Quy trình kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan nghệ an (Trang 56 - 64)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG

2.1. Khái quát về Cục Hải quan Nghệ An

2.2.4. Quy trình kiểm tra sau thông quan

Cục Hải quan Nghệ An đã thực hiện quy trình KTSTQ theo các nội dung sau đây:

(1) Thu thập xử lý thông tin phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Thu thập, xử lý thông tin đối với loại có dấu hiệu vi phạm

Dấu hiệu ở đây được hiểu là dấu hiệu gây thất thu thuế hoặc khai sai trị giá hàng hóa, xuất nhập khẩu trái quy định, hàng cấm. Dấu hiệu được chuyển đến từ khâu thông quan, do lực lượng KTSTQ tự phát hiện hoặc do phối hợp lực lượng KTSTQ với các đơn vị trong ngoài ngành chuyển đến. Để thực hiện quy trình này cần trải qua 6 bước. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 thì Cục Hải quan Nghệ An không có số liệu về trường hợp này, cụ thể lực lượng KTSTQ không phát hiện được dấu hiệu gây thất thu nào, và không có thông tin về dấu hiệu vi phạm nào do các đơn vị trong và ngoài ngành chuyển đến.

+ Thu thập, xử lý thông tin đối với loại chưa có dấu hiệu vi phạm

Cục hải quan Nghệ an đã tiến hành việc thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu của ngành hải quan tra cứu dữ liệu từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống thông tin quản lý tờ khai, hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế, hệ thống thông tin quản lý rủi ro, hệ thống kế toán thuế tập trung, hệ thống thu thập thông tin tình báo hải quan, hệ thống thông tin quản lý vi phạm hải quan, hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ KTSTQ, cơ sở dữ liệu về danh mục, biểu thuế, thông tin phân loại hàng hóa đã kiểm tra và hệ thống thông tin nghiệp vụ khác của ngành hải quan

Để việc tra cứu đạt kết quả tốt thì cần nhiều yếu tố, trong đó hệ thống máy móc và đường truyền dữ liệu quyết định. Tác giả nhận thấy, hiện nay việc tra cứu thông tin vẫn được cán bộ KTSTQ thực hiện, tuy nhiên chưa thường xuyên, nguyên do là đường truyền chưa đảm bảo, trong đó bao gồm việc truyền nhận thông tin giữa máy chủ đặt tại Cục và các máy trạm đặt tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

Thu thập, xử lý thông tin đối với loại chưa có dấu hiệu vi phạm còn là việc thông tin từ các khâu nghiệp vụ hải quan được thực hiện bởi các chi cục hải quan cửa khẩu trực thuộc cục, và trong thời gian qua các thông tin do bộ phận nghiệp vụ tại chi cục chuyển chủ yếu là nghiệp vụ giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình thông quan và có nghi ngờ về giá khai báo thấp của hàng hóa nhập khẩu các mặt hàng gỗ xuất xứ Lào với thuế nhập khẩp khẩu là 0%.

Trên cơ sở thông tin thu thập được sẽ tiến hành phân tích, xử lý thông tin.

Phương pháp áp dụng phổ biến trong KTSTQ là so sánh, đối chiếu giữa một thông tin được tạm coi là chuẩn mực, ví dụ danh mục quản lý dữ liệu rủi ro về giá, kết quả phân tích phân loại của Tổng cục hải quan với các thông tin khác, hoặc giữa các thông tin với nhau nhằm mục đích để đánh giá khả năng sai sót, gian lận, vi phạm.

Nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ và chính xác thông tin liên quan đến doanh nghiệp, căn cứ luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng số 10/2003/QH11; Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14/7/2010 của Bộ Tài chính- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và tổ chức tín dụng, Cục hải quan Nghệ An đã thực hiện phối với cơ quan thuế, Ngân hàng để có các thông tin như việc hoàn thuế nội địa, báo cáo quyết toán thuế, tình hình giao dịch bằng tiền mặt và ngoai tệ của các DN qua ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Một số minh họa về việc phân tích, xử lý thông tin đối với các lĩnh vực điển hình mà Cục hải quan Nghệ An đã thực hiện trong thời gian qua như sau:

Lĩnh vực ưu đãi đầu tư: Kiểm tra điều kiện hưởng ưu đãi miễn thuế của dự án theo quy định của pháp luật như đối chiếu tên, mục tiêu của dự án với lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi đầu tư theo quy định, điều kiện miễn thuế của hàng hóa theo quy định pháp luật, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế như có thay đổi mục đích sử dụng với mục đích miễn thuế hay không. Chú ý giấy chứng nhận đầu tư thường không ghi cụ thể, rõ ràng và để có thông tin chi tiết phải nghiên cứu các tài liệu hồ sơ xin giấy phép đầu tư như luận chứng kinh tế, điều lệ DN. Chú ý đến hàng hóa thuộc danh mục vật tư trong nước sản xuất được nhưng DN khai báo lắp ráp đồng bộ với máy móc thiết bị, hệ thống máy móc thiết bị để được miễn thuế. Chú ý đến dự án đã quyết toán trích khấu hao, đi vào hoạt động nhưng DN vẫn đăng ký nhập khẩu hàng hóa, máy móc để tạo tài sản cố định. Chú ý đến trường hợp tổng trị giá hàng hóa, máy móc thiết bị đầu tư nhập khẩu của dự án lớn hơn vốn cố định tạo tài sản cố định của dự án hoặc vốn tại giấy chứng nhận đầu tư. Chú ý đến các mốc thời gian của các

chứng từ, giấp phép, thông tin thể hiện trên khai báo tờ khai hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Lĩnh vực mã số hàng hóa: So sánh, đối chiếu tên hàng, mã số khai báo của doanh nghiệp với mã số hàng hóa đã được hướng dẫn bởi tổng cục hải quan hoặc kết quả phân tích phân loại hàng hóa, so sánh với mã số của hàng hóa thông quan của doanh nghiệp khác đã được chấp nhận. Đối chiếu các quy tắc về phân loại hàng hóa của tổ chức hải quan thế giới (WCO) và căn cứ theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.

Lĩnh vực trị giá: So sánh, đối chiếu giá khai báo với dữ liệu giá, danh mục quản rủi ro của tổng cục hải quan, giá của các mặt hàng tương tự giống hệt do doanh nghiệp khác khai báo tại cùng hoặc khác cửa khẩu thông quan. So sánh mức giá do hải quan cửa khẩu đã ấn định thuế, so sánh, đối chiếu giá khai báo với giá bán trên thị trường nội địa, so sánh giá khai báo với giáthể hiện trên các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan

(2) KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu + Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan

Được tiến hành đối với hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa đã được thông quan đến ngày ký thông báo kiểm tra, trong các trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về quản lý xuất nhập khẩu hoặc trường hợp căn cứ kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu thu thập được, từ lực lượng chống buôn lậu, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến Cục hải quan.

Thông báo kiểm tra gửi DN trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ ngày ký và thể hiện cụ thể các nội dung gồm căn cứ kiểm tra, đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và địa điểm kiểm tra, tức địa chỉ nơi doanh cục hải quan mời DN đến để tiến hành kiểm tra.

Thời hạn kiểm tra tại trụ sở Cục hải quan Nghệ An là 02 ngày làm việc và thường được giao cho một nhóm công chức nghiệp vụ thực hiện kiểm tra. Nhóm nghiệp vụ thực hiện các công việc ở giai đoạn trước kiểm tra tiến hành mời doanh nghiệp đến trụ sở cơ quan hải quan (trụ sở Chi cục KTSTQ) để làm việc, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những hồ sơ cần thiết phục vụ công tác kiểm tra. Nhóm công chức thực hiện kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan, đối chiếu với các nội dung khai trong tờ khai hải quan. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, tuỳ theo từng loại hình XNK mà kiểm tra sâu về: trị giá tính thuế, thuế suất, định mức, lượng hàng, xuất xứ,...;

các điều kiện được hưởng ưu đãi về thuế (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế...);

việc tuân thủ các quy định về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, khi có các vướng mắc cán bộ hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình. Việc giải trình có thể được thực hiện trực tiếp tại trụ sở Chi cục KTSTQ, trong trường hợp doanh nghiệp không thể giải trình ngay thì doanh nghiệp được phép đề nghị giải trình sau bằng văn bản. Sau khi kết thúc mỗi buổi làm việc cán bộ hải quan sẽ lập Biên bản làm việc ghi lại nội dung buổi làm việc đó. Biên bản được ký bởi đại diện doanh nghiệp và trưởng nhóm công chức thực hiện kiểm tra.

Theo quy định hiện hành thì trong trường hợp có đủ căn cứ để ấn định thuế, Cục trưởng Cục hải quan Nghệ An hoặc Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ trực thuộc Cục ban hành quyết định ấn định thuế, trường hợp chưa có đủ cơ sở ấn định thuế thì quyết định kiểm tra tại trụ sở DN. Tuy nhiên, qua số liệu thu thập được trong 5 năm qua về kiểm tra tại trụ sở Cục thì các vụ việc kiểm tra không kết luận được múc độ tuân thủ pháp luật của DN hoặc Cục/Chi cục KTSTQ không ban hành quyết định ấn định thuế thì không có trường hợp nào được chuyển thành KTSTQ tại trụ sở DN mà lại đưa vào diện tiếp tục theo dõi.

+ Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp

Được thực hiện đối với các hồ sơ hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai. Áp dụng tương tự như kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, đó là trong các trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm quy định về quản lý xuất nhập khẩu hoặc trường hợp căn cứ kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu thu thập được, từ lực lượng chống buôn lậu, từ cơ quan, tổ chức, cá nhân và hải quan nước ngoài chuyển đến Cục hải quan.

Để ban hành quyết định KTSTQ tại trụ sở DN, Cục Hải quan Nghệ An tiến hành khảo sát tại trụ sở DN với thời gian không quá 03 ngày làm việc.

Quyết định KTSTQ do Chi cục KTSTQ tham mưu, đề xuất trình Cục trưởng ký, quyết định thể hiện những nội dung chính như căn cứ pháp lý, đối tượng, phạm vi, nội dung và thời gian kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra với các thành viên chủ yếu là công chức Chi cục KTSTQ, trong đó có 01 trưởng đoàn là Chi cục trưởng hoặc Phó chi cục trưởng Chi cục KTSTQ và các thành viên khác. Quyết định này được gửi trực tiếp cho đại diện doanh nghiệp hoặc được gửi qua đường bưu điện, đồng thời Trưởng đoàn kiểm tra sẽ gửi Thông báo văn bản sơ bộ các công việc doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn như hồ sơ, sổ sách kế toán và chứng từ tài liệu liên quan và thời gian cụ thể.

Sau khi Cục trưởng ký Quyết định, tùy từng vụ việc cụ thể thì trưởng đoàn kiểm tra sẽ dự thảo và ký bản kế hoạch kiểm tra chi tiết tại trụ sơ doanh nghiệp, trong đó nêu rõ các nội dung sẽ kiểm tra, phân công nhiệm vụ từng thành viên trong đoàn, thư ký ghi chép hàng ngày.

Quyết định KTSTQ được Trưởng đoàn công bố tại buổi/phiên làm việc đầu tiên tại trụ sở DN và được ghi nhận bằng biên bản làm việc. Cũng tại buổi làm việc này, đại diện có thẩm quyền của DN thông báo với đoàn kiểm tra danh sách cá nhân đại diện doanh nghiệp làm việc với đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra, những người có liên quan cung cấp hồ sơ, chứng từ tài liệu theo yêu cầu.

Khi tiến hành kiểm tra, mỗi cá nhân trong đoàn sẽ được giao một mảng công việc theo kế hoạch như kiểm tra mảng kế toán, kiểm tra về hồ sơ do DN xuất trình, kiểm tra về trị giá thanh toán quốc tế, kiểm tra các giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều kiện được hưởng ưu đãi miễn thuế, kiểm tra về hàng tồn kho cùng các nội dung kiểm tra khác và cá nhân đó có trách nhiệm báo các nội dung làm việc với trưởng đoàn kiểm tra để tổng hợp.

Trong quá trình kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra phải thường xuyên lập biên bản làm việc với doanh nghiệp. Tùy theo từng vụ việc cụ thể, việc lập biên bản được thực hiện đối với mỗi ngày làm việc hoặc đối với từng nội dung kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra nếu phát sinh vấn đề cần bổ sung hồ sơ hoặc cần có giải trình của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra lập văn bản yêu cầu đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể giải trình bằng miệng hoặc bằng văn bản. Nếu giải trình bằng miệng thì nội dung này sẽ được ghi lại cụ thể trong biên bản làm việc, nếu giải trình bằng văn bản thì văn bản đó sẽ được lưu cùng với biên bản làm việc. Khi phát hiện các chứng từ, sổ sách, tài liệu có nội dung phản ánh hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp thì đoàn kiểm tra sẽ yêu cầu người có trách nhiệm của doanh nghiệp sao y bản chính lại các tài liệu đó, ký xác nhận vào bản sao y để làm chứng cứ xử lý vi phạm sau này.

Một trong những khó khăn đối với việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp là việc doanh nghiệp xuất trình chứng từ thường bị chậm trễ so với thời gian thông báo mà trưởng đoàn kiểm tra đã gửi trước khi đến trụ sở doanh nghiệp để kiểm tra, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ kiểm tra, tuy nhiên không làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị xáo trộn, ảnh hưởng bởi hoạt động kiểm tra sau thông quan nên đoàn kiểm tra phải chờ cho đến khi các tài liệu, hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp, xuất trình đầy đủ thì mới tiếp tục tiến hành kiểm tra các nội dung theo kế hoạch.

Kết thúc thời hạn kiểm tra trong thời hạn 03 ngày làm việc hoặc vẫn còn thời gian kiểm tra nhưng có đủ căn cứ để kết luận các nội dung trong phạm vi kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập dự thảo kết luận kiểm tra gửi DN.

DN có quyền giải trình và đưa ra ý kiến của mình về các nội dung nêu trong bản dự thảo trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hết thời hạn này mà không giải trình thì coi như hoàn toàn nhất trí với bản dự thảo.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn giải trình của DN, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ xem xét vản bản giải trình hoặc làm việc với đại diện DN trong trường hợp DN đề nghị có vấn đề cần làm rõ. Hết thời hạn xem xét Chi cục trưởng KTSTQ sẽ ký bản kết luận KTSTQ tại trụ sở DN và gửi cho DN theo quy định trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ký.

(3) Lập hồ sơ và ban hành quyết định hành chính

Cục hải quan Nghệ An sẽ tiến hành ấn định thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế và các vản bản hướng dẫn trong trường hợp có phát sinh truy thu thuế. Lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tương ứng (nếu có) đối với DN.

Các thông tin về kết quả kiểm tra sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành hải quan phục vụ công tác quản lý hải quan

Cục hải quan Nghệ An thực hiện bước lưu trữ hồ hơ nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc hệ thống và lập hồ sơ của toàn bộ quá trình KTSTQ, từ khi thu thập thông tin, khảo sát, kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết khiếu kiện, khiếu nại. Về nội dung này, Cục đã đảm bảo thực hiện theo đúng nội dung tại quy trình, do đó đã giảm thiểu được thấp nhất sự không thống nhất trong lưu trữ hồ sơ.

Một tồn tại đó là lưu trữ các dữ liệu điện tử thu thập được trong quá trình kiểm tra mà Đoàn kiểm tra có yêu cầu DN xuất nhập khẩu cung cấp xuất trình, ví dụ dữ liệu điện tử về các tài khoản được kết xuất từ phần mềm kế toán, các

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan nghệ an (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)