Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Mức độ hoạt động kinh tế và tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về giá trị sản xuất thực đạt 22%
trong 5 năm gần đây, tạo đà cho việc đạt được những thành tựu phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
10
5
0 20
Giá trị sản xuất cố định (nghìn tỷ đồng)
22%
2013 18,9
2012 18,8
2011 17,9
2010 14,6
2009 9,4
2008 6,9
Hình 3.3: Giá trị sản xuất cố định b) Giá trị sản xuất
Các số liệu thống kê về giá trị sản xuất mới nhất (2013) cho thấy nền kinh tế vẫn bị chi phối bởi ngành công nghiệp và xây dựng với tỷ trọng đóng góp 75,1%, trong khi đó ngành dịch vụ chỉ đóng góp 23,9%. Tuy nhiên, đây là bước tiến đáng kể so với năm 2008 khi tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng lên đến 89,3%, trong khi ngành dịch vụ chỉ chiếm 9,6%. Tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn giữ ở mức dưới 1% trong vòng 5 năm qua từ năm 2009 đến 2013.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất cố định tính theo ngành
ĐVT: Nghìn tỷ đồng Năm Nông, lâm nghiệp Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng
2008 0,1 0,7 6,2
2009 0,1 0,8 8,5
2010 0,1 0,9 11,3
2011 0,1 1,1 13,9
2012 0,1 3,8 14,5
2013 0,2 4,5 14,2
(Nguồn: UBND thành phố Cẩm Phả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Cả ba lĩnh vực lớn này đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về giá trị sản xuất ít nhất 18% trong vòng 5 năm qua. Ngành dịch vụ phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 47%. Tuy nhiên do ngành dịch vụ có xuất phát điểm từ nền tảng thấp hơn so với ngành công nghiệp và xây dựng nên công nghiệp và xây dựng vẫn đóng góp phần lớn tăng trưởng về giá trị sản xuất thực tuyệt đối.
c, Cơ cấu nền kinh tế Ngành khai thác mỏ
Khai thác mỏ sẽ vẫn tiếp tục là ngành kinh tế lớn nhất; tuy nhiên, sản lượng than sạch đang giảm, từ 17,9 triệu tấn năm 2011 xuống còn 15,2 triệu tấn năm 2013.
Trong giai đoạn 2010 - 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng than sạch đã giảm khoảng 4%.
Mặc dù nhận thức rõ ràng những tác động bất lợi của ngành khai thác mỏ lên môi trường, Việt Nam vẫn đang xây dựng các kế hoạch tăng cường sản lượng than.
Theo Quy hoạch phát triển ngành than của Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012, Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư 691 nghìn tỷ đồng nhằm tăng sản lượng than khai thác đến năm 2030. Tổng cộng có 90 dự án từ 42 mỏ than (bao gồm các dự án mới và dự án mở rộng) sẽ được hoàn chỉnh để cung cấp thêm 87 triệu tấn than.
Các ngành công nghiệp khác và xây dựng
Theo Báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Cẩm Phả đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, 05 ngành sau đây đã được đưa vào danh sách rút gọn để tập trung phát triển:
- Sản xuất điện: phát triển ngành sản xuất điện để tận dụng nguồn cung sẵn có của ngành than.
- Cơ khí - chế tạo: đa dạng hóa không chỉ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật hỗ trợ cho lĩnh vực khai thác mỏ và hướng tới sản xuất các sản phẩm kỹ thuật có giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn gia tăng và chất lượng cao; hiện đại hóa và mở rộng cụm ngành cơ khí - chế tạo, đặc biệt là các nhà máy lắp ráp ô tô và nhà máy sản xuất thiết bị điện.
- Vật liệu xây dựng: xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả và nhà máy gạch Cẩm Phả.
Du lịch
Cẩm Phả nằm kề vịnh Hạ Long, một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Cùng với các cảnh đẹp thiên nhiên và di tích lịch sử, vị trí kề vịnh Hạ Long là lợi thế tiềm năng để có thể thu hút khách du lịch cho Thành phố. Tuy nhiên với lịch sử chủ yếu tập trung vào công nghiệp và khai thác mỏ, Thành phố vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của mình. So sánh với các thành phố du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam như Hạ Long (3,1 triệu khách trong năm 2012), Hội An và Mỹ Sơn ở Quảng Ngãi (2,8 triệu khách trong năm 2012), thì Cẩm Phả với khoảng 0,5 triệu khách du lịch hàng năm vẫn còn tụt hậu khá xa và Thành phố cần nắm bắt nhanh nhạy, đưa ra các sáng kiến chiến lược để giải phóng tiềm năng du lịch to lớn của mình.
400.000
300.000
200.000
100.000
0
Lượt khách (2013)
Khu khoáng nóng Quang
Hanh 70.000
Khu khoáng nóng Cẩm
Thạch 90.000
Đình Cẩm Hải 1.000 Đền Cao Lâm
6.000
Chùa Phả Thiên
8.000 Đền
Cửa Ông 400.000
Hình 3.4: Lượt khách du lịch đến các điểm du lịch chính
Đền Cửa Ông vẫn là điểm thu hút khách du lịch chính với khoảng 400.000 lượt khách trong năm 2013. Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý khác là du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe ở các khu khoáng nóng (Cẩm Thạch, Quang Hanh) có tiềm năng lớn để tạo sự khác biệt cho ngành du lịch tại Cẩm Phả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tuy nhiên, việc thiếu các khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm chất lượng cao có thể là trở ngại chính cho phát triển du lịch. Hiện tại chỉ có 1 trung tâm mua sắm, 4 nhà hàng được chứng nhận chất lượng và 1 khách sạn (khách sạn Vân Long). Ngoài ra, còn có các nhà nghỉ và khách sạn Hải Yến đang xây dựng.
c, Điều kiện xã hội + Dân số
Cẩm Phả chiếm khoảng 15% tổng dân số của tỉnh Quảng Ninh, là địa phương lớn thứ hai trong tỉnh. Đặc biệt, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm (CAGR) của Cẩm Phả trong giai đoạn 2009 - 2013 là 1,75%, cao hơn hai lần so với giai đoạn 2005 - 2009 do một số lượng lớn người lao động từ tỉnh ngoài đến làm việc tại nhiều dự án và các công ty trong ngành công nghiệp như nhà máy nhiệt điện, nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất giày dép.
Bảng 3.2: Dân số của thành phố Cẩm Phả trong mối tương quan với dân số của Hạ Long, Đông Triều và Uông Bí
STT Đơn vị hành chính Dân số (Người) Tỷ lệ (%)
1 Hạ Long 229.000 19
2 Cẩm Phả 185.000 15
3 Đông Triều 165.000 14
4 Uông Bí 112.000 9
(Nguồn: UBND thành phố Cẩm Phả) Trong năm 2013, dân số đã tăng 1,2%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng dân số là 0,8%, đạt khoảng 185.000 người vào năm 2013; 51,2% tổng dân số là nam và 48,8% là nữ. Tỷ lệ giới tính này đã khá ổn định trong vòng 5 năm qua. Dân số của Thành phố tương đối trẻ với khoảng 130.000 người trong độ tuổi từ 15 đến 60 vào năm 2013, đây là độ tuổi điển hình của lao động đang làm việc. Vào năm 2013, độ tuổi này chiếm 71% dân số và cao hơn mức trung bình của Tỉnh là 58%.
Tỷ lệ dân số đô thị đã khá ổn định trong suốt 5 năm qua, chiếm khoảng 95,6% giúp Thành phố trở thành một trong những đơn vị có tốc độ đô thị hóa dẫn đầu toàn Tỉnh. Cẩm Phả chỉ sau thành phố Hạ Long, nơi có 100% tỷ lệ đô thị hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tỷ lệ đô thị hóa của Cẩm Phả đang cao hơn mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh khoảng 61,5% giúp Thành phố đi đúng lộ trình nhằm đạt mục tiêu đô thị hóa ở mức 97% vào năm 2015 và 98% vào năm 2020 [24].