2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên địa bàn 16 phường, xã của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015
- Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 10/2015 – Tháng 10/2016 2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả
2.2.2. Sơ lược công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.2.3. Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 – 2015
2.2.4. Đánh giá của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 – 2015
2.2.5. Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp logic kết hợp với phương pháp kế thừa lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê. Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu:
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của Trung ương, địa phương liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thu thập tài liệu, số liệu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại phí thu từ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các phòng ban có liên quan.
- Thu thập tài liệu từ báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
+ Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn và chuyên gia: Để làm rõ những khó khăn, hạn chế, cũng như tìm ra những nguyên nhân tồn tại trong các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian, đối tượng,… của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề tài tiến hành điều tra các cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và các chuyên gia về công tác cấp giấy chứng nhận. Cụ thể là cán bộ trực tiếp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Cẩm Phả và cán bộ địa chính trên địa bàn 3 phường, xã chọn làm điểm nghiên cứu. Với nội dung điều tra cán bộ chuyên môn và chuyên gia đề tài không xây dựng phiếu điều tra mà chỉ tiến hành phỏng vấn trực tiếp, ghi chép lại ý kiến của các cán bộ, chuyên gia về thực trạng, khó khăn, nguyên nhân tồn tại và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN QSD đất của địa phương.
+ Phỏng vấn người dân: Để đánh giá được khách quan thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Đề tài tiến hành lập và phát phiếu điều tra cho 100 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức nộp hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn 3 phường, xã được chọn làm điểm nghiên cứu. Cụ thể:
++ 30% số phiếu cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
++ 30% số phiếu cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
++ 40% số phiếu cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức đã nộp hồ sơ xin cấp nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Phương pháp chọn điểm, xây dựng phiếu điều tra và điều tra
Phương pháp chọn điểm: Chọn điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính khách quan, tính chính xác và tính thực tiễn kết quả nghiên cứu của đề tài.
Việc chọn phường, xã phải đảm bảo yêu cầu đại diện cho tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Để rút ra các bài học cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố.
Để đánh giá hiệu quả, cũng như tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đề tài đã chọn:
+ 1 phường, xã trên địa bàn thành phố cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhiều và hiệu quả cao nhất.
+ 1 phường, xã trên địa bàn thành phố cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khá.
+ 1 phường, xã trên địa bàn thành phố cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở ít nhất.
Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât sở cho các hộ giá đình, cá nhận và các tổ chức trên địa bàn thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2011 – 2015 đề tài đã chọn ra được 3 đơn vị phường xã đáp ứng yêu cầu chọn điểm nghiên cứu. Đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn + Phường Cẩm Thủy, đây là đơn vị có số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nhiều nhất, với tổng số giấy chứng nhận được cấp là 1.104 giấy và hiệu suất cấp giấy cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 88,04 % trên địa bàn thành phố.
+ Phường Cẩm Thạch là đơn vị có khối lượng giấy chứng nhận cấp được là 753 giấy, chiếm 11,06 % tổng số giấy chứng nhận đã cấp của thành phố. Hiệu suất cấp giấy chứng nhận của phường chiếm 76,17 %.
+ Xã Cẩm Hải là đơn vị có số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp ít nhất trên địa bàn thành phố, với 115 giấy, chiếm 1,69 % tổng số giấy được cấp của thành phố và hiệu suất cấp giấy của xã Cẩm Hải chỉ đạt 36,39 %.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.
2.3.3. Phương pháp thống kê so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu
- Phương pháp thống kê so sánh: Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu các loại đất để phân tích đưa ra kết luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel + Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích. Dữ liệu được tổng hợp từ một đơn vị phân tích nhỏ lên một đơn vị phân tích lớn hơn.
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 3