ của Lan Khai.

Qua không gian môi trường tự nhiên - xã hội trong các sáng tác văn chương, chúng ta thấy một thái độ tích cực của nhà văn về môi trường sống tốt đẹp, luôn ý thức gìn giữ môi trường sống tự nhiên tươi đẹp như vốn dĩ nó đã có từ trước, thể hiện quan điểm hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.

3.2.1.2. Không gian tâm lý

Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn chương không giống với thời gian và không gian thực tại ngoài cuộc sống. Nếu nhƣ thời gian và không gian thực tại là thời gian vật lí để mỗi người nhận thức được về cuộc sống xung quanh mình thì thời gian và không gian trong các tác phẩm văn học chủ yếu là thời gian và không gian tâm lý do con người tạo dựng nhằm mục đích nghệ thuật nhà văn muốn hướng tới. Trong các tác phẩm của mình, Lan Khai khéo léo môt tả không gian thực tại phù hợp với cảm xúc, hành động của nhân vật để tạo nên một không gian tâm lý, tâm trạng.

Truyện Người lạ, không gian nhƣ đƣợc trải dài theo dòng suy nghĩ, trong sự ngắt quãng, trầm ngâm của nhân vật Hội Cảnh khi kể câu chuyện cho chàng trai trẻ “Tôi bây giờ, già rồi … Bảy mươi tuổi … còn gì mà không già!

… Câu chuyện tôi sắp kể ông nghe đây, xảy ra đã hơn hai chục năm … vậy mà tôi vẫn nhớ rõ … Tôi gần kề miệng lỗ rồi, còn nói dối làm gì!”, “Câu mở đầu dài dòng ấy càng khiến cha tôi và tôi thêm tò mò”, “Ông già kéo mấy hơi thuốc lá, thở khói mù mịt như bao quanh mình thêm một cái màng bí mật nữa” [61, tr.14, 15]. Sự ngắt quãng có dụng ý của nhà văn, kèm theo là sự

trầm ngâm của người kể chuyện như tạo nên sự tò mò về một điều huyền bí, không gian nhƣ trầm lắng lại theo lời kể của ông Hội Cảnh, tất cả nhƣ đang chú ý theo dõi những diễn biến đầy bí mật tiếp theo. Cũng có khi không gian thực tại đã phản chứng cho một bầu không khí ảm đạm, thê lương đến cõi lòng “Đêm đã khuya rồi, một đêm giông tố phũ phàng . Ngọn gió, như con vật cuồng nộ tung mình trong quãng tối, gieo rắc sự hãi hùng. Những giọt mưa to, những tàu lá úa táp vào mái chùa rào rào từng trận. Thỉnh thoảng, bị thốc mạnh, cánh cửa gỗ lăm le muốn bật tung ra. Thêm vào mớ ồn ào ghê ghớm ấy, con cú bạt phong chốc chốc kêu thê thảm” [61, tr.175]. Trước những cảnh vật đó, người đọc như cảm nhận được sự hãi hùng, ghê ghớm, mang đến sự bất ngờ, tạo một tâm lý lo sợ, trống vánh từ cõi lòng sƣ bà Tuệ Giác. Không gian tâm lý cũng chịu ảnh hưởng lớn từ không gian thực tại, từ những ngoại cảnh thơ mộng đã tác động trực tiếp tới tư tưởng, tâm hồn nhân vật nhƣ luồng sinh khí của sự sống “Trong làn không khí thơm tho, yên tĩnh của chiều hôm, tiếng ngâm nga lên bổng xuống trầm nghe du dương, thấm thía tới cõi lòng … một cô gái quê đang chống cuốc ngâm nga, in bóng trên nền mây rực rỡ. Đầu cô ta che khuất mặt trời tà. Mớ tóc mây quấn chểnh mảng, vì vậy như phát ra một thứ hoà quang xán lạn” [61, tr.181]. Vẻ đẹp của thiếu nữ thôn quê trước cảnh đẹp chiều tà khiến chàng trai Lộc “ngẩn ngơ”, “tê tái”, chàng nhƣ quên đi sự sầu não và thoáng thốt ra cái ý nghĩ mơ mộng về một tình yêu mới.

Truyện Thằng Gầy, không gian tâm lý đƣợc mở ra với nhiều trạng thái khác nhau, lúc lo sợ trước sự doạ nạt, trêu chọc của đám trẻ làng, của thằng du côn dẹp đám, lúc thì hồ hởi, vui vẻ, hồn nhiên khi nhặt đƣợc ống bơ sữa bỏ, hay đi vào đám hội trăng rằm xem múa sƣ tử với tiếng trống nhộn nhịp.

Mỗi khoảnh khắc khác nhau trước không gian thực tại là những thay đổi khác nhau trong cảm xúc tâm lý của Thằng Gầy, là sự biến chuyển linh hoạt, khéo

léo của nhà văn khi thay đổi cảnh vật và trạng thái tâm lý, tạo nên sự hoà hợp có dụng ý. Tất cả sự linh hoạt biến chuyển về không gian tâm lý trong truyện ngắn của Lan Khai, thể hiện sự sáng tạo, tài năng của người nghệ sĩ khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách điêu luyện, chắt lọc và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Khẳng định những đóng góp lớn về số lượng các tác phẩm cũng như giá trị về nội dung, nghệ thuật văn chương Lan Khai đã tạo dựng (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)