Chương 3 MỘT SÓ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
1. HỆ THÓNG THẺ LOẠI TRONG THO CHỮ HÁN ĐÀO TÁN
Mỗi nội dung văn học đều chọn cho mình một hình thức thể loại phù hợp để thể hiện, vì thế sự ra đời và phát triển của thể loại văn học luôn mang tính lịch sử. Hoàn cảnh lịch sừ — xã hội đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ra sự xuất hiện và biến đổi cùa thê loại văn học. Nghĩa là tùy vào đặc điểm thời đại mà đặt ra yêu cầu, sản sinh những thể loại văn học đặc trưng. Bời vậy, sự phát triên của thể loại cũng chính là một trong những biểu hiện về sự phát triển của một nền văn học.
Trên phương diện thể loại, sự phát triên cùa văn học viẻt trung đại Việt Nam biểu hiện từ việc sử dụng những thể loại mang tính quan phương (hịch, chiếu, biêu, cáo) đến những thè loại phi chính thống (ngâm khúc, truyện Nôm, hát nói). Đó cũng là bước đi. nhu cầu tất yếu, thể hiện sự vận động, biến đổi của nội dung, tư tường văn học. Văn học của mỗi dân tộc phát triển đên một trình độ nhất định thường có được thể loại đặc thù như dâu hiệu nhận biết quốc gia trên phương diện văn hóa nghệ thuật.
Người ta vẫn thường nói đến thơ Đường Trung Quốc, thơ lục bát Việt Nam. tho Haiku Nhật Bản hay thơ Sonê Pháp. Tuy nhiên, mỗi nhà văn, tùy vào cá tính, xu hướng thẩm mĩ, năng lực sáng tạo lại lựa chọn thể loại sáng tác phù hợp và ghi dấu ấn cá nhàn
178
NGUYỄN ĐÌNH THU
trên từng thể loại. Bởi vậy, thể loại văn học không chỉ mang tính lịch sử - xã hội mà còn mang tính dân tộc và phong cách cá nhân tác giả.
Thơ chữ Hán Đào Tấn mô phỏng thể thơ của Trung Quốc, gồm cả cổ thể và cận thể (còn có cách gọi khác là kim thể, luật thi). Tlm hiểu đặc điểm thi pháp thể loại thơ Đường luật, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hải nhận định: “Từ khi xuất hiện khuynh hướng thơ hiện thực thì: để phản ánh hiện thực, người ta thường sử dụng thơ cổ thể; còn trữ phát tâm tình ngưòi ta thường sử dụng thơ kim thể (tức luật thi, gồm cả bát cú và tuyệt cú)” 1.
Đci với thơ chữ Hán Đào Tấn, việc phác thảo lịch trình thể loại thật khó, bởi nhiều thi phẩm vẫn chưa có những căn cứ chính xác về thời gian sáng tác.
Qua khảo sát và thống kê toàn bộ sáng tác thơ chữ Hán của Đào Tấn, chúng tôi nhận thấy tác giả sáng tác chủ yếu ở thể cận thể: 132/141 bài, chiếm 93,61 % (trong đó, tuyệt cú chiếm số lượng áp đảo: 107/132 bài, chiếm 81,06%). Cận thể là thể loại thơ có hình thức niêm, luật, vần, đối, tiết tấu, bố cục chặt chẽ, khép kín nhưng nội dung thường để ngỏ theo lối mờ, “ngôn hữu tận”
mà “ý vô cùng”. Thể loại này thích hợp cho việc biểu hiện những cảm xúc, tình cảm lắng đọng trong những giây phút trầm tư của tác giả. Đó là những giây phút Đào Tấn tiễn bạn, trên đường chuyển công tác, những lúc một mình ngắm cảnh thiên nhiên hay những khi ngồi nơi cửa quan chẳng có việc gì, chỉ canh cánh nỗi nhớ quê nhà, bạn bè (Tống Hồ An Tăng cải phiên Phú Yên, Đắc
1 Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, Nxb Thuận Hoá, Huế, tr. 190.
THƠ CHỦ HÁN ĐÀO TÁN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT
triệu hồi kinh, Giang trình ngẫu đắc, Kitth sư đắc gia thư, Tuế mộ ngẫu chiếm thư kỷ Hà Đình hưu ông,...).
Tiêu biểu và kết tinh giá trị cho những sáng tác theo thể tuyệt cútrong thơ chữ Hán Đào Tấn là những bài thơ xuân và thơ Thiên. Vào thời khắc giao thừa, tác giả thường ngồi một mình cho tâm hôn lăng đọng để suy ngẫm, triết lý về sụr đời đã qua (Trừ tịch quan thư ngẫu đắc, Canh Tỷ trừ tịch, Qủy Mão trừ tịch thư hoài,...). Có khi, tâm hồn nhà thơ lại dạt dào niềm vui trong những buổi sáng đầu năm (Du xuân nhật, Nhăm Dần nguyên đản thỉ bút, Quỷ Mão nguyên nhật chu trung khai bút,...), ở những bài thơ Thiền, đó lại là khoảnh khắc nhà thơ đi từ cái “mê”
(chìm trong cảnh, sự), đến cái “đốn” (nhận ra cảnh, sự) rồi “ngộ”
ra triết lí nhà Phật, trờ thành người đắc đạo (Mai Tăng tiểu chiếu, Hoa triêu dạ dữ nội hữu Diêu Tiên khanh du Diệc cổ tự, Du Ngũ Hành Sơn, Tự Phật,...). Nhìn chung, những bài thơ của Đào Tấn thuộc loại cận thể thấm đẫm chất trữ tình. Ở đấy, con ngưòi có thê thăng hoa cùng thiên nhiên, nặng lòng băn khoăn, day dứt về thế cuộc hay bất chợt nhận ra triết lý của Thiền. Cảm xúc thơ dồn nén, phát lộ ỏ- những câu thơ cuối tạo nên sức dư ba, vang vọng trong lòng người đọc.
Tuy xuất hiện vói số lượng ít nhưng những bài thơ cô thẻ của Đào Tấn lại góp phần không nhỏ trong việc thể hiện con người tác £Ĩả. Troim 141 bài thơ chữ Hán, tác giả có 6 bài vict theo lối cổ thế, chiếm 4,25%, bao gồm: Du Thiên Tượng phế tự ký thực, Hoan thành dữ gia cửu đệ Khiêm Khiêm tử thoại cựu, Kỳ nhi, Hương giang hành tạp vịnh, Nhạc phủ, c ỗ nhạc phũ nhị thù.Đây là những bài thơ không hạn dịnh số câu, số chữ, chi
NGUYỄN ĐÌNH THƯ
Cần có vần mà không quy định niêm, luật, không cần đối ngẫu.
Hình thức đó có khả năng giủp tác giả ghi chép, miêu tả đưọc hiện thực xã hội, đời sống cá nhân; giãi bày những cung bậc tâm trạng phức tạp mang tính quá trình. Du Thiên Tượng p h ế tự ký thực là bài tho’ tiêu biểu nhất thể hiện khả năng này. Tác phẩm gôm 52 câu thơ thất ngôn, đã ghi chép, miêu tả cảnh núi non, thiên nhiên tươi đẹp trên hành trình lên chùa Thiên Tượng, tiếp đến là cảnh hoang phế, đổ nát của ngôi chùa. Từ không gian hoang phế ấy, nhà thơ suy nghĩ về những cuộc bể dâu trong lịch sử - xã hội, rồi đau đớn, xót xa, muốn khôi phục lại ngôi chùa.
Hiện thực về thiên nhiên, xã hội được kể, tả ngồn ngộn trong tác phẩm kéo theo những tình cảm, cảm xúc mang tính quá trình của tác giả dĩ nhiên không thê lấy hình thức ngắn gọn cua cận thế để thê hiện. Và chính ờ chỗ này, con người cá nhân — đời thường Đào Tấn lại bộc lộ rõ nhất. Bài thơ Hương giang hành tạp vịnh lại như một khúc ca bi tráng về chí trai, chuyên chở những cảm xúc mạnh mẽ, dồn dập như sóng trào, mang âm hưởng bi hùng.
Với hai tác phẩm: Hoan thành dữ gia cửu đệ Khiêm Khiêm tử thoại cựu và Ký nhi, vẻ bên ngoài là lời tâm sự của Đào Tấn với em trai, con trai nhưng lời tâm sự ấy lại phản ánh một thế giới nội tám phong phú: vừa kể lể, dặn dò, vừa triết lí về lẽ sống, cuộc đời, vừa tự bạch về nhũng điều thầm kín, riêng tư. Riêng cả hai thi phâm: Nhạc phủ, c ổ nhạc phủ nhị thủ, tác giả lại đều đề cập đến tình yêu nam nữ thắm thiết, thuỷ chung.
Nhìn chung, nếu thể thơ cận thể cho ta thấy được những rung động tế vi trong kiểu con người vũ trụ thì thể thơ cổ thế lại giúp người đọc nhận ra những cảm xúc mạnh mẽ, phong phú của
THƠ CHỦ HÁN ĐÀO TÂN - n h ũ n g ĐIÉM n h ì n n g h ệ t h u ậ t
con người cá nhân Đào Tấn. Xét riêng ở hình thức thơ cổ thể trong thơ chữ Hán Đào Tấn đã nói lên điều đó. Ngoài thể loại co thê và cận thê, thơ chữ Hán Đào Tấn còn có 3 bài viết theo các thể thơ đặc biệt (chiếm ti lệ 2,12%), bao gồm: thể thơ liên hoàn (Hương sơn tú tài Đoàn Tử Quang niên bát thập nhị đăng hiền thư. Đường thượng hữu mẫu niên cửu thập bát, xướng (lanlỉ nhật thư thừ tặng chi) và thể thơ ô thước kiều (Tổng đồng thành Cao quân Ngọc L ễ cải niết Hà Tĩnh nhị tuyệt, Hữu sở tư),về cơ bản, đó cũng là sản phẩm của một tâm hồn giàu xúc cảm, suy tư.
Như vậy, ứng với mỗi thể thơ, bức chân dung tinh thân tác già lại hiện lên với những dáng vẻ khác nhau. Điều đó xuat phát từ một tâm hồn giàu tình cảm, cảm xúc, từ thiên hướng trầm tư, ngộ đạo cùa thi nhân. Với việc kết hợp sử dụng phong phú các thê thơ Đường, thơ chữ Hán Đào Tấn về C0‘ bản vẫn là thơ trừ tình nhưng đã mang dấu ấn tự sự và khuynh hướng hiện thực đậm nét; phản ánh sự vận động, dịch chuyển của văn học viết đang đi từ thi pháp trung đại sang thi pháp hiện đại. 2