Tài liệu tham khảo
III. NGUYÊN TẮC MINH BẠCH
Nguyên tắc minh bạch là một nguyên tẳc quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại nhằm giúp các đối tác thương mại hiểu rõ về cơ ché thương mại của nhau. Nội hàm của nguyên tắc
39 Xem thêm chương VI
139
này đòi hỏi quốc gia phải thiết lập một hành lang pháp lý điều chỉnh các họat động thương mại rõ ràng và ổn định. Mọi quy định, chính sách và chế độ pháp lý trong lĩnh vực thương mại phải được phổ biện rộng rãi (dễ tiếp cận) và có thể dự đoán trước. Nói cách khác, nguyên tắc minh bạch trong thương mại quy định quốc gia phải cụ thể hóa các chính sách thương mại và các công cụ thương mại, và công bố chúng một cách rộng rãi đủ để mọi thực thể có lợi ích liên quan có thể tiếp cận một cách thụân tiện.
Sự minh bạch trong chính sách thương mại được coi là nền tảng giúp cho họat động trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia được thuận lợi hơn. Các quốc gia một khi có được cái nhìn đầy đủ về chế độ thương mại của quốc gia đối tác sẽ dễ dàng đưa ra định hướng phát triển lâu dài cho thương mại song phương. N hờ sự minh bạch trong hành lang pháp lý thương nhân của các quốc gia sẽ dễ dàng dự trù họat động xuất nhập khẩu cũng như có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thuận lợi hơn.
3.2. Nguyên tắc minh bạch trong luật W TO
Trong khuôn khổ hệ thống thương mại của WTO sự thiếu minh bạch trong pháp luật và chính sách thương mại của quốc gia cũng được nhìn nhận như một “rào cản phi thuế quan” có ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế như các hàng rào kỹ thuật khác. Sự không rõ ràng trong các quy định'pháp luật thương mại của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động thương mại của các đối tác.
Vì vậy, nguyên tắc minh bạch được quy định như một nghĩa vụ bắt buộc đối với các thành viên của hệ thống thương mại. Cụ
thể, Điều X của GATT và Điều III của GATS quy định các quốc gia thành viên phải thực hiện nguyên tắc minh bạch thông qua ba nội dung:
(i) Thông báo công khai và kịp thời cho các quốc gia đối tác và thương nhân của họ mọi quyết định, quy định và quy chế thương mại;
(ii) Thiết lập các cơ quan hoặc trung tâm chuyên trách để rà soát các quyết định quản lý hành chính có ảnh hường tới thương mại và cung cấp các thông tin cần thiết (ngoại trừ những thông tin bí mật có liên quan tới việc bảo vệ trật tự xã hội) khi có yêu cầu của các quốc gia đối tác; và
(iii) Thông báo kịp thời cho WTO mỗi khi có sự thay đổi trong chính sách thương mại của mình.
Các quốc gia thành viên của WTO phải báo cáo đầy đủ và ngay lập tức cho các ủy ban chuyên trách của WTO về những thay đổi, bổ sung, sửa đổi trong các chính sách, quy định pháp luật thương mại và các hướng dẫn liên quan. Quốc gia phải thiết lập các điểm liên lạc/trung tâm thông tin WTO để trả lời yêu cầu của các quốc gia thành viên. Theo quy định của Điều IV:2 GATS các nước phát triển trong hệ thống WTO (và các thành viên WTO khác trong phạm vi có thể) phải thành lập những điểm liên lạc/trung tâm thông tin để tạo điều kiện tiếp cận thôiig tin, liên quan tới thị trường của các mình cho những nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên đang phát triển.
Đối với lĩnh vực thương mại phức tạp và nhạy cảm như dịch vụ, WTO yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng các
141
chính sách và biện pháp phải được công bố rõ ràng, cụ thể và không được suy giảm nội dung của những nghĩa vụ chung của các thành viên, như nghĩa vụ áp dụng quy chế MFN hoặc những cam kết cụ thể trong từng ngành dịch vụ hoặc phân ngành dịch vụ cụ thể. Nghĩa vụ bảo đảm nguyên tắc minh bạch đặc biệt quan trọng đối với những ngành dịch vụ mà các quy định pháp luật (như công cụ bảo hộ thưong mại và/hoặc điều phối thị trường nội địa) có ỳ nghĩa tương đối quan trọng hơn các ngành kinh doanh khác ữong nền kinh tế.
Cụ thể, mỗi Thành viên WTO phải bảo đảm rằng đối với những ngành dịch vụ đã cam kết, phải xây dựng và áp dụng các chính sách và biện pháp thương mại liên quan hợp lý, khách quan và bình đẳng. Các thành viên phải duy trì hoặc thành lập các tòa án tư pháp, trọng tài hoặc tòa án hành chính hoặc thủ tục để xem xét nhanh chóng và đưa ra các biện pháp khắc phục đối với các quyết định hành chính có tác động đến thương mại dịch vụ theo yêu cầu của người cung cấp dịch vụ chịu tác động.40
WTO cũng thiết lập một cơ chế rà soát chính sách thương mại của các quốc gia thành viên định kỳ dưới sự quản lý của cơ quan chuyên trách rà soát cơ chế thương mại của các nước thành viên - Trade Policy Review Body (TPRB). TPRB sẽ thông báo đầy đủ về mọi khía cạnh của chính sách thương mại của các quốc gia thành viên liên quan sau khi hoàn tất thủstục rà soát chính sách thương mại của quốc gia đó. Cơ chế rà soát chính sách thương mại cùa WTO được thiết lập để bảo đảm thực thị nguyên tắc minh bạch
40 GATS, Điều IV:2(a)
142
trên toàn hệ thống thương mại đa phương cùa tổ chức. Nhiều chuyên gia cho rằng chính nguyên tắc minh bạch là chất xúc tác cho sự tin tường lẫn nhau, hợp tác kinh tế và hạn chế những tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO.