Kết quả phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư đầu tụy tại bệnh viện việt đức (Trang 47 - 57)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả phẫu thuật

3.2.1. Các phương pháp phẫu thuật

Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015 có tổng số 83 bệnh nhân được phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức với chẩn đoán là UT đầu tụy. Dưới đây là các phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho các bệnh nhân này:

Bảng 3.11: Các phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật n %

Cắt khối tá tụy 48 57,9

Nối tắt 30 36,1

Thăm dò 5 6,0

Tổng 83 100

Nhận xét: - Tỷ lệ cắt được u (cắt khối tá tụy) là 57,9%, - Tỷ lệ nối tắt là 42,1%, tỷ lệ mổ thăm dò là 6%.

Bảng 3.12: Các lý do không cắt u

Lý do không cắt u n %

Bệnh nhân già yếu 1 2,9

Di căn gan* 13 37,1

Di căn phúc mạc 14 40,0

U xâm lấn rộng tại chỗ 7 20,0

Tổng 35 100

* Có 1 BN di căn gan nằm trong nhóm cắt khối tá tụy

Nhận xét: - Có 1 BN (2,9%) do già yếu không đủ điều kiện phẫu thuật - 77,1% là do khối u đã di căn xa

- 20% còn lại là do khối u xâm lấn rộng tại chỗ, không còn khả năng cắt bỏ.

• Một số đặc điểm về kĩ thuật mổ

Bảng 3.13: Một số đặc điểm về kĩ thuật mổ

Kĩ thuật n %

* Cắt khối tá tụy Nối tụy-ruột 31 64,6

Nối tụy-dạ dày 17 35,4

* Nối tắt Nối mật-ruột 7 23,3

Nối vị tràng 3 10

Nối mật-ruột+nối vị tràng 20 66,7

Nhận xét: - Trong nhóm cắt khối tá tụy thì tỷ lệ bệnh nhân nối tụy- ruột chiếm gần gấp đôi tỷ lệ bệnh nhân được nối tụy dạ dày.

- Trong nhóm nối tắt thì tỷ lệ nối mật- ruột kết hợp nối vị tràng là chủ yếu chiếm 66,7%.

3.2.2. Kết quả sớm sau mổ

3.2.2.1. Thời gian mổ và thời gian nằm viện

Bảng 3.14: Thời gian mổ

Nhóm phẫu thuật n Thời gian mổ (phút)

TB ± SD Min Max

Cắt khối tá tụy 48 328,1 ± 77,6 210 600

Nối tắt 30 147,0 ± 4,7 90 210

Mổ thăm dò 5 110,0 ± 39,4 90 180

Tổng 83 249,6 ± 12,4 90 600

Nhận xét: - Thời gian mổ trung bình chung là 249,6 ± 12,4 giờ; của nhóm cắt được u là 328,1 ± 77,6; của nhóm nối tắt là 147,0 ± 39,3.

- Thời gian mổ dài nhất là 600 phút, ngắn nhất là 90 phút.

• So sánh ngày nằm viện trung bình của 2 nhóm

Bảng 3.15: So sánh ngày nằm viện trung bình của 2 nhóm Phương pháp mổ n Thời gian nằm viện (ngày)

TB ± SD Min Max

p = 0,002

Cắt khối tá tụy 48 13,6 ± 4,7 6 26

Không cắt u 35 10,5 ± 4,2 6 22

Tổng 83 12,3±4,8 6 26

Nhận xét: Thời gian nằm viện của nhóm cắt khối tá tụy dài hơn so với nhóm không cắt u, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,002. Thời gian nằm viện trung bình cho cả lô nghiên cứu là 12,3 ngày; của nhóm cắt khối tá tụy là 13,6 ngày, của nhóm không cắt u là 10,5 ngày.

3.2.2.2. Biến chứng sau mổ

Bảng 3.16: Biến chứng sau mổ

Các loại biến chứng n %

Chảy máu 5 6,0

Rò tụy 3 3,6

Chậm lưu thông dạ dày 5 6,0

Rò miệng nối mật ruột 1 1,2

Viêm phổi 3 3,6

Áp xe tồn dư 2 2,4

NT vết mổ 6 7,2

Suy thận 1 1,2

Số BN có biến chứng 21 25,3

Tổng số biến chứng 26

Nhận xét: - Tổng số biến chứng là 26, trong đó số BN có biến chứng là 21 BN chiếm 25,3%

- Chảy máu 6%, rò tụy 3,6%, chậm lưu thông dạ dày 6%, áp xe tồn dư 2,4%.

3.2.2.3. Tai biến trong mổ và tử vong sau mổ

Có 2 BN tử vong sau mổ do các nguyên nhân sau:

- 1 BN do trong quá trình phẫu thuật tổn thương động mạch gan phải (nối ĐM gan phải thất bại), sau mổ gây suy gan, suy thận cấp.

- 1 BN sốc mất máu do chảy máu miệng nối tụy-ruột/suy kiệt sau mổ 3.2.3. Kết quả xa sau mổ

• Tình hình theo dõi bệnh nhân sau mổ

Thời điểm kết thúc nghiên cứu là ngày 31/12/2015, thời điểm kiểm tra là 30/8/2016. BN theo dõi lâu nhất là 31 tháng.

Bảng 3.17: Tình hình theo dõi bệnh nhân sau mổ

Phương pháp mổ Tại thời điểm kiểm tra (30/8/2016) Tỉ lệ theo dõi đạt Mất tin Còn sống Đã chết

Cắt tá tụy (n= 46)* 5 6,2%

17 20,9%

24

29,6% 89,6

Nối tắt (n=30) 2

2,5%

3 3,7%

25

30,8% 93,3

Thăm dò (n= 5) 1

1,2% 0 4

4,9% 80,0

Tổng (n=81) 8

9,9%

20 24,7%

53

65,4% 90,1

* Các số này đã không tính 2 BN chết sau mổ. Tỷ lệ theo dõi đạt được tình theo số n này để biết ở mỗi nhóm có tỷ lệ theo dõi đạt được là bao nhiêu.

Nhận xét: Có 8 bệnh nhân mất tin tức trong quá trình theo dõi, số bệnh nhân còn lại có tin tức để đánh giá kết quả xa sau mổ là 73 bệnh nhân. Tỷ lệ theo dõi đạt được là 90,1%, tỷ lệ mất tin khá ít 9,9%.

3.2.3.1. Thời gian sống thêm toàn bộ theo Kaplan - Meier

Biểu đồ 3.6: Thời gian sống thêm toàn bộ

• Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của nhóm nghiên cứu là 12,35 ± 1,36 tháng.

• Tỷ lệ sống thêm sau 2 năm là 20,3%.

Nhận xét: Trong 2 năm đầu sau mổ thì tỷ lệ sống thêm giảm mạnh và nhanh, đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Từ hơn 2 năm thì tỷ lệ này giữ khá ổn định.

3.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm sau mổ của BN

• Thời gian sống thêm toàn bộ theo nhóm phẫu thuật

Bảng 3.18: Sống thêm toàn bộ theo nhóm phẫu thuật

Nhóm phẫu thuật

Số BN

Sống thêm toàn bộ (tháng) Tỷ lệ sống 2 năm (%)

p TB ± SD Min-Max

Cắt được u 41 17,2 ± 1,86 1 - 31 33,8 0,000

Không cắt U 32 5,8 ± 1,1 1 - 19 0

Biểu đồ 3.7: Thời gian sống thêm toàn bộ theo nhóm phẫu thuật Nhận xét: Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của nhóm cắt được u là cao hơn so với nhóm không cắt được u có ý nghĩa thống kê với p=0,000

• Thời gian sống thêm toàn bộ theo các giai đoạn bệnh

Trong tổng số 73 bệnh nhân theo dõi được thời gian sống thêm thì chỉ có 68 bệnh nhân có giai đoạn bệnh được chẩn đoán sau mổ.

Bảng 3.19: Thời gian sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh (n = 68)

Giai đoạn

bệnh n=68 Thời gian sống thêm toàn bộ (tháng) TB ± SD Min-Max 95% CI p Giai đoạn I,II 11 19,4 ± 3,1 5 – 30 13,20 – 25,53

0,000 Giai đoạn III 28 15,3 ± 2,3 1 – 31 11,82 – 20,99

Giai đoạn IV 29 5,9 ± 1,1 1 – 19 3,76 – 8,15

Biểu đồ 3.8: Sống thêm toàn bộ theo giai đoạn bệnh

Nhận xét: Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của các giai đoạn bệnh là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,000.

• Tình trạng di căn xa

Trong tổng số 73 BN theo dõi được thì 44 BN không có di căn xa, 29 BN có di căn xa.

Bảng 3.20: Tình trạng di căn xa (n=73) Tình trạng di

căn xa n Sống thêm toàn bộ (tháng) Tỷ lệ sống

2 năm (%) p

TB ± SD Min-Max

Có di căn xa 29 6,14 ± 1,14 1 - 19 0 0,000

Không di căn xa 44 16,12 ± 1,82 1 - 31 31,5

Biểu đồ 3.9: Sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn xa

Nhận xét: Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của nhóm có di căn xa cao hơn rõ rệt so với nhóm không có di căn xa, khác biệt có ý nghĩa với p= 0,000.

• Tình trạng di căn hạch (Chỉ tính nhóm cắt khối tá tụy)

Trong 73 BN theo dõi được có 41 BN cắt khối tá tụy Bảng 3.21: Tình trạng di căn hạch Tình trạng

di căn hạch n =41 Sống thêm toàn bộ (tháng) Tỷ lệ sống

2 năm (%) p TB ± SD Min-Max

Có 28 13,16 ± 1,93 1 - 27 16,9 0,028

Không 13 22,65 ± 2,29 8 - 31 44,9

Biểu đồ 3.10: Sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn hạch

Nhận xét: Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của nhóm không có di căn hạch cao hơn nhóm có di căn hạch, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,028<0,05.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư đầu tụy tại bệnh viện việt đức (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w