Tài liệu tham khảo
2.1. Dâi ngô Toi huê quôc
Quy chê Dâi ngô tôi huê quôc (“Quy chê M FN ”) dôi hôi quôc gia phài dành cho dôi tâc thuorng mai cüa m inh su dôi xù uu dõi nhõt. Nụi nhu võy khụng cụ nghùa là quy chờ M FN quy dinh su dôi xù dâc biêt cho mot hay mot sô quôc gia trong cùng mot hê thông thuang mai. Viêc âp dung quy chê M FN thât ra nhâm mue dich không phân biêt dôi xù trong quan hê thuong mai - quôc gia phài cho tât câ câc quôc gia khâc huông uu dâi nhu nhau. Nôi câch khâc, khi âp dung quy chê MFN, câc quôc gia thôa thuân châp nhân cho nhau huông nhùng uu dâi thuong mai mà ho cho câc nuôc thù ba huông hoàc vôi dieu kiên cô di cô lai hoàc vô dieu k iê n 1.
N hu vây, quy chê MFN cô thé tôn tai duôi hai dang: dang vô dieu kiên, theo dô viêc âp dung quy chê này duge thuc hiên mot câch tu dông; dang cô dièu kiên, theo dô viêc âp dung duge thuc hiên cô qua cô lai. Khi duge âp dung mot câch cô dieu kiên, su
1 Carreau Dom inique Juillard Patrick, D ro it in tern a tio n a l econ om iqu e, LGDJ, 4em e édition, Paris, 1998, 720
101
bình đẳng về đối xử giữa các quốc gia chỉ tồn tại khi có sự nhượng bộ ở cả hai phía (nếu không sẽ có phân biệt đối xử).
Trong lịch sử, khi mới được hình thành quy chế MFN chủ yếu tồn tại trong các thoả ước hợp tác kinh tế - thương mại song phương với mục đích bảo đảm rằng sự ưu đãi về thương mại có đi có lại giữa hai đối tác là điều kiện căn bản của sự hợp tác. Một ví dụ là quy chế MFN trong hiệp ước đồng minh và thương mại ký kết ngày 06/02/1776 giữa Hoa Kỳ và Pháp. Từ đầu thế kỷ XX chính sách ngoại thương của Hoa Kỳ có những thay đổi lớn theo hướng áp dụng quy chế MFN vô điều kiện. Sự thay đổi này được đánh dấu bời điều ước thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Đức được ký kết năm 1923.2 Với tư cách là một cường quốc thương mại hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ đã cổ súy và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan điểm của các quốc gia khác trong quan hệ thương mại đối với quy chế MFN. Trong khuôn khổ hệ thống GATT/WTO, quy chế MFN được thiết lập trên cơ sở vô điều kiện.
Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể tại Phần 3.1.2 dưới đây.
Tầm quan trọng của quy chế MFN trong khuôn khổ hệ thống thương mại GATT/WTO được thể hiện qua việc quy chế này được ghi nhận tại nhiều điều luật của hệ thống thương mại. Quy chế MFN trước hết được ghi nhận tại Điều I của GATT 1947, liên quan đến thương mại hàng hóa. Sau vòng đàm phán Uruguay, nó
2 Hiệp định về tình hữu nghị,' quan hệ thương mại và lãnh sự giữa Hoa Kỳ và Đức (Treaty o f Friendship, Commerce and Consular Relations between Germany and the United States o f America) được chính phù hai nước ký tại Washington vào ngày 8/12/1923.
được thừa nhận trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (Điều II, GATS) và sở hữu trí tuệ, (Điều 4 TRIPS). Ở chừng mực nào đó, quy chế M FN còn được đề cập tại Điều III.7 (quy tắc định lượng nội địa), Điều V (quyền tự do quá cảnh), Điều IX. 1 (nhãn xuất xứ), Điều XIII (áp dụng hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử), Điều XVII (doanh nghiệp thương mại nhà nước), Đ iều XX (ngoại lệ chung) của GATT, tại các hiệp thương mại đa phương khác như Hiệp định TBT, Hiệp định SPS và Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập k h ẩu ... Quy chế MFN cũng là đề tài được đề cập và giải thích trong nhiều vụ kiện điển hình trong khuôn khổ hệ thống GATT/WTO.
Trong pháp luật Việt Nam, quy chế đãi ngộ MFN trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ được ghi nhận tập trung tại Pháp lệnh của ủ y ban Thường vụ Quốc hội số 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế (“Pháp lệnh M FN-NT”). Quy chế MFN còn được Việt N am công nhận và cam kết tôn trọng trong nhiều điều ước thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập, như Hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ (2000) tại Điều 1, Hiệp định về thương mại hàng hóa của ASEAN (2009) tại Điều 5. Việt Nam cũng xác nhận áp dụng quy chế MFN trong Cam kết gia nhập W TO của mình (2006).
Trong khuôn khổ chương này, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu xem xét các đặc điểm của việc áp dụng quy chế M FN theo
103
như quy định tại Điều I của GATT, Điều II của GATS và Điều 4 của TRIPS.
2.1.2. Áp dụng quy chế M FN trong luật WTO
2.1.2.1. Quy tắc chung
Các thành viên của WTO đều phải tuân thủ và thực hiện quy chế MFN một cách vô điều kiện trong tất các các lĩnh vực thưcmg mại của hệ thống. Theo quy định của Điều I GATT, mọi lợi thể, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay đươc giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác. Tương tự, Điều II. 1 GATS quy định đối với mọi biện pháp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định [GATS], mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác Sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác. Điều 4 Hiệp định TRIPS quy định trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các Thành viên phải dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện mọi ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ mà Thành viên này dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác.
Như vậy, nhìn chung trong khuôn khổ WTO, các quy định liên quan tới quy chế đầi ngộ tối huệ quốc đều nhắm cùng một mục đích: cấm phân biệt đối xử giữa các quốc gia đối tác. Mục
đích của các quy định trên là nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tác khi nhập khẩu từ, cũng như xuất khẩu vào các thành viên của WTO.
2.1.2.2. Phạm vi áp dụng
(a) Đổi tượng chi phối của quy chế M FN
Như trên đã trình bày, quy chế MFN chi phối tất cả các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo Điều I của GATT, đây có thể là các biện pháp ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa (mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới xuất nhập khẩu; mọi khoản thuế quan và khoản thu đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất nhập khẩu; phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu; mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu) hoặc các biện pháp ảnh hưởng tới phân phối hàng trên thị trường nhập khẩu (các khoản thuế hay các khoản thu nội địa; các quy tắc và quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường quốc gia nhập khẩu. Điều II GATS và Điều 4 Hiệp định TRIPS không liệt kê các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ và bảo hộ sờ hữu trí tuệ. Các quy định này chỉ đề cập ngắn gọn “bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định” (GATS) và các biện pháp “đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ” (Hiệp định TRIPS) đều bị chi phối bởi nguyên tắc đối xử MFN.
105
Đối với các biện pháp trên, các ưu đãi phải được áp dụng như nhau đối với các hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ
“tương tự”.
(b) Hàng hóa, địch vụ và nhà cung cấp dịch vụ “tương tự ” Trong bối cảnh áp dụng quy chế MFN, việc xác định tính
“tương tự” (likeness) của các hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ là vô cùng quan trọng. Bời, nếu các Thành viên không thể phân biệt đối xử giữa các sàn phẩm, dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự, họ hoàn toàn có thể áp dụng chế độ đối xử khác biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ không tương tự. Hơn nữa, việc xác định tính “tương tự” giúp tránh trường hợp các Thành viên khẳng định tính khác biệt của một số sản phẩm nhằm giảm hoặc bóp méo phạm vi của các cam kết thương mại cùa mình và từ đó, làm giảm ảnh hưởng của quy chế MFN.
Tuy nhiên, cần lưu ý ràng khái niệm “tương tự” không phải chỉ được sử dụng trong các quy định về quy chế MFN. Nó được nhắc tới tại tất cả các quy định của WTO liên quan tới chống phân biệt đối xử. Ví dụ, trong GATT, khái niệm “tương tự” không chỉ được dùng tại Điều I GATT, mà cả tại Điều III (2, 4) GATT (Đãi ngộ quốc gia về thuế và quy tắc trong nước), Điều VI (l.a và l.b) (Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng), Điều XIII (1) (Áp dụng các hạn chế số lượng một cách không phân biệt đối xử), Điều XIX (1) (Biện pháp khẩn cấp đối với một>số sản phẩm riêng biệt).
Ở đây, chúng ta tập trung chủ yếu vào việc xác định tính “tương tự” trong bối cảnh áp dụng quy chế MFN và NT.
Việc xác định tính “tương tự” rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng phức tạp. WTO chưa có một định nghĩa cụ thể và bao quát về khái niệm “tương tự” trong bối cảnh áp dụng quy chế M FN và NT.
Điều 2.6 Hiệp định ADA và Điều 15.6, ghi chú 46 của Hiệp định SCM có đưa ra định nghĩa về khái niệm này. Tuy nhiên, việc áp dụng định nghĩa trên không được chính thức công nhận trong bối cảnh Điều I và III của GATT.3 Do đó, việc xác định tính tương tự, đưa ra các tiêu chí để xác định tính tương tự cũng như tầm quan trọng của các tiêu chí này phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của cơ quan nhà nước và cơ quan giải quyết tranh chấp. Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy “khái niệm sản phẩm tương tự” không được giải thích giống nhau ở các điều luật khác nhau của WTO4.
Vụ kiện Nhật Bàn — Thuế đổi với đồ uống cỏ cồn (Nhật Bản — Đồ uổng có cồn) là vụ kiện điển hình liên quan tới việc giải thích tính
“tương tự” của hàng hoá. Trong vụ kiện này Cơ quan phúc thẩm đã nhấn mạnh quan điểm trên bằng sự so sánh nổi tiếng: “Khái niệm
“tương t ự ” mang tỉnh tương đổi, nó làm liên tưởng tói hình ảnh của một cây đàn ac-cooc-đê-ông. Cây đàn ac-cooc-đê-ông mang tên “tương tự " kẻo dãn và thu hẹp tại những điểm khác nhau tùy thuộc vào những quy định khác nhau cua WTO được áp dụng. Việc cây đàn ac-cooc-đê-ông kéo dãn tới một điểm nào đó được quyêt
3 Xem Báo cáo cùa Cơ quan phúc thấm, Nhật Bán - Thuế đánh trên đồ uống có côn (Ja p a n — Taxes on A lco h o lic B evera g es), W T/DS8/AB/R, W T/DS10/A B/R, W T/DS11/AB/R, (04/10/1996).
4 Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, N hật Bản — Đ ồ uổng có cồn, W TD S8/A B/R , 04/10/1996, phần H .l.(a), tr. 25 - 26, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, E C - C ác hiện p h á p ảnh h ư ở ng tớ i a -m i-â n g và cá c sàn p h â m ch ứ a clĩâ t n à y (E C - M easu res A ffectin g A sb e sto s a n d A sb esto s - C o n ta in in g P ro d u cts), W T/DS135/AB/R, (12/3/2001), đoạn 101.
107
định bởi quy định cụ thể mà trong đó thuật ngữ ‘‘tương tự ” được sử dụng, cũng như bổi cảnh và các điều kiện cụ thể cùa trường hợp mà quy định đỏ được áp dụng.”5 Ví dụ, trong vụ kiện trên, theo Cơ quan phúc thẩm, trong câu đầu của Điều III.2 của GATT, thuật ngữ “tương tự” phải được giải thích chặt chẽ6; nhưng trong vụ kiện EC — Biện pháp liên quan tới miăng và các sàn phẩm chưa a-miăng (EC - Sản phẩm A-mi-ăng), cũng theo Cơ quan phúc thẩm, thuật ngữ “tương tự” phải được giải thích rộng7.
Thuật ngữ “tương tự” được giải thích trong nhiều vụ kiện trong khuôn khổ GATT, như các vụ kiện ú c - Trợ cấp đổi với ammonium sulphate, EC — các biện pháp đánh trên súc vật được nuôi bằng protein, Tây Ban Nha - Quy chế thuế đánh trên cà phê chưa rang; trong khuôn khổ WTO như các vụ tranh chấp Nhật Bản
— đồ uống có cồn và EC — Sản phẩm a-mi-ăng. Từ các vụ kiện trên, ta có thể rút ra một số tiêu chí thường được sừ dụng nhằm xác định tính tương tự của sản phẩm trong bối cảnh áp dụng Điều I và Điều III của GATT. Đó là:
• Thành phần, tinh chất vật lý sản phẩm: các yếu tố liên quan như kích cỡ, thành phần hóa học, hiệu quả, tính bền... tóm lại là những yếu tố giúp xác định liệu một sản phẩm có phải là độc nhất hay không. Đặc biệt cần chú ý những tính chất vật lý có thể
5 Báo cáo cùa Cơ quan phúc thẩm, N hật Bản - Đ ồ uổng có cồn, W TD S8/A B/R, 04/10/1996, phần H .l.(a), tr. 2 5 - 2 6 . s
6 Báo cáo cùa Cơ quan phúc thẩm, N hật Bàn - Đ ồ uống có cồn, W TD S8/AB/R , 04/10/1996, phần H .l.(a), tr. 2 5 - 2 6
7 Báo cáo cùa Cơ quan phúc thẩm, E C - Sàn p h ấ m a-m i-ăng, W T /D S 135/A B/R , 12/3/2001, đoạn 88-89, 93-99
ảnh hưởng tới tương quan cạnh tranh giữa các sản phẩm trên thị trường8;
• Tính năng sử dụng cuối cùng cùa sản phẩm: các khác biệt về tính chất vật lý có thể không ảnh hưởng tới tính “tương tự” nếu những tính chất trên đù gần nhau để một sản phẩm có thể thay thế cho sản phẩm khác nhằm sử dụng vào mục đích cuối cùng của nó.
Tuy nhiên, mọi tính năng sử dụng cuối cùng của sản phẩm đều phải được xem xét, nếu như chỉ có một phần nhỏ tính năng sử dụng cuối cùng của hai sản phẩm trùng nhau thì tiêu chí trên kể như không được đáp ứng;
• Thị hiếu và thói quen của ngicời tiêu dùng: có những trường hợp sản phẩm có nhiều tính chất vật lý giống nhau và về mặt kỹ thuật có cùng tính năng sử dụng cuối cùng vẫn không được coi là sản phẩm “tương tự” nếu chúng không được xếp vào cùng thị phần và người tiêu dùng không có cùng thói quen sử dụng chủng. Một trong những ví dụ là bia với độ cồn cao và thấp khác nhau. Tuy nhiên, cần sử dụng tiêu chí trên một cách thận trọng.
Các sản phẩm quá khác biệt về lý tính khó có thể coi là tương tự, ngay cả khi trong thói quen của người tiêu dùng, chúng có thể được dùng thay cho nhau, c ầ n lưu ý rằng tính “tương tự” vẫn được xác định trên nguyên tắc dựa vào các đặc tính vật lý của sản phâm;
tính “tương tự” trong bối cảnh Điều I GATT không giống nhu tính
“có thể thay thế” trong bối cảnh Điều III.2 GATT;
8 Báo cáo cùa Cơ quan phúc thấm, vụ vụ E C — Sán p h ẩ m a -m i-ăn g, W T/DS135/R , 12/3/2001, đoạn 114
109
• Vị trí trên biểu thuế: tính “tương tự” của hàng hóa có thể được xác định dựa trên mã sổ phân loại hàng hóa của sản phẩm quy định tại Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức hải quan thế giới (HS Code). Tuy nhiên, ờ đây cần lưu ý là sự phân loại theo HS Code có thể khác vói phân loại thể hiện trên các cam kết mờ cửa thị trường của Thành viên. Chính vì vậy, việc hai sản phẩm được phân loại vào cùng một vị trí không dẫn đến kết luận ngay là chúng “tương tự”. Vị trí trên biểu thuế chỉ là một trong những tiêu chí có thể được tham khảo để xác định hàng hoá tương tự.
Độc tính và tính nguy hiểm của sản phẩm, cho tới nay, chưa được sử dụng như tiêu chí độc lập để xác định tính “tương tự”.
Trong vụ kiện EC - Sản phẩm a-mi-ăng, Cơ quan phúc thẩm khẳng định các yếu tố độc tính và tính nguy hiểm có thể được xem xét khi xác định tính “tương tự” nếu như chúng ảnh hường đến lý tính hoặc điều kiện cạnh tranh của các sản phẩm. Nói cách khác, độc tính và tính nguy hiểm chi được xem xét khi đánh giá lý tính sản phẩm hoặc thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng. Ngoài ra, một số tiêu chí không thể được sử dụng để xác định tính tương tự, ví dụ: những khác nhau nằm ngoài bản chất của sản phẩm như nguồn gốc9, tính chất nhân thân của người sản xuất10... Phương
9 Báo cáo cùa Ban hội thẩm, vụ Indonesia - M ột s ổ biện p h á p liên quan tớ i ngành ngành cô n g nghiệp ô tô (Indonesia — Certain Measures Affecting the Automobile), WT/DS54/R, đoạn 14.112 và 14.11>
10 Xem báo cáo cùa Ban hôi'thâm, vụ H oa K ỳ - Tiêu chuân đ ố i v ớ i x ă n g dâu th ư ờng và x ă n g dầu tá i che (US— Standards for Reformulated and Conventional Gasoline), WT/DS2, (24/1/1995).
WT/DS2/R, 29/01/1966, đoạn 6.11-6.13 (không bị Cơ quan phúc thẩm bác bỏ).