Kinh nghiệm đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan ở một số địa phương

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan nghệ an (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN

1.3. Kinh nghiệm đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan ở một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Hà Nội Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong KTSTQ, trong thời gian qua Cục Hải quan Hà nội đã có cách làm hay và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Địa bàn hoạt động KTSTQ của Cục Hải quan Hà Nội hoạt động theo vùng bao gồm 05 tỉnh/thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, có 24 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, trong đó có 12 đơn vị thuộc khối cơ quan Cục và 12 Chi cục hải quan cửa khẩu và tương đương trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn có nhiều loại hình, đa dạng, phức tạp, nhiều dự án đầu tư, liên doanh khách sạn, gia công sản xuất xuất khẩu, khu công nghiệp, kho ngoại quan…Tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn khá lớn, cụ thể số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu có trụ sở trên địa bàn là trên 12.000 doanh nghiệp.

Khắc phục những khó khăn, tồn tại khách quan cũng như chủ quan nhất định như quyết tâm chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm của một số cán bộ lãnh đạo, công chức là chưa cao, còn quen với cách làm cũ, lạc hậu, lực lượng KTSTQ còn mỏng, cán bộ cấp đội còn thiếu, kỹ năng, kinh nghiệm KTSTQ của công chức còn hạn chế, mặt bằng làm việc và trang thiết bị chưa đáp ứng được theo nhu cầu biên chế làm việc, chưa có chế độ đãi ngộ để thu hút công chức KTSTQ nên một số cán bộ công chức chưa thực yên tâm làm việc, Cục Hải quan Hà nội đã triển khai những việc làm cụ thể sau:

+ Đảng ủy Cục Hải quan Hà nội đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-ĐU ngày 28/03/2011 về tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn từ 2011-2015, nghị quyết được thống nhất từ đồng chí Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng, tập thể lãnh đạo cục cho đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức của Đảng bộ trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, các giải pháp, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện trong từng giai đoạn.

+ Tiến hành rà soát lại tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc cục nhằm hoàn thiện, bổ sung thêm cho lực lượng KTSTQ, nhất là bổ sung cán bộ cấp đội cho Chi cục KTSTQ đổng thời thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động của cán bộ công chức phục vụ cho KTSTQ. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, chuyên nghiệp. Song song với việc tuyển dụng mới có chất lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc KTSTQ thì cục đã tăng cường đào tạo và bố trí, sử dụng cán cộ công chức KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệm, có tính kế thừa.

+ Cơ sở vật chất, phương tiện được trang bị, hệ thống mạng được sử dụng và khai thác có hiệu quả, góp phần lớn trong việc thu thập thông tin về đối tượng KTSTQ,

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến quán triệt nghị quyết về tăng cường KTSTQ đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu và toàn thể cán bộ, công chức đảng

viên trong toàn cục. Phát động phong trào thi đua với nhiều chuyên đề khác nhau, trong đó có chuyên đề “ Hải quan Hà nội với năm KTSTQ”.

1.3.2. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Quảng Bình

Quảng Bình cũng là một tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên, kinh tế khá tương đồng với tỉnh Nghệ An. Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực qua các cửa khẩu của tỉnh cũng là hàng nông lâm sản phẩm, hàng tiêu dùng có xuất xứ từ Lào và Thái Lan.

Trong những năm qua, với phương pháp quản lý rủi ro, Lãnh đạo Cục Hải quan Quảng Bình đã chỉ đạo Chi cục KTSTQ chủ động thu thập, phân tích, xử lý thông tin, tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các doanh nghiệp, mặt hàng xuất nhập khẩu qua địa bàn. Trong đó, chú trọng kiểm tra đối với các mặt hàng có trị giá tính thuế, thuế suất cao, các mặt hàng nhạy cảm, các lô hàng luồng xanh có nghi vấn.

Kết quả, trong 5 năm từ 2010 đến 2014, trong số 463 doanh nghiệp làm thủ tục trên địa bàn, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã tiến hành KTSTQ đối với 32 doanh nghiệp, trong đó có 31 cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan và 01 cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Tổng số tiền thuế truy thu đạt trên 300 triệu đồng. Bên cạnh việc kiểm tra, phát hiện vi phạm, truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước, trong một số trường hợp, lực lượng KTSTQ còn phát hiện và truy hoàn thuế cho doanh nghiệp. Trong 2 năm trở lại đây, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình đã truy hoàn được gần 40 triệu đồng tiền thuế cho doanh nghiệp qua công tác KTSTQ, đảm bảo được sự công bằng, khách quan trong việc kiểm tra hải quan, tạo ra cách nhìn toàn diện của doanh nghiệp đối với lực lượng KTSTQ.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Hải quan Nghệ An

Từ kinh nghiệm thực hiện KTSTQ của Cục Hải quan Hà Nội và Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình nêu trên, căn cứ tình hình thực tiễn và trong khuôn khổ

pháp luật quy định về KTSTQ, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm chủ yếu cho Cục Hải quan Nghệ An như sau:

- Bài học về quan điểm lãnh đạo: Lãnh đạo Cục cần có quan điểm về tầm quan trọng của KTSTQ, sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong bộ máy lãnh đạo sẽ tạo nên sự đồng bộ trong hoạt động từ cấp trên xuống đơn vị cơ sở, từ lãnh đạo đến cán bộ công chức thừa hành. Cần chú trọng làm tốt công tác tư tưởng nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mối cán bộ công chức về vai trò, lợi ích từ KTSTQ, nhất là với đội ngũ cán bộ công chức lớn tuổi và chuyển ngành từ bộ đội, công an.

- Bài học về bộ máy KTSTQ: Bộ máy tốt và đảm bảo mạnh thì góp phần lớn trong hiệu lực của KTSTQ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu KTSTQ, nếu không làm tốt thì sẽ đem kết quả ngược lại. Vì vậy, bài học rút ra cho Cục hải quan Nghệ An đó là cần làm tốt nội dung này. Theo đó, cần phải rà soát lại tổ chức theo hướng hợp lý về biên chế, phù hợp về trình độ và cơ cấu độ tuổi, giới tính.

- Công cụ KTSTQ đảm bảo là một nội dung quan trọng trong hệ thống kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan Nghệ An trong thời gian sắp tới nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn cục, trong đó có hoạt động kiểm tra sau thông quan.

- Bài học về đảm bảo thực hiện theo quy trình thuộc hệ thống: Việc triển khai KTSTQ cần có sự chuẩn bị đầy đủ, trong đó phải có sự đầu tư từ khâu nhỏ nhất của quy trình KTSTQ như thu thập thông tin, xử lý thông tin cho đến kiểm tra và xử lý vụ việc, cần chuẩn bị kỹ lưỡng về phương pháp làm việc của đoàn kiểm tra, trang bị cho mỗi cán bộ công chức các kỹ năng cần thiết phục vụ KTSTQ.

- Bài học về phối hợp trong KTSTQ: Phối hợp là một trong những công việc cần thiết đem lại kết quả KTSTQ bởi việc phối hợp tốt với cơ quan quan lý nhà nước, các tổ chức, đơn vị có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu không những phục vụ thu thập thông tin mà còn giúp cho việc tạo dựng được cơ sở pháp lý làm việc với DN trong suốt quá trình kiểm tra, là bằng chứng chắc chắn để đưa ra kết luận cuối cùng trong mỗi vụ việc KTSTQ.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan nghệ an (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)