Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cẩm Phả có toạ độ địa lý từ 20058'10 - 21012' vĩ độ bắc, 107010' - 107023'50 kinh độ đông; là một thành phố thuộc “tuyến phía Đông” của tỉnh Quảng Ninh với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cư cũng như hoạt động kinh tế. Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên, phía Nam là vịnh Bái Tử Long giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Thành phố cách Hà Nội 180 km, cách thành phố Hải Phòng 100 km, cách thành phố Hạ Long 30 km và cách thành phố Móng Cái 140 km. Quá trình phát triển về mọi mặt của Thành phố luôn gắn bó hữu cơ với sự phát triển của các vùng miền (liền kề khu kinh tế Vân Đồn, với các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí) và đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác mỏ và công nghiệp nhiệt điện (từ năm 2013).
Thành phố Cẩm Phả là một đơn vị hành chính dọc theo Quốc lộ 18 với các khu dân cư được ghép nối thành một dải tạo nên một hình dáng đô thị đặc biệt gồm 13 phường và 3 xã [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hình 3.1: Vị trí của thành phố Cẩm Phả trên bản đồ đất nước 3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Thành phố có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa với bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông). Nền nhiệt độ trung bình khoảng 21-23°C; lượng mưa bình quân 2.250 mm; độ ẩm trung bình 82-85%; tốc độ gió trung bình năm 3,1 m/s.
Ngoài ra, tổng số ngày có giông trong năm là 37,3 ngày; lượng bốc hơi trung bình năm là 936,6 mm[24].
3.1.1.3. Địa hình địa mạo
Có 4 dạng chính: đồi núi cao, đồi thấp, đồng bằng và bãi sú vẹt ven biển [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn - Địa hình núi cao có độ dốc >25%, khu vực phía Bắc là các đỉnh núi cao gồm nhiều mỏ than nối tiếp nhau, có 2 nếp đứt gãy địa hình dọc theo Quốc lộ 18A và 18B, cao độ từ +120 đến +200m.
- Địa hình đồi thấp: khu vực Mông Dương có độ dốc dưới 20%, cao độ từ +20 đến +40m.
- Địa hình đồng bằng bao gồm khu vực trung tâm đô thị thành phố, khu Cửa Ông, Cọc 6 có độ dốc từ 2 đến 10%, cao độ từ +3 đến +20m.
- Bãi sú vẹt ven biển có cao độ trung bình từ 0,4 đến 0,6m, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển.
3.1.1.4. Đất đai
Kế hoạch sử dụng đất là vấn đề then chốt cho sự phát triển của Thành phố. Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) thành phố Cẩm Phả, tổng diện tích đất tự nhiên vào năm 2015 là 34.322,72 ha, trong đó, đất nông nghiệp có 17.915,16 ha, chiếm 52,2% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp có 13.602,28 ha, chiếm 39,6% tổng diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng có 2.805,28 ha, chiếm 8,2% tổng diện tích đất tự nhiên [24].
3.1.1.5. Thủy văn
Nguồn nước mặt sử dụng chủ yếu là nguồn nước hồ Cao Vân với công suất khai thác là 6.000m3/ngđ.
Nguồn nước ngầm bao gồm 9 giếng khoan nước ngầm với tổng công suất là 5.080 m3/ngđ.
Nhà máy nước Diễn Vọng là nguồn nước chính đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho Cẩm Phả, Hòn Gai và Vân Đồn với công nghệ xử lý tương đối hiện đại, tổng công suất dự kiến 120.000 m3/ngđ. Nguồn nước ngầm vẫn được khai thác sử dụng nhưng chủ yếu phục vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và vệ sinh môi trường [23].
3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
Cẩm Phả nằm trong khu vực có trữ lượng tài nguyên không tái tạo rất lớn.
Nguồn tài nguyên không tái tạo có thể được sử dụng làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn đánh giá Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển ở giai đoạn đầu trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Những nét đặc thù của các nền kinh tế đang phát triển ở giai đoạn đầu này là chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên thô không qua chế biến nhưng lại rất nhạy cảm với chu kỳ kinh tế thế giới, giá cả hàng hóa và những biến động tỷ giá [24].
a) Than
Thành phố nằm trong khu vực có trữ lượng than lớn nhất Việt Nam với 19 khu mỏ chiếm hơn 70% trữ lượng than sạch của tỉnh Quảng Ninh; sở hữu một trong những mỏ than lộ thiên lớn nhất của thế giới và một vài trong số những mỏ này đã hoạt động suốt gần một thế kỷ. Sản lượng khai thác than trên địa bàn Thành phố chiếm khoảng 50 - 55% sản lượng than cả nước. Thành phố có hệ thống cảng biển tương đối hoàn chỉnh trong đó có các cảng nước sâu tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu than.
Hình 3.2 dưới đây cho thấy sản lượng than sạch của Thành phố đang giảm đi trong những năm gần đây. Sản lượng than sạch tăng nhẹ từ năm 2010 đến năm 2011 nhưng sau đó giảm dần xuống còn 16,2 triệu tấn vào năm 2012 và 15,2 triệu tấn năm 2013.
0 5 10 15 20
Sản lượng than sạch (triệu tấn)
-4,0%
2013
15,2
2012
16,2
2011
17,9
2010
17,2
Hình 3.2: Sản lượng than sạch từ 2010-2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Theo Quy hoạch phát triển than vùng Cẩm Phả đến năm 2020, Thành phố có trữ lượng than ước tính khoảng 2,2 tỉ tấn, trong đó sản lượng khai thác đến năm 2020 đạt khoảng 0,9 tỉ tấn. Than sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, đây là nguồn tài nguyên hữu ha ̣n nên cần đa dạng hóa các lĩnh vực phát triển khác để giảm dần sự lệ thuô ̣c vào than nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.
b) Đá vôi và đất sét
Nguồn tài nguyên đá vôi phân bố tập trung chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh. Đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Sản lượng khai thác đá vôi hàng năm đạt xấp xỉ 732.000 tấn. Nhà máy Xi măng Cẩm Phả là nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam với công suất khoảng 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Ngoài ra, Thành phố còn sở hữu trữ lượng đất sét lớn chủ yếu tập trung ở phường Quang Hanh và xã Cộng Hòa [24].
c, Rừng
Với mật độ che phủ đạt 62,73%, rừng đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của Thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp của Thành phố là 21.197,60 ha, chiếm 93,74% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất rừng sản xuất 18.971,42 ha và đất rừng phòng hộ 2.226,18 ha, tập trung chủ yếu ở các phường Mông Dương, Quang Hanh và các xã Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy. Rừng sản xuất chủ yếu là gỗ non, tre nứa, gỗ trụ mỏ; rừ ng ngâ ̣p mă ̣n đồng thời là rừng phòng hô ̣ chủ yếu trồng cây sú
vẹt; thảm thực vâ ̣t chủ yếu là cỏ tranh, lùm, bụi cây. Sản lượng khai thác gỗ rừng hàng năm khoảng 26.364 m3 [24].