Khái niệm thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình luật thương mại quốc tế  ph 1 (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG I NHẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QƯÓC TẾNHẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QƯÓC TẾ

1.1. Khái niệm thương mại quốc tế

Theo cách hiểu phổ thông, thưorng mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Hoạt động thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia thường được gọi là “hoạt động ngoại thương” hoặc “thương mại quốc tế”.

Những hoạt động này hàm chứa sự trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ giữa những cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau.

Thương mại quốc tế đã có từ lâu đời và trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, gắn liền với sự phát triển của các nền văn minh nhân loại. Từ thế kỷ XIX trước công nguyên thương mại quốc tế đã được ghi nhận qua sự hình thành và phát triên các trục đường thương mại kéo dài xuyên qua các châu lục, như “Con đường Tơ lụa” nổi tiếng nối Châu Á và Châu Âu hay “Con đường Hổ phách” nối Châu Âu và Châu Á, và từ Bắc Phi tới Biển Baltic.

Sự phát triển của các phương tiện vận tải và cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ XVI-XV1II tại các quốc gia Tây Âu tiếp tục nâng cao vai trò của các hoạt động thương mại xuyên các Châu lục. Trao đổi thương mại quốc tế bằng đường biên với các thuộc địa đem lại những nguồn lợi lớn lao cho các quốc gia Tây Au, góp một phần không nhỏ vào sự thịnh vượng của họ. Trong hai thế kỷ 22

trở lại đây, nhờ sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, tầm ảnh hưởng của thưcmg mại quốc tế về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội đối với sự phát triển của thế giới đã gia tăng đáng kể. Ngày nay thương mại quốc tế luôn đóng góp một phần không nhỏ cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của các quốc gia và là một cấu thành thiết yếu của chính sách phát triển kinh tế của các chính phủ.

Thương mại quốc tế về bản chất có nhiều điểm tương đông so với thương mại ừong nước vì động cơ và hành vi của các bên tham gia vào các hoạt động thương mại về cơ bản không thay đổi bất kể hoạt động thương mại diễn ra trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay xuyên biên giới. Khởi thủy của thương mại quôc tê cũng như thương mại thông thường đều bao gồm các hoạt động kinh doanh, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và các đối tượng trao đôi khác giữa các thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại của Việt Nam (2005) thương mại [nói chung] là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.1 Tuy nhiên thương mại quốc tế không đơn thuần chỉ là sự “nối dài” của thương mại trong nước ra phạm vi quốc tế; sự trao đổi thương mại xuyên biên giới sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau (như thuê quan, phương thức vận tải, ngôn ngữ và văn hóa ...) và phức tạp hơn rất nhiều so với sự trao đổi thương mại thông thường trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia. Trong nhiều trường hợp thương mại quôc tê không chỉ còn là mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, mà nó còn

1 Luật Thương mại (2005), Diều 3.1

23

liên quan tới sự trao đổi thương mại giữa các quốc gia hay giữa những khu vực kinh tế khác nhau.

Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý, khái niệm thương mại quốc tế chưa được hiểu thống nhất. Những học giả theo quan điểm truyên thống thường coi thương mại quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các thương nhân, tức là những giao dịch, hoạt động trao đổi hàng hóa từ lãnh thổ của một quốc gia sang lãnh thổ quốc gia khác. Cách tiếp cận này thực tế chưa bao quát hết phạm vi của thương mại quốc tế hiện đại bời nó mới chi nhằm vào một trong những đối tượng của thương mại là hàng hóa. Hiện nay, đối tượng trao đổi của thương mại quốc tế rất phong phú, bao gồm không chỉ sản phẩm hàng hóa hữu hình mà còn cả các sản phẩm hàng hóa vô hình như dịch vụ, đầu tư và tài sản trí tuệ (quyền sở hữu trí tuệ).

Một số học giả khác thì cho rằng thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dich vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có quốc tịch ichác nhau tại các quốc gia khác nhau.2 Định nghĩa này nhấn mạnh tới yếu tố chủ thể kinh doanh trong các giao dịch thương mại, theo đó “thương mại quốc tế” chỉ khác với thương mại trong nước ở yếu tố “quốc tịch khác nhau của các thương nhân”. Đây là cách tiếp cận theo nghĩa hẹp của thương mại quốc tế vì nó không cho thấy vai trò của các chủ thể khác của hoạt động thương mại như nhà nước và các thiết chế thương mại khu

2 Xcm Trần Hoà Bình và Trần Vãn Nam (chù biên) * iGiáo trình Luật thương mại quốc te' - Đại học Kinh tế quốc dâiT, Nxb. Lao dộng — Xã hội, Hà Nội, (2005). tr. 6, Nông Quôc Bình (chủ biên), “G/V/ơ trình Luật thương mại quốc tế" - Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp (2005). tr. 16

vực và quốc tế. Tính “quốc tế” trong khái niệm thưcmg mại quốc tế nêu trên chỉ bao hàm ý nghĩa tương tự như “tính quốc tế” của thuật ngữ tư pháp quốc tế.3 Thương mại quốc tế hiện đại không chỉ bao hàm các hoạt động giao dịch thương mại giữa các thương nhân mà còn có cả các giao dịch thương mại giữa các nền kinh tế, các quốc gia và các khu vực thương mại.

Thương mại quốc tế có thể hiểu một cách khái quát là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực hải quan. Tuy nhiên, thương mại quốc tế phải được nhìn nhận dưới hai góc độ: thứ nhất, hoạt động trao đổi thương mại giữa các quốc gia, các liên kết thương mại khu vực; và thứ hai, các hoạt động thương mại xuyên biên giới giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế, hay nhà nước khi nhà nước tham gia với tư cách là một thương nhân). Nấu nhin nhận từ góc độ chủ thể và tính chât của các quan hệ thương mại, thì hai khía cạnh nêu trên của thương mại quốc tế có thể phân thành hai nhóm tương ứng là

“thương mại quốc tế công” và “thương mại quốc tế tư”. Như vậy, hiêu một cách đầy đủ, khái niệm thương mại quốc tế phải bao gôm nội hàm của cả hai góc độ nêu trên.

Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng những thuật ngữ khác nhau để phân biệt hai khía cạnh của thương mại quốc tế công và thương mại quốc tể tư. Chẳng hạn ở Anh, Hoa Kỳ và Canada, các nhà khoa học thường sử dụng thuật ngữ “International Commerce”

để thể hiện thương mại quốc tế tư và “International Trade” đối với

3 Mai Mồng Quỳ và Trần Việt Dũng, "Luật thương mại quốc té" (Tái bàn lần 1), Nxb.

ĐHQG TP.HCM (2012), tr. 8

25

th ư ơn g m ại q uốc tế côn g. Trong tiến g N g a cũ n g tồn tại hai thuật n gữ tương ứng là “MeaựỊyHapoAHoe ToproBoe OTHOineHHe”

(m ezdunarodnoe torgovoe otnosheniye) để chi các quan hệ thương mại quốc tế côn g và “Me^KOyHapoflHaH KoMMepnecKoe OTHơmeHHe”

(m ezdunarodnoe kom m erchexkoe otnoshenhiye) để chỉ các quan hệ thương mại quốc tế tư. V iệc sử dụng các thuật ngữ pháp khác nhau để phân biệt những khía cạnh khác nhau của thương mại quốc tế, không có ý nghĩa quyết định trong v iệc nghiên cứu Luật thương m ại, tuy nhiên, nó tạo điều kiện thuận lợi cho v iệc tiếp cận và tránh sự nhầm lẫn trong v iệc định nghĩa khái niệm thương mại quốc té nói chung và luật thương mại quốc tế nói riêng.4

Một phần của tài liệu Giáo trình luật thương mại quốc tế  ph 1 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(464 trang)