CHƯƠNG I NHẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QƯÓC TẾNHẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QƯÓC TẾ
1.3. Chủ thể của Luật thưong mại quốc tế
Trong luật quốc tế và các ngành khoa học chính trị, quốc gia được hiểu là thực thể pháp lý của cộng đồng quốc tế có khả năng đây đủ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ quốc tế. Quốc gia với tư cách là một chủ thể của pháp luật quốc tế cần phải hội đủ các tiêu chuẩn cơ bản sau: (i) có lãnh thổ riêng; (ii) có dân cư ổn định; (iii) có chính phủ; và (iv) khả năng thực hiện các quan hệ với các quốc gia khác. Các yếu tổ này đảm bảo việc thực thi chủ quyền của một quốc gia và tư cách chủ thể của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Trong quan hệ thương mại quốc tế yêu cầu đối với các cấu thành nêu trên được nhìn nhận một cách mềm dẻo hơn bởi cộng đồng quốc tế. Luật thương mại quốc tế công nhận lãnh thổ hải quan có năng lực chủ thể như quốc gia nếu nó đáp ứng được những yêu cầu khách quan của một chính quyền đối với hoạt động thương mại quốc tế (được thể hiện thông qua sự độc lập tương đối trong việc thiết lập chính sách thương mại, chế độ hải quan, không nhất thiết phải có khả năng thực hiện quan hệ đối ngoại) trên một khu vực lãnh thổ có dân cư ổn định. Lãnh thổ hải quan được quyền tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế, ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, tham gia vào các định chế thương mại quốc tế ngang bàng như các quốc gia có chủ quyền.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế có nhiều vùng lãnh thổ và khu vực hải quan không có chủ quyền quốc gia theo quy định của luật quốc tế nhưng tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện
chính sách kinh tế và ngoại thưcmg vẫn được luật thưcmg mại quốc tế công nhận các quyền năng chủ thể dành cho quốc gia và có địa vị pháp lý như các quốc gia. Ví dụ điển hình chính là trường hợp của Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan - những vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc, không phải các quốc gia có chủ quyền theo nghĩa đầy đủ của công pháp quốc tế, tuy nhiên vẫn được luật thưomg mại quốc tế công nhận tư cách chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế. Trường hợp tương tự là Cộng đồng chung Châu Âu (EC) - liên minh hải quan của các quốc gia Châu Âu. Tất cả các thực thê này đều là thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều định chế thương mại quốc tế khác.5
Tư cách chủ thể luật thương mại quốc tế của quốc gia được thể hiện trong các trường hợp sau:
(i) Chủ thể thiết lập khung p h á p lý cho hoạt động thương mại quôc tê: Với tư cách là chủ thể cơ bản trong quan hệ quốc tê, quôc gia trực tiếp tham gia xây dựng, ký kết và thực thi các điêu ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại. Hệ thống các điều ước quôc tế này tạo nên khung pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế.
(ii) Chủ thể điều phối hoạt động thương mại quốc tế: Quốc gia có chủ quyền tuyệt đổi trong việc thiết lập, duy trì và thay đổi các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội trong khuôn khổ lãnh thổ của mình, bao gồm cả chính sách, pháp luật thương mại quốc tế và hoạt động ngoại thương. Cụ thể quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền cấm hoặc hạn chế nhập khẩu/xuất khẩu các hàng hóa, dịch
5 Xem thêm ở Chương II (2.5.1)
29
vụ vào/ra khỏi lãnh thổ của mình; quy định các giấy phép cho hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu; thực hiện quản lý hải quan đối với nhập khẩu và xuất khẩu; điều phối hoạt động thuế quan, v .v ...
(iii) Chủ thể của giao dịch thương mại qnốc tể: Quốc gia có thể là chủ thể để trực tiếp trong các giao dịch thương mại quốc tế,
bao gồm cả các giao dịch giữa với các quốc gia khác và với các thương nhân của quốc gia khác. Trong quan hệ pháp luật quốc tế với các thương nhân (cá nhân hoặc pháp nhân) quốc gia sẽ được hưởng những chế độ pháp lý đặc biệt (ví dụ quyền miễn trừ tư pháp). Để bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ pháp luật, thông thường thương nhân sẽ yêu cầu cơ quan đại diện quốc gia (chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức trực thuộc chính phủ v.v.) tự từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp khi tham gia vào giao dịch liên quan.
1.3.2. Thương nhân
Thương nhân theo nghĩa thông thường được hiểu là những người trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.
Trong luật thương mại, thương nhân bao gồm chủ yêu là cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ và các cơ quan, tổ chức của chính phủ (với tư cách là đại diện cho quốc gia).
Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện để trờ thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn đối với cá nhân những điều kiện hưởng tư cách thương nhân trong pháp luật thương mại quốc gia thường'bao gồm điều kiện nhân thân (độ tuổi, năng lực hành vi, điều kiện tư pháp) và nghê
nghiệp. Đối với pháp nhân, yêu cầu cơ bản là phải được đăng ký thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký thành lập. Ví dụ: theo quy định của luật thương mại Việt Nam, thương nhân là cá nhân phải là người hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên và có đăng ký kinh doanh, trong khi đó thương nhân là pháp nhân sẽ phải được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.6
Thương nhân là pháp nhân có thể tồn tại dưới nhiều hình thức tổ chức kinh doanh khác nhau như công ty, hãng kinh doanh, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác x ã... theo quy định của pháp luật nơi pháp nhân được thành lập. Pháp luật quốc gia có thể thiết lập yêu cầu đặc biệt đối với các thương nhân mong muốn tham gia vào quan hệ pháp luật thương mạị quốc gia.
Trong trường hợp đó, thương nhân sẽ phải đảm bảo các điều kiện tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật thương mại trong nước cùng với các điều kiện bổ sung mà pháp luật quy định.
Thương nhân nước ngoài là những thương nhân được thành lập (đổi với pháp nhân) và đăng ký kinh doanh theo pháp luật nước ngoài và có hoạt động tại nước sờ tại. Trường họp thương nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại thị trường nước sớ tại, thương nhân đó sẽ phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sờ tại.
Thương nhân là chủ thể chủ yếu tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế, họ tạo ra những tập quán và những quy tắc để điều chỉnh những vấn đề không được điều chỉnh bởi luật thương
6 Luật Thương mại 2005, Diều 6
31
mại. Tư cách chủ thể của thương nhân trong luật thương mại quốc tế hiện nay chỉ giới hạn trong phạm vi các giao dịch thương mại quốc tế tư. Trong khuôn khổ luật thương mại quốc tế công - các nguyên tắc, quy phạm của công pháp quốc tế về thương mại - cá nhân và pháp nhân kinh doanh thương mại không được thừa nhận là một chủ thể pháp luật. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá địa vị pháp lý của thương nhân trong luật thương mại quốc tế có thể sẽ có những thay đổi nhất định trong tương lai. Nhiều học giả cho rằng công pháp quốc tế nói chung và luật thương mại quốc tế công nói riêng có thể sẽ thay đổi theo hướng chấp nhận tư cách chủ thể hạn chế và thậm chí là chủ thể đầy đủ của thương nhân trong một số lĩnh vực (ví dụ: môi trường) và một số đối tượng cụ thể (ví dụ:
các công ty xuyên quốc gia).7 1.3.3. Tồ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế hay còn gọi là tổ chức liên chính phủ (governmental organization) là những tổ chức được thành lập bởi các quốc gia dựa trên cơ sở các điều ước quốc tế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản cửa luật quốc tế hiện đại, với một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh nhằm mục đích tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực liên quan.
Các tổ chức thương mại quốc tế là chủ thể đặc biệt do các tổ chức này hầu như không trực tiếp tham gia vào các giao dịch thương mại quốc tế (như thương nhân) mà cũng không trực tiếp
7 Xem Petersmann E., “Codes o f Conduct” - Bemardt Encyclopedia o f Public International Law, Vol. 1, (1992). tr.627.
điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế (như quốc gia).8 Vai trò cơ bản của các tổ chức thương mại quốc tế là tạo cơ chế vận hành cho thương mại quốc tế. Các tổ chức thương mại quốc tế thiết lập khung pháp lý làm cơ sở cho sự phát triển của thương mại quốc tế đồng thời bảo đảm cho các quyền lợi kinh tế, thương mại của quốc gia thành viên được cân bằng và an toàn.
Bên cạnh đó, các tổ chức thương mại quốc tế còn tạo ra các mối liên kết kinh tế thương mại chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên. Sự vận hành của các tổ chức thương mại quốc tế đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của thương mại quốc tế cũng như của hệ thống luật thương mại quốc tế hiện đại.9