CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG
2.3. Đánh giá hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan Nghệ An
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
Về bộ máy:
- Việc bố trí cán bộ cho Chi cục KTSTQ là chưa phù hợp với đặc tính hoạt động KTSTQ, đó là bên cạnh kiến thức rộng, khả năng tư duy cao và nhất là cần có sức khỏe để đi lại, di chuyển trong lúc thu thập, xác minh thông tin cũng như tiến hành kiểm tra ở những địa điểm cách xa trụ sở KTSTQ. Tuy nhiên Cục Hải quan Nghệ An đã bố trí phần lớn là công chức nữ thực hiện KTSTQ, trong khi số lượng nữ mới tuyển dụng dưới 1 năm là lớn, số lượng nữ đang hưởng chế độ thai sản và nuôi con nhỏ chiếm tỷ lệ cao trên tổng số biên chế là nữ thuộc Chi cục.
Hơn thế nữa, nhiều cán bộ đã được đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành liên quan đến KTSTQ hoặc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực KTSTQ thì chưa được bố trí cho lực lượng KTSTQ mà lại bố trí làm ở mảng công tác khác như chống buôn lậu, công nghệ thông tin, văn phòng, tổ chức cán bộ…
- Một số công chức KTSTQ phải kiêm nhiệm nhiều phần việc khác nhau trong quy trình, trong đó chủ yếu là tham gia vào quy trình 2 của quy trình KTSTQ.
Do đó tính chuyên môn hóa cũng như chuyên sâu của đội ngũ KTSTQ là không cao. Nguyên do chủ yếu là việc thiếu biên chế bố trí cho lực lượng KTSTQ.
- Một số cán bộ công chức chưa chủ động trong việc tìm tòi, thu thập, đề xuất kiểm tra do tâm lý ngại va chạm và làm việc với tư tưởng sẽ được luân chuyển, điều động đến đơn vị khác tốt hơn sau 3 năm công tác tại KTSTQ theo đúng quy chế luân chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Cục.
- Chưa có sự chuyên môn hóa nhiệm vụ, cũng như cán bộ chưa có tính chuyên nghiệp khi giải quyết vụ việc. Một công chức phải đảm nhiệm nhiều mảng nghiệp vụ kiểm tra như về chính sách mặt hàng, nghiệp vụ giá, bên cạnh đó còn phải đảm nhận kiểm nhiệm thêm mảng báo cáo, tổng hợp, kế toán, văn thư lưu trữ.
- Công tác đào tạo chưa thực sự đảm bảo với yêu cầu KTSTQ, trong đó bao gồm tự đào tạo tại chỗ và cử cán bộ đi tham gia tập huấn, chưa có đào tạo chuyên sâu tại Cục Hải quan Nghệ An, số cán bộ được đào tạo chuyên về mảng KTSTQ thi lại luân chuyển hoặc điều động đơn vị khác theo quy định của Tổng cục Hải quan về điều động, thay đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức.
- KTSTQ đòi hỏi tính tập thể cao hoặc làm việc theo nhóm sẽ rất phù hợp, tuy nhiên đây là điểm yếu của Cục Hải quan Nghệ An. Điều này thể hiện ở bảng phân công nhiệm vụ cụ thể từ cấp Chi cục đến cấp đội, theo đó một đến hai công chức sẽ chịu trách nhiệm chính từ khi bắt đầu thu thập thông tin cho đến khi kết thúc kiểm tra, công chức này chịu trách nhiệm trong việc dự thảo các biên bản làm việc, các nội dung kết luận, các quyết định xử lý như ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính. Điều này sẽ dễ gây ra sự phiến diện trong suy diễn vấn đề vẫn còn vướng mắc và nội dung đó đòi hỏi phải có ý kiến phối hợp của các cán bộ trong công tác để đưa ra kết lụân đúng nhất, đảm bảo sự phù hợp, đầy đủ và chính xác nhất.
Về hình thức:
Cục Hải quan Nghệ An chủ yếu thực hiện các cuộc KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan trong khi đó số lượng vụ việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp còn hạn chế chỉ chiếm số ít trong tổng số vụ việc kiểm tra sau thông quan.
Về công cụ:
- Việc xây dựng kế hoạch năm trình Tổng cục hải quan đã đảm bảo về thời gian, tuy nhiên danh sách các DN đề xuất trong kế hoạch chưa đảm bảo theo cách thu thập thông tin thông thường mà do chủ yếu là cảm tính và suy luận của cán bộ lập danh sách đề xuất. Cán bộ KTSTQ khi xây dựng danh sách DN chịu áp lực về số thu nộp ngân sách từ KTSTQ, do đó cán bộ đó phải chắc chắn rằng cuộc kiểm tra có mang lại số thu thì mới dám tiến hành kiểm tra, trong khi
không dễ dàng gì để xác định được cuộc kiểm tra đó có mang lại số thu hay không vì còn phải trải qua một quá trình làm việc, tranh luận giữa hải quan và DN thì mới có thể biết được vấn đề đúng hay sai, có phát sinh truy thu thuế hay không và truy thu bao nhiêu. Bên cạnh đó, thông tin về DN để tiến hành KTSTQ thu thập được từ hải quan cửa khẩu và các phòng ban tham mưu có liên quan đển thông tin là chưa nhiều mà phần lớn do Chi cục KTSTQ chủ động tìm tòi và đề xuất.
Về quy trình:
- Số lượng hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan không được phúc tập hết theo quy định là 100% do tổng cục hải quan quy định. Cụ thể ở tỷ lệ hồ sơ đã được kiểm tra phúc tập trên tổng số hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan từ năm 2010 đến năm 2014 chỉ đạt tỷ lệ cao nhất là 99%, do đây là năm 2012 do có triển khai chỉ thị của tổng cục hải quan về việc tăng cường kiểm tra sau thông quan nên việc phúc tập được chú trọng hơn, còn lại các năm như năm 2011 tỷ lệ này là 68%, năm 2014 là 76%. Nguyên nhân là số lượng biên chế tại chi cục hải quan cửa khẩu không nhiều, vì thế chỉ có thể bố trí từ một đến hai công chức thực hiện phúc tập hồ sơ cho nên dẫn đến không phúc tập đạt 100% hồ sơ hàng hóa đã thông quan.
Theo số liệu kết quả khảo sát cán bộ công chức hải quan cho thấy có đến 48/50 phiếu ý kiến (chiếm 96%) cho rằng phúc tập hồ sơ hải quan chưa được chú trọng và hiệu quả còn thấp, 01/50 phiếu (chiếm 2%) rất đồng ý với ý kiến này. Cùng nội dung khảo sát tương tự với đối tượng là 80 doanh nghiệp thì có 69/80 phiếu không có ý kiến (chiếm 86%) nguyên nhân đây là mảng liên quan đến quy trình nghiệp vụ được thực hiện bởi hải quan nên doanh nghiệp thường không được biết đến, chỉ 3/80 phiếu đồng ý ý kiến (chiếm 3,8%) và điểm đáng chú ý đây lại chính là doanh nghiệp đã được Cục hải quan Nghệ An tiến hành KTSTQ.
- Việc thu thập, xử lý thông tin còn hạn chế, số lượng thông tin chưa nhiều, số dấu hiệu phát hiện qua thu thập xử lý thông tin không cao dẫn đến việc xác định và lập danh sách đối tượng kiểm tra sau thông quan không mang tính trọng điểm dẫn đến ảnh hưởng kết quả kiểm tra.
Cũng theo số liệu về kết quả khảo sát cán bộ công chức hải quan về nội dung “Hoạt động thu thập, xử lý thông tin là một điểm yếu trong hoạt động KTSTQ tại Cục hải quan Nghệ An” thì có đến 30/50 phiếu đồng ý (chiếm 70%), có 06/50 phiếu rất đồng ý (chiếm 12%), 06 phiếu này là ý kiến của cán bộ tại Chi cục KTSTQ, là đơn vị trực tiếp thực hiện quy trình KTSTQ, 09/50 phiếu không đồng ý chiếm 18%, đây là ý kiến của những cán bộ trẻ mới được tuyển dụng và thuộc các phòng ban tham mưu thuộc Cục hải quan Nghệ An và chưa kinh qua KTSTQ.
- Chưa chú trọng vào việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhất là những doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm lớn, doanh nghiệp thường xuyên xuất nhập khẩu có phát sinh thuế phải nộp ngân sách.
- Số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên theo từng năm, nhưng số lượng doanh nghiệp mà Cục hải quan Nghệ An tiến hành kiểm tra không nhiều.
2.3.2.2. Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan
Xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng
Không thể phủ định vai trò của hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Hình ảnh tích cực và rõ nét nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy đó là lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh với sự đa dạng và phong phú của các chủng loại mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu. Và để tránh gây ách tắc hàng hóa cần được thông quan tại cửa khẩu thì phải có cách thức quản lý phù hợp, mà ở đây chính là kiểm tra
sau thông quan. Về khách quan cho thấy ngành hải quan cần phải áp dụng phương pháp KTSTQ hiện đại theo gợi ý của tổ chức hải quan thế giới và trong khu vực, tuy nhiên KTSTQ của Việt Nam chưa đáp ứng được đầy đủ điều này để có thể chuyển hoàn toàn từ “ tiền kiểm” sang “ hậu kiểm”.
Hệ thống cơ sở pháp lý
Hệ thống cơ sở pháp lý trong lĩnh vực KTSTQ hiện nay chưa thực sự đảm bảo và vẫn còn chồng chéo, đó là chưa quy định thống nhất tại Luật Hải quan, phải dẫn chiếu ở nhiều văn bản luật và nhiều văn bản khác nhau, một số nội dung chưa được quy định rõ ràng, cụ thể thiếu cơ sở pháp lý và vướng mắc trong triển khai thực hiện, chưa thể hiện sự kết nối giữa các khâu trước và sau thông quan, có sự chồng chéo, công việc lặp đi lặp lại gây lãng phí nguồn nhân lực. Chưa có chế tài cụ thể về việc xử lý vi phạm đối với hành vi doanh nghiệp xuất trình chậm trễ tài liệu, chứng từ khi đoàn kiểm tra yêu cầu cung cấp.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý còn nặng về mặt thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến sao y giấy tờ, hồ sơ, bên cạnh đó là thủ tục về giải trình từ phía doanh nghiệp đối với các vấn đề chưa rõ ràng về thông tin nghi vấn mà cơ quan hải quan đặt ra.
Theo số liệu kết quả khảo sát 80 doanh nghiệp với nội dung “Quy định về KTSTQ đòi hỏi DN phải thực hiện nhiều thủ tục, giấy tờ, công văn, giải trình”
thì có đến 68/80 phiếu rất đồng ý ý kiến chiếm 85%, 12/80 phiếu đồng ý chiếm 15 %. Điều này là một cản trở lớn cho lực lượng KTSTQ khi tiến hành kiểm tra, do đó đồng ý kiến với phía doanh nghiệp thì trong số 50 cán bộ công chức khi được khảo sát về cùng nội dung này thì có 47/50 phiếu đồng ý ý kiến chiếm 94% và 01/50 phiếu rất đồng ý ý kiến chiếm 2%.
Sự phối kết hợp với các lực lượng có liên quan
Mặc dù đã có văn bản được ký kết giữa ngành tài chính và ngân hàng về việc trao đổi phối hợp cung cấp thông tin, tuy nhiên do đặc thù hoạt động của
các ngân hàng là cần bảo vệ thông tin cho khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu có giao dịch qua ngân hàng. Do đó, khi lực lượng KTSTQ cần thu thập thông tin về đối tượng KTSTQ là khách hàng của ngân hàng thì thường khác khó khăn trong việc phối hợp, ví dụ như thông tin sao kê tài khoản ngoại tệ, tiền mặt, thông tin về hợp đồng tín dụng vay tiền của doanh nghiệp, và nhất là việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc thu thập, xử lý phân tích thông tin về đối tượng KTSTQ. Bên cạnh đó, với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước, do không có quy chế phối hợp nên việc cung cấp, trao đổi thông tin cũng thường chậm trễ hoặc thông tin không đầy đủ, ví dụ như thông tin cung cấp từ Sở kế hoạch đầu tư về tình trạng hoạt động, giải thể của doanh nghiệp, thông tin từ Cục thuế về việc hoàn thuế nội địa của doanh nghiệp…
Sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp
Kiểm tra sau thông quan đạt được kết quả cần có sự phối hợp, tương tác giữa hai bên hải quan - doanh nghiệp, nhất là với một lĩnh vực mới thì điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi doanh nghiệp đồng thuận với cơ quan hải quan thì mọi việc thụân lợi. Tuy nhiên, điều này lại là một trong những nguyên nhân của điểm yếu nêu trên, biểu hiện đó là việc doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn không cung cấp chứng từ, tài liệu, hồ sơ theo đúng thời hạn quy định và yêu cầu của lực lượng KTSTQ. Bên cạnh đó là một bộ phận DN tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có ý thức chấp hành pháp luật hải quan kém, chỉ chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng đối phó với lực lượng KTSTQ bằng các thủ đoạn khác nhau như tạo chứng cứ giả, không phối hợp hoặc tìm mọi cách để không phải làm việc với cơ quan hải quan…
Áp lực về chỉ tiêu thu nộp ngân sách
Thu nộp ngân sách đang là vấn đề quan tâm của các cơ quan quản lý tài chính và thực thi thu nộp các khoản thuế, theo đó tổng cục trưởng tổng cục hải
quan đã định hướng cho hải quan địa phương, bao gồm Cục Hải quan Nghệ An cụ thể nội dung về kiểm tra sau thông quan là một trong bốn giải pháp nhằm đảm bảo thu nộp ngân sách trong thời gian sắp tới của toàn ngành hải quan, do yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian thông quan tại cửa khẩu và tạm thời thông quan theo khai báo của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sẽ tiến hành kiểm tra truy thu thuế còn thiếu sau khi hàng hóa đã được thông quan.
Áp lực từ phía doanh nghiệp
Khi một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo và mâu thuẫn nhau thì dễ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẵn sàng gây áp lực cho lực lượng kiểm tra sau thông quan nhằm bảo vệ nội dung khai báo va số thuế phải nộp.
Sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên
Là một đơn vị trong hệ thống ngành dọc của ngành tài chính, Cục Hải quan Nghệ An chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục hải quan, đối với kiểm tra sau thông quan thì chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục kiểm tra sau thông quan. Sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục cũng như Cục kiểm tra sau thông quan đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện, triển khai nhiệm vụ, cụ thể hóa là việc phê duyệt kế hoạch KTSTQ hàng năm, là việc hướng dẫn về mặt nghiệp vụ đối với từng vụ việc kiểm tra.
+ Nguyên nhân chủ quan
Quan điểm và năng lực quản lý, điều hành của nhà lãnh đạo
Năng lực quản lý còn hạn chế, đội ngũ lãnh đạo Cục Hải quan Nghệ An, mặc dù có trình độ chuyên môn nhưng hầu hết còn hạn chế về quản lý do chưa qua các trường lớp về quản lý, điều hành một cách bài bản, chuyên nghiệp dẫn đến năng lực hoạt động trên một số khâu công tác còn khiêm tốn.
Quan điểm của lãnh đạo các cấp tại Cục hải quan Nghệ An chưa thực sự đầy đủ về vai trò của KTSTQ, đây là một trong những nguyên nhân có sự ảnh
hưởng đến hoạt động chung của KTSTQ. Mặc dù đã xác định tăng cường KTSTQ phải trở thành yêu cầu tự thân của Cục, trong đó phải phát huy được vai trò, trách nhiệm từ Đảng ủy, lãnh đạo cục đến các đơn vị trực thuộc, tuy nhiên nhận thấy rằng đây mới chỉ dừng lại ở hình thức, còn thực tế nội dung là chưa có, thể hiện rõ nhất là việc bố trí cán bộ KTSTQ như bố trí cán bộ nữ quá nhiều trong khi đội ngữ nữ cán bộ này trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi cao nhỏ khá cao hay việc bố trí cán bộ có kinh nghiệm còn bất cập, việc đào tạo chuyên sâu về KTSTQ và các nội dung khác liên quan đến quan điểm quản lý. Cũng từ nguyên nhân về quan điểm dẫn đến tư tưởng của không những cán bộ lãnh đạo mà cả công chức thừa hành nói chung chưa thực sự yên tâm công tác, và tất nhiên KTSTQ không đạt kết quả tốt do làm đối phó hoặc không làm cũng không sao.
Bộ máy kiểm soát
Hiện nay đơn vị trực tiếp KTSTQ là Chi cục KTSTQ trực thuộc cục Hải quan Nghệ An, xét về cơ cấu của đơn vị này nhận thấy với khối lượng công việc ngày càng tăng và tính chất phức tạp của các cuộc kiểm tra thì cần có một cơ cấu tổ chức đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên môn hóa với từng nội dung kiểm tra, do đó cần tăng thêm biên chế công chức và cơ cấu cấp đội nhằm đảm bảo mục tiêu chung của KTSTQ. Tổng cục hải quan quy định cơ cấu của Chi cục KTSTQ chỉ có 2 đội công tác, trong đó một đội chuyên về mảng báo cáo, tham mưu và tổng hợp, một đội chuyên về KTSTQ với tất cả các mảng như kiểm tra chính sách, trị giá tính thuế, mã số. Theo đó, tinh chuyên sâu là chưa đảm bảo và kết quả đạt được là không cao và không như mục tiêu đề ra. Điều này cũng là do nguyên nhân khách quan từ phía Tổng cục hải quan quy định về cơ cấu tổ chức
Xét về trình độ lực lượng chưa thực sự đồng đều, trước mắt đảm bảo về số lượng và trình độ đào tạo tuy nhiên phần lớn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và nhất là thiếu kiến thức về lĩnh vực KTSTQ và khả năng suy đoán, tư duy không cao. Một số bộ phận CBCC chưa có sự gắn kết với nhau, công tác phối hợp