BIÉU TƯỌNG NGHỆ THUẬT TRONG THO CHỮ HÁN ĐÀO TÁN

Một phần của tài liệu Thơ chữ hán đào tấn những điểm nhìn nghệ thuật  chuyên luận (Trang 181 - 199)

Chương 3 MỘT SÓ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT

2. BIÉU TƯỌNG NGHỆ THUẬT TRONG THO CHỮ HÁN ĐÀO TÁN

Trước khi đi vào tìm hiểu thế giới biểu tượng trong tho chữ Hán Đào Tấn, chúng tôi thiết nghĩ cần phải đi sâu phân biệt giới hạn nội hàm của những khái niệm hình ảnh, hình tượng, biêu tượng. Hình ảnh là mọi sự vật, hiện tượng tác động vào bộ nào người thông qua các giác quan, nó tôn lại ỏ’ dạng trực tiếp, ban đâu của đối tượng được tri giác. Theo Nguyên Lân trong Từ điên từ và ngữ Việt Nam thì hình tượng là “Hình ảnh dùng trong vàn

NGUYỄN ĐÌNH THƯ

nghệ để diễn tả một cách gọi cảm sâu sắc” 1 2. Còn như Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa một cách khái quát hơn: “Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tường tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”2. Và chỉ khi “hình ảnh của sự vật hoặc hiện tưọng nảy sinh ra trong óc khi sự vật hoặc hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào giác quan như trước” và được sử dụng nghiêng về ý nghĩa tượng trưng phổ quát thì mới được xem là biểu tượng3. Nói cách khác, tất cả các hình tượng, biểu tượng đều có xuất phát điểm là hình ảnh nhưng không phải hình ảnh, hình tượng nào cũng trở thành biểu tượng. Những hình ảnh xuất hiện trong văn chương đều được xem là hình tượng văn học. Và nếu có được nhừng ý nghĩa tượng trưng mang tính phổ quát thì những hình tượng nghệ thuật này sẽ được nâng lên một tầm cao hon, trở thành biểu tượng nghệ thuật. Vì là một dạng đặc thù của hình tượng nghệ thuật (hình tượng xây dựng bằng ngôn từ) nên hình tượng văn học không chỉ mang tính khái quát, cụ thể, cảm tính, thẩm mỹ như các hình tượng nghệ thuật khác mà còn là một khách thể tinh thần đặc thù, một ký hiệu thẩm mĩ.

Hình tượng nghệ thuật được tác giả sử dụng chủ yếu ở lớp nghĩa chuyển, ờ hàm nghĩa sâu xa chứ không phải lớp nghĩa thực trên bề mặt câu chữ. Những hình tượng nghệ thuật vì thế được sáng tạo, tồn tại và sử dụng như những ẩn dụ nghệ thuật, một trong 1 Nguyễn Lân (2000), Từ điên íìr VCI ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 835. \

2 Lê Bá Hán, Trần Đình Sứ, Nguyễn Khắc Phi (2011), Từ điến thuật ngữ vủn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 147.

1 Nguyễn Lân (2000), Từ điên tìr và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 147.

THƠ CHỦ' HÁN ĐÀO TẨN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

những phương thức nghệ thuật phản ánh hiện thực, mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả.

Thơ Đường luật rất sính dùng những biểu tượng nghệ thuật, vì nó giúp tác giả kiệm lời mà ý tứ lại hàm súc, sâu xa, tinh tế. Đi vào khám phá ý nghĩa của những biểu tượng trong thê giới nghệ thuật thơ là một vấn đề thú vị, mờ ra khả năng vận dụng và sáng tạo cùa mỗi nhà thơ trên những cái tường như vốn đã rât quen thuộc. Thế giới biểu tượng trong thơ chữ Hán Đào Tân rât phong phú, đa dạng, vừa như lạ lại vừa như quen, vừa là những biểu tượng có nguồn gốc từ thiên nhiên, lại có những biểu tượng từ con người hay xã hội.

Tùng, cúc, trúc, mai, lan, sen là những biểu tượng quen thuộc trong thơ ca trung đại, thường được dùng để tượng trưng cho những phẩm chất cùa người quân từ. 31/141 bài thơ chữ Hán, Đào Tấn sử dụng những biểu tượng cây quân tử trên (chiêm 21,98%), trong đó 2 bài mang biểu tượng lan, 2 bài mang biêu tượng sen, 3 bài mang biểu tượng trúc, 4 bài mang biểu tượng cúc, 8 bài mang biểu tượng tùng, 12 bài mang biểu tượng mai.

Với mật độ xuất hiện như vậy quả là ít đối với những tác phâm thuộc loại hình văn học trung đại. Nhưng thơ chữ Hán Đào Tân thuộc giai đoạn cuối thế kỷ XIX — đầu thế kỷ XX, khi lý tưởng Nho giáo thể hiện ờ người quân tử không còn là cảm hứng chủ đạo thì việc sử dụng nhũng biểu tượng này trong sáng tác có phân mai một là tất yếu. Tuy nhiên, chúng vẫn là những dấu ấn nghệ thuật đáng chú ý góp phần làm nên thế giới nghệ thuật thơ chữ Hán cũa tác giả.

NGUYỄN ĐÌNH THU

Cũng như thơ ca trung đại, thơ chữ Hán Đào Tấn thường dùng biểu tượng trúc, mai, tùng, lan, sen tượng trưng cho phẩm chât trong sạch, bền bỉ, thanh cao của người quân tử. Riêng biểu tượng cúc - ngoài ý nghĩa tượng trưng cho những phẩm chất trên, hình tượng này còn tượng trung cho thú vui ẩn dật của Nho sĩ thất thê, thất thời. Nói chung, khẳng định khí tiết của người quân tử trong cũng như ngoài môi trường quan lại là ý nghĩa biểu tưọng tiêu biểu của những hình tượng trên:

Tùng cúc cố viên qi()> kế hảo.

(Cúc, tùng sẵn có nơi vưòn cũ, kế về hưu là tuyệt) (Tống H oàng M iễn Trai hiệp quỹ công trí s ự (dụng Cúc Viên Trương h ư u công vận)

Khá Hên tình vũ mai di thụ.

(Thương cội mai nơi nhà đọc sách sau cơn mưa tạnh) (Khấp L an N ô n g P han thư ợng th ư cố hữu)

Cái hay của việc sử dụng những biểu tượng quen thuộc này trong thơ chữ Hán Đào Tấn là ờ sự vận dụng sáng tạo, thổi hôn vào từng biểu tượng cho chúng hiện lên cụ thể, sinh động hơn. Những biểu tượng vốn mang tính ước lệ, qua cách nhìn của nhà thơ cũng có hành động, tâm trạng, số phận như con người:

Vạn tùng sơn lộ nhiêu ba tinh.

(Muôn ngọn tùng bên đường núi vây quanh cờ hoa) (Tống đồng thành Tôn Thất N g ũ P hong cải Thanh niết)

Cô tùng nhất kính thương lương thậm.

THƠ CHỮ HÁN ĐÀO TÁN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

(Một lối tùng chơ vơ xiết bao hoang vắng) (Trùng p h ỏ n g L o n g Cương) Bán sơn từng trúc hám thu phong.

(Nửa núi trúc tùng oán hận gió thu) (Đề L in h P hong tự)

Cũng là hình tượng khóm trúc bền bi, thanh cao nhưng khóm trúc trong vườn thơ cụ Đào còn là không gian khuê tình cho tình yeu nam nữ trú ngụ:

Hào bạn tương huề trúc hạ qua.

(Đôi bạn dắt tay nhau luồn qua khóm trúc) (K huê kiều)

Đặc biệt là biểu tượng hoa mai gắn bó như người bạn tri kỷ với tác giả. Có thể nói, trong thơ chữ Hán Đào Tân, hoa mai khong chi xuất hiện với tần số cao mà còn rât đẹp. Có lúc tác giả va bieu tượng hoa mai như nhập làm một:

Ưng hữu mai hoa tác mộng hôn.

(Hẳn có hoa mai hoá làm hôn mộng) (Đề m ai sơn thọ viên)

Trong thơ chữ Hán Đào Tấn, biểu tượng chim nhạn, chim hồng tuy xuất hiện không nhiều (chim nhạn xuât hiện 1 lân, chim hồng xuất hiện 6 lần) nhưng chúng lại mang những ý nghĩa tượng trưng rõ nét, có khả năng biểu trưng hóa cao về hình tượng con người tác giả. Ỏ thơ ca cổ điển phương Đông nói chung, tho ca

NGUYỄN ĐÌNH THU

trung đại Việt nam nói riêng, nhạn, hồng được xem là loài chim báo tin, thường tượng trưng cho tin tức. Từ sáng tác của Nguyễn Du đên sáng tác của Nguyễn Đinh Chiểu đều biểu hiện nội dung này:

Cánh hồng bav bổng tuyệt vời,

Đã mòn con mất phương trời đăm đăm.

(Truyện K iều) Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn, Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.

(N góng gió đông)

Và ở thơ chữ hán Đào Tấn, ý nghĩa tượng trưng của biểu tượng nhạn, hồng cũng không nằm ngoài nội dung ấy:

Nhược vỏ hồng nhạn phi, Sinh ly tức từ biệt.

(Nếu không có chim hồng chim nhạn, Sinh ly cũng có nghĩa là tử biệt)

(Tuyệt cú n h ị thủ)

Chim nhạn, chim hồng là loài chim bay nhanh, lại thường hay di cư. Đặc điểm này tương đồng với cuộc đời làm quan nay đây mai đó của tác giả. Và đó cũng là ý nghĩa tượng trưng được Đào Tấn khắc sâu trong sáng tác của mình. Có thể nói, hơn ai hết, Đào Tân là người thấm thìa nhất cảnh bị chuyên đi làm qụan khăp nơi:

Him kiểm cầm thư hướng Bắc hành, Phi hồng tông tích tiếu ngô sanh.

(Lại thu xếp sách đàn đi ra phía Bắc,

THƠ CHỦ' HÁN ĐÀO TẤN - NHŨNG ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT

Cười cho cuộc đời ta như tung tích chim hồng) (Phụng ch ỉ cải N g h ệ A n giản lư u đồng thành)

Ong còn đông cảm với sô phận của những bạn đông liêu, thương cho bạn cũng là thương cho chính mình:

Quan tích như phi hồng, Khứ lai hà đinh tôn.

(Dấu chân của đời quan như chim hồng bay, Đến rồi lại đi, nào có ờ yên một chỗ)

(Tống H ồ A n Tăng cải p h iên P h ú Yên) Tam chuyển nhimg nhiên bị phù hành,

Phi hồng tông tích khà ìiên sanh.

(Ba lần chuyển đổi vẫn cứ vác búa mà đi,

Thương cho cuộc đời con chim hồng bay đó đây)

(Tống đằng thành Cao quăn N gọc L ễ cải niết H à Tĩnh, nhị tuyệt)

Bên cạnh đó, trên bước đường hoạn lộ, Đào Tấn thường mang trong mình cảm thức cô đon. Và cảm thức ấy một lần nữa đã được chuyên chờ bởi biểu tượng nhạn, hồng. Đó không phải là cánh chim bằng tung hoành trên trời xanh, thể hiện chí trai hay hoài bão lớn lao mà là cánh chim cô lẻ, mòi mệt:

Sinh bình đa viễn du,

Cô hồng tiểu tiêu bạch vân biên.

NGUYỄN ĐÌNH THU

(Đời ta thường hay đi xa,

Như cánh chim hồng lẻ loi lạc loài trong mây trắng) (Hoan thành d ữ g ia c ử u đệ K h iêm K h iêm từ thoại cự u)

Cách miêu tả, so sánh như vậy thực sự đã mang sức gợi, sự liên tưởng sâu sắc trong lòng độc giả.

Không dừng lại ờ đấy, Đào Tấn còn dùng biểu tượng chim nhạn, chim hồng để triết lý. Ví như ờ thi phẩm H o a n th à n h (lữgia cử u đệ K h iêm K h iêm tử thoại c ự u, trong nội dung chiêm nghiệm, triết lý, tác giả đã dùng biểu tượng chim hồng để tượng trưng cho một vị trí, một hoàn cảnh riêng của mỗi người. Mỗi người cũng như mỗi loài chim có hoàn cảnh khác nhau, đặc điểm khác nhau nên tự có chí hướng riêng, đường di riêng, bởi vậy phải biêt thức thời và tùy thời:

Tn tri tùy ngộ thị ngô nhai, Hồng hộc tiêu liêu chỉ diệc các.

(Phải biết tùy thời mà làm ấy là bờ bến của ta, Con chiền chiên con hộc con hồng chí đều khác) (Hoan thành d ữ gia cử u đệ K hiêm K h iêm từ thoại cựu)

Có thể nói, con đường là một trong những biểu tượng đặc sắc trong thơ chữ Hán Đào Tấn (12/141 bài thơ tác giả sử dụng biểu tượng này, chiếm 8,51%). Con đường là nơi diễn ra những cuộc ra đi, chia ly, phản ánh văn hoá đi lại của từng vùng miền.

Và khi đã trở thành biểu tượng nghệ thuật thì ý nghĩa của nó vượt ra ngoài so với nghĩa CỊ1 thể. Trong văn học hiện đại, người ta

THƠ CHỦ’ HÁN ĐÀO TÁN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

phát hiện ra thơ Tố Hữu thường miêu tả con đường biểu hiện cho xu thê và tư thế của dân tộc, của con người. Với thơ chữ Hán Đào Tân, con đường thường biểu hiện cho cách ứng xử của nhà Nho - đường công danh, đường làm quan. Đã là Nho sĩ thì ai cũng hăm hờ vào đời bằng con đường công danh, làm quan. Song số phận và tâm trạng của mỗi ngưòi trên con đường ấy lại khác nhau.

Trong thực tế, đường làm quan của cụ Đào rất hanh thông, thuận lợi. Nhưng một nghịch lí là: lẽ ra ông phải vui và ca ngợi đường công danh của mình thì trong thơ lại hoàn toàn ngược lại. Đường ông đi nhạt nhoà trong ánh trăng hoàng hôn (Dạ quả Hoà Quang tự ngẫu chiếm), là những con đường núi (Tống Đồng thành Tôn Thất ngũ Phong cải Thanh niết), vòng vo, lắt léo như đường tròn (Đồng N guyễn Tiểu Cao nhàn du), vói đầy bụi gai, cỏ rậm (Du Thiên Tượng p h ế tự kỷ thực). Con đường ấy không cố định (Tặng H oàng K ế Viêm Tướng Quân), cách trờ với quê nhà (Kinh s ư đắc gia thư), và đặc biệt là đầy bụi bặm (Mạn đề, Tổng đồng thành Cao quân N gọc L ễ cải niết H à Tĩnh nhị tuyệt, Hoan thành d ữ gia cửu đệ K hiêm K hiêm tử thoại cựu, M ai Tăng tiểu chiếu,...). Từng ấy đủ biết đường làm quan của cụ Đào dù rất hanh thông nhưng cũng đầy rẫy những khó khăn, vất vả. Bời vậy, có lúc, ông cảm thấy mòi mệt trước đường công danh:

Phù thế công danh ngô lão hỹ, Cúc tùng tam kính tủc du quan.

(Công danh ỏ' đời này ta đã già rôi, Ba luống cúc tùng đủ đề yên vui)

NGUYỄN ĐÌNH THU

(Thạch, Tuyên n h ị tử nhập Q uốc học lâm h à n h th ư th ử m iễn

chi)

Và bản thân đã cảm thấy chán nản, muốn phủ định nó:

Ngã yếm phong trần trì nhốt xo.

(Ta chán cảnh một cỗ xe quan lao vào gió bụi) (Hoan thành d ữ gia cử u đệ K h iêm K h iêm tử th oạ i cự u )

Bên cạnh những biểu tượng về cây quân từ, chim nhạn, chim hồng, con đường thì mái tóc bọc cũng là biểu tượng thường thấy trong thơ ca cổ điển phương Đông. Thơ Đỗ Phủ, mải tóc bạc xuất hiện khá nhiều, tượng trưng cho cuộc đời cơ cực, cho nỗi buồn trăn trở của kẻ lữ hành trong cảnh quốc phá gia vong:

Gian nan khổ hận phồn Sỉrơng mẩn.

(Đ ăng cao) Bạch đầu tao cánh đoản.

(X uân vọng)

Đen Đào Tấn, mái tóc bạc cũng là biểu tượng đáng chú ý trong sáng tác thơ chữ Hán (gồm 9/141 bài, chiếm 6,38%). Mái tóc là chiếc đồng hồ đo thời gian của một đời người. Thời trẻ, mấy ai để ý và nghĩ đến một ngày tóc mình sẽ bạc! Người ta càng già thì càng lo SỌ' trước thời gian, như ngọn đèn tàn sợ gió mạnh. Vì thế đối diện với mái đầu tóc bạc, Nho sĩ thường mang một nỗi buồn bi tráng, nỗi buồn của kẻ sĩ mang khát vọng vô cùng nhưng bất lực trước tuổi già, trước sự hĩru hạn của kiếp người. Đặng Dung

THƠ CHỦ' HÁN ĐÀO TÁN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

dùng mái đầu bạc để biểu hiện nỗi buồn bi tráng của một anh hùng thất thế, lỡ vận:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỳ độ ¡ong tuyền đới nguyệt ma.

(Thù nước chưa trả xong mái đầu đã sớm bạc, Bao phen mài gươm báu dưới bóng trăng)

(Cảm hoài)

Nguyên Trãi nhận ra sự vô tình của thời gian biểu hiện trên mái đầu bạc:

Tuế nguyệt vô tình song man bạch, Quân thân tại niệm thốn đan tâm.

(Năm tháng vô tình hai mái bạc, Quân thân thường giữ tấm lòng son.

(Hải k h ẩ u dạ bạc h ữ u cảm)

Nguyễn Du đặt mái đầu bạc của mình trước đất trời mà thở than cho cuộc đời bế tắc, mờ mịt:

Trảng sĩ bạch đầu bi hướng thiên, Hùng tâm sinh kể lưỡng mang nhiên.

(Tráng sĩ đầu bạc ngẩng nhìn trời lòng bi đát, Hùng tâm, sinh kế cả hai đều mờ mịt)

(Tạp thi)

Đến Đào Tấn mái tóc trắng được phóng đại, tưọng trưng cho nỗi buồn trước cảnh hoang phế, và nỗi cô đơn không còn gặp người xưa:

NGUYỄN ĐÌNH THU

Phiên nhiên bạch phát tam thiên trượng, Ai nhĩ Hồng Sơn cửu thập phong.

Hoàng độc thi nhân kim bất tại, Dữ quân thìiy phục đỉnh tao phùng.

(Mái tóc trắng chơi vơi ba nghìn trượng, Chín mươi ngọn núi Hồng yêu biết mấy.

Nhà thơ cưỡi bò vàng nay không còn nữa,

Hỏi ai là kẻ trở lại để cùng người hẹn cuộc tao phùng) (Vãng đãng H ồtig S ơ n p h ỏ n g T hiên T ư ợ ng p h ế tự x u ấ t sơn hữu tác)

Cái chí lớn vẫy vùng, cái tài quắc thước của Đào công đã bị thế lực vô hình là thời gian phủ định. Vì thế mái đầu bạc trong thi phẩm chữ Hán của cụ Đào còn là biểu tượng của nỗi đau tột cùng:

Khà liên tứ hài nhất nam nhi, Kim d ĩ bàn nhiên phụ quắc thước.

(Khá thương thân trai bổn biển vẫy vùng, Nay tóc đã bạc phơ’ phụ với cái tài quắc thước) (Hoan thành d ữ gia cử u đệ K hiêm K h iêm tử thoại cựu) Mái tóc bạc ấy có thể là kết quả của một đòi khốn khó:

Lân quân nhất thế cùng, Thanh biên đồ bạch phát.

(Thương bạn một đời nghèo khó,

Quyển sách xanh luống làm mái đầu bạc trắng) (Khốc tây tân Đ inh T ử Trạch)

THƠ CHỦ' HÁN ĐÀO TÂN - NHŨNG ĐIẾM NHÌN NGHỆ THUẬT

Là hệ quả của cả đời cứ mãi miết lo lắng nhũng chuyện không đâu:

ưu thiên mần dĩ ban.

(Lo chuyện không đâu tóc cứ bạc dần)

(Cửu nhật)

Như vậy, dùng biểu tượng mái tóc bạc, tác giả như đà phản chiếu được con người xã hội, con người vật lộn với những khó khăn, trăn trở bời khát vọng, lý tưởng chưa thành.

Cái hay trong thơ chữ Hán Đào Tấn khi sử dụng biểu tượng mải đầu bạc là đặt biểu tượng này trong quan hệ tình yêu, tình cảm lứa đôi, tình vợ chồng để tượng trưng cho những tình cảm, cảm xúc cá nhân (3/9 bài có hình ảnh mái đầu bạc sử dụng với ý nghĩa này). Biểu tượng mái đầu bạc lủc này trờ thành cái môc để tác giả bộc lộ khát vọng nhân văn vưọt ra ngoài quy luật thời gian, về một chuyện tình bất tử:

Kỷ ngữ song tinh mạc bạch đầu.

(Xin nhắn với hai vì sao Ngưu Lang, Chức Nữ chớ bạc đầu)

(Thất tịch)

Hay để tác giả ngược dòng thời gian tìm về với tình yêu, tuôi thanh xuân của chính mình:

Nam tử niên tiền thừ dạ du,

Lưỡng cá thanh xuân các bạch đầu.

Một phần của tài liệu Thơ chữ hán đào tấn những điểm nhìn nghệ thuật  chuyên luận (Trang 181 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(276 trang)