LUẬT TỎ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
III. TỎ CHỨC THƯƠNG M ẠI THÉ GIỚI
3.4. Quy trình và thủ tục ra quyết định của WTO
Quy trình và thủ tục ra quyết định của WTO mang rất nhiều nét đặc thù và là một sự kể thừa đầy đủ từ hệ thống GATT. Trước hết nó thể hiện ờ việc tất cả các Thành viên của WTO đều có quyền bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề và hầu hết các vấn đề được quyết định trên cơ sở biểu quyết đồng thuận.
về phương diện này, WTO khác với các tổ chức quốc tế khác như IMF và WB. Đối với những tổ chức này, quyền lực được giao cho Ban giám đốc - cơ quan điều hành tối cao của tô chức. Quy trình ra quyết định thông qua đồng thuận có thể đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực của các bên, tuy nhiên quyết định một khi đã đựơc thông qua sẽ được các thành viên nghiêm túc (tự nguyện) thực
20 Xem Kopelman R., “Customary law is a mean to establish International Law”, BYBIL 18,(1937) tr. 129
hiện. N ét đặc thù này được coi là m ột trong những nhân tố tao ra sức m ạnh và thành công của WTO.
WTO là m ột tổ chức dựa trên sự đồng thuận và điều chinh bởi các Thành viên. Cơ chế ra quyết định của WTO bao gồm (i) thủ tục thông thường và (ii) thủ tục đặc biệt
3.4.1. Thủ tục thông thường
Thủ tục ra quyết định thông thường được quy định tại Điều IX Hiệp định WTO, theo đó các quyết định tại WTO sẽ dựa trên cơ sờ: (i) Quyết định trên cơ sở đồng thuận và (ii) Quyết định bằng hình thức bỏ phiếu biểu quyết đa số.
• R a quyết định trên cơ sở đồng thuận
Theo quy định tại điều IX. 1 của Hiệp định WTO, các Thành viên ban đầu sẽ cố gắng thông qua các quyết định trên cơ sở đồng thuận như quy định trong GATT 194721. Nói cách khác, trừ khi một Thành viên dứt khoát phản đối quyết định được đưa ra, còn không thì quyết định sẽ được thông qua và sẽ không áp dụng cách thức bỏ phiếu.
• Ra quyết định trên cơ sở đa số phiếu
Nếu vấn đề được thảo luận không thể đạt được m ột quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải quyêt sẽ được quyêt định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị Bộ trường và Đại Hội đồng, mỗi Thành viên của WTO có một phiếu
21Cơ quan có liên quan đuợc xem xét như đã quyết định dựa trên nguyên tăc đồng thuận về những vấn đề được đưa ra cho mình xem xét nếu không có thành viên nào, có mặt tại phicn họp đế đưa ra quyết định, chính thức phản đối quyết định được dự kiến.
77
(ngoại trừ trường hợp của EU)22 trừ khi có quy định khác trong Hiệp định WTO, hoặc trong Hiệp định thương mại Đa biên có liên quan, các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số phiếu.
Biểu quyêt theo đa số cũng là thủ tục ra quyết định của hầu hết các cơ quan của WTO. Tuy nhiên, WTO cũng cho phép các cơ quan chuyên môn, chuyện trách có thể có những quy định khác về tỷ lệ số phiếu cần để thông qua quyết định. Lưu ý việc bỏ phiếu quyết định một vấn để chi khi nào vấn đề có thuộc trường hợp được bỏ phiếu.
3.4.2. Thủ tục đặc biệt
Hiệp định thành lập WTO quy định về thủ tục ra quyết định đặc biệt trong những trường hợp sau:
(i) Quyết định của về giải quyết tranh chấp tại WTO (quyết định của DSB) —phải được thông qua trên nguyên tắc “đồng thuận nghịch” - tức là qụyết định sẽ không được thông qua khi tất
cả các Thành viên đồng thuận phản đối quyết định này.23
(ii) Quyết định giải thích theo thẩm quvền (Hội nghị bộ trưởng và các hội đồng) - đòi hỏi chấp thuận của Vasố thành viên.
22 Đ ối với trường hợp EU thực hiện quyền bò phiếu cùa mình thì họ sê có số phiếu tương đương sô lựợng thành viên của EU là Thành viên của WTO. Thực tiễn này thể hiện cụ thê ờ việc đại diện các nước thành viên EU tham gia các cuộc họp nhưng sẽ không có ý kiên. Mọi ý kiến và phát ngôn sẽ do đại diện của ủ y ban Châu Âu thực hiện. Các nước thành viên EỤ chi phát biểu và biểu quyết độc lập trong các vấn đê liên quan tới ngâmsách và tổ chức (Ví dụ: bầu Tông giám đốc).
23 Xem cụ thể ở Phần 1, Chương 9
(iii) Quyết định cho phép gia nhập WTO (Hội nghị Bộ trưởng) — đòi hỏi sự chấp nhận của 2/3 thành viên WTO.
(iv) Quyết định cho p h ép miễn nghịa vụ cho Thành viên (Hội nghị Bộ trưởng) - đòi hỏi chấp thuận của 3A số thành viên;
(v) Ouyết định bổ sung điều khoản của hiệp định thương m ại (Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng) — nếu quyết định sửa đổi không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các thành viên thì việc sử đổi, bổ sung sẽ được thông qua với sự chấp nhận của 2/3 thành viên WTO. Tuy nhiên, đối với một số các điều khoản cơ bản (liên quan đến nghĩa vụ M FN trong các Hiệp định GATT, GATS và TRIPs, phụ lục thuế quan của G A TT 1994) việc sửa đổi phải được sự chấp nhận của tất cả các Thành viên.
(vi) Quyết định thông qua quy chế tài chính và dự toán ngân sách hàng năm (Đại hội đồng) — đòi hỏi sự chấp thuận quá bán.
3.5. M ối quan hệ giữa luật tổ chức thương mại thế giới và luật quốc gia
Hệ thống các quy tắc, quy định và nguyên tắc pháp lý của WTO (“Luật W TO”) là một phần cấu thành quan trọng của pháp luật kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế. Luật WTO được xây dựng trên cơ sở các điều ước quốc tế về thương mại được ký kêt giữa các quốc gia thành viên WTO (bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ hải quan). Khi đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại trong khuôn khổ WTO, các quốc gia đã trực tiếp cam kết tuân thủ các quy định của luật WTO. Nói cách khác quốc gia phải xây dựng pháp luật, chính sách thương rhại cùa quốc gia phù hợp với luật WTO.
79
v ề vai trò cùa luật WTO đối với luật quốc gia, Điều XVI :4 Hiệp định thành lập WTO quy định các thành viên của hệ thống phải đảm bảo sự thống nhất các luật quy định và những thủ tục hành chính [liên quan tới những nghĩa vụ] của mình như được quy định tác các Hiệp định thương mại của WTO. Quy định này phản ánh tinh thần của Điều 27, Công ước Vienna về Luật Điều ước quốc tế24 về vấn đề nghĩa vụ tôn trọng điều ước quốc tế, theo đó một bên [ký kết] không thể viện những quy định của pháp luật trong nước của mình làm lý do để không thi hành một điều ước quốc tế [mà họ tham gia]. Như vậy, pháp luật quốc gia có thể cẩu thành bằng chứng về việc quốc gia có tuân thủ hay không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế liên quan.
Quy định của pháp luật quốc gia không chỉ phải tương thích về mặt hình thức so với luật WTO mà còn phải tương thích về mặt nội dung. Có nghĩa là các quy định của pháp luật quốc gia phải được diễn giải và áp dụng để không xung đột với luật WTO. Tại Hoa Kỳ, EU và một &P nước, toà án đã xác lập học thuyết “giải thích pháp luật tương thích với điều ước quốc tế” trong thực tiễn xét xử. Toà án Công bằng Châu Âu (European Court o f Justice - ECJ) trong vụ kiên Commission V í. Đức (về Thoả thuận bơ sữa quốc tế) năm 1996 liên quan tới Hiệp định GATT 1947 đã phán quyết “khi nội dung của văn bản pháp luật thứ cấp của EC cỏ nhiều cách giải thích, thì phái ưu tiên giải thích theo hướng gần với các quy định của Điều ước quốc tể...”. ECJ tiếp tục khẳng định học thuyết giải thích pháp luật quốc gia (các thành viên EU) tương
24 Công Ư Ớ C cùa Liên Hiệp Quốc về Luật điều ước quốc tế được ký kết tại Vienna, Áo vào năm 1969 (“Công ước Vienna”)
thích với các điều ước quốc tế (hiệp định W TO) trong phán quyết H erm es International and F H T M arketing Choice B V (1998)25 và vụ kiện Shcieving-H ijstad v o f et al vs. Robert G roeneveld (2 0 0 1).26 27 V iệt N am cũng đã tiếp nhận học thuyết nêu trên khi quy định tại Đ iều 6.1 Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (2005) 27 “Trong trường hợp văn bản quy phạm p h á p luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt N am là thành viên có quy định khác nhau về cùng m ột vẩn đề thì áp dụng quy định của điểu ước quốc t ế ”. Tinh thần của nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại các văn bản pháp luật khác nhau, như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp v.v.
Có thể nói, luật WTO có giá trị pháp lý cao hơn các quy định của pháp luật quốc gia trong trường hợp có xung đột giữa các quy định liên quan. Tuy nhiên, Luật WTO không có giá trị pháp lý trực tiếp đối với pháp luật quốc gia. Mặc dù Thành viên WTO có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, họ vẫn có toàn quyền xác lập các công cụ pháp lý hợp lý để bảo đảm các quy định liên quan của Luật WTO sẽ được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều gián tiếp hoặc trực tiếp quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia rằng Luật WTO chỉ có giá trị pháp lý gián tiếp đối với hệ thống pháp luật trong
25ECJ, H e n n e 's in te r n a tio n a l a n d F H T M a rk e tin g C h o ic e BV, C ase 53/96, (1 9 9 8 ) ECR 1-3603.
26ECJ, S c h ie v in g -N ijsta d v o f a n d O th e rs V. R o b e r t G r o e n e v e ld, C ase C -89/99, (2 0 0 1 ) ECR 1-5851.
27 Luật 4 1 /2 0 0 5 /Q H 1 1 - Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, 14/6/2005
81
nước.28 Điều đó cũng có nghĩa là trên thực tế, các hành vi hay biện pháp thương mại của quốc gia vi phạm quy định Luật WTO không thể bị khiếu kiện trực tiếp tại toà án quốc gia.