LUẬT TỎ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
III. TỎ CHỨC THƯƠNG M ẠI THÉ GIỚI
3.6. Quy chế thành viên WTO
WTO là một tổ chức thương mại liên chính phủ rất đặc thù, bởi Thành viên của tổ chức này là những chủ thể độc lập, tự chủ về kinh tế quốc, không chỉ là các quốc gia có chủ quyền mà còn là các vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt. Ví dụ: Hong Kong, Macao của Trung Quốc là thành viên sáng lập WTO hay Đài Loan là thành viên gia nhập WTO (từ ngày 01/01/2002). Bên cạnh đó, WTO còn có thành viên là liên minh hải quan như Cộng đồng Châu Âu/Liên minh Châu Âu.29 Trong trường hợp này cả EU và các nước thành viên của EU đều là thành viên đầy đủ của WTO. Điều này phát sinh do thoả thuận về sự phân chia thẩm quyền giữa EU và các nước thành viên của liên minh hải quan.
Theo Điều 11 và Điều 12 Hiệp định Marrakesh, WTO có hai loại thành viên đó là thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là các bên ký kết Hiệp định GATT 1947
28George c. and Orava s. (eds.), ‘A WTO G uide f o r G lo b a l B u sin ess’, Cameron May, (2002), tr. 398; Hudec R., 'The L eg a l Status o f G A TT In The D o m e s tic L a w o f The U n ited S ta tes ’, in H ilf M., Jacobs F. and Petersmann E.
eds., European Community and GATT, Kluwer Deventer, the Netherlands, (1986), tr. 209; Peter Van Den Bossche p., ‘ The L aw a n d P o lic y o f the W orld T rade O rg a n iza tio n Text, C a ses a n d M a te ria ls Cambridge (2005), tr. 60-72.
29Một điều lưu ý, việc đứng tên với tư cách thành viên WTO là Cộng đồng Châu Âu (EC) chú không phải Liên minhyChâu Âu (EU). Điều này được thể hiện rõ ờ các điều IX, XI, XIV của Hiệp định Maưakesh. Thực tế, Hiệp định Maastricht về thành lập Liên minh Châu Âu (EU) được phê chuẩn sau thời điểm thành lập WTO.
và Cộng đồng Châu Âu đã thông qua hiệp định M arrakesh và các hiệp định đa phương với các D anh mục nhượng bộ và cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các D anh mục các cam kết cụ thể là phụ lục của GATS. Theo thống kê chính thức của W TO thì tổ chức có tất cả 76 thành viên sáng lập, có tư cách thành viên của W TO từ ngày 01/01/1995. Thành viên gia nhập là những quốc gia và vùng lãnh thổ gia nhập WTO kể từ sau W TO có hiệu lực.30 Việc WTO ghi nhận thành viên sáng lập và thành viên gia nhập dựa vào yếu tố thời điểm, không có ý nghĩa phân biệt quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các loại thành viên này. N ói cách khác, trong khuôn khổ WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quy chế pháp lý bình đẳng (nếu có sự khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế là do sự cam kết khác nhau của từng thành viên vào thời điểm gia nhập W TO). Điều này khác với GATT 1947, văn bản này quy định các bên ký kết ban đầu của GATT được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phù hợp với G ATT31. Ngược lại, trong WTO các thành viên dù phát triển hay đang và kém phát triển, dù là thành viên sáng lập hay thành viên gia nhập thì đều phải sửa đổi chính sách thương mại, chính sách kinh tế phù họp với các quy định của W TO32. Các quốc gia không được phép bảo lưu bất kỳ một điều khoản nào của Hiệp định Marrakesh. Quy định này là một nét đặc thù của WTO khác với hầu hết các điều ước đa phương của các định chế quốc tế khác như
30 Tính đến năm 2011 thì WTO có 76 thànl] viên gia nhập và con sổ này sẽ gia tăng trong tương lai.
31 Xem Phần 1.2.2
32 Điều X V I.4 Hiệp định Marrakesh.
83
Liên Hiệp Quốc, IMF, WB - các điều ước đa phương của các định chế này cho phép các quốc gia tham gia được quyền bảo lưu. Đối với các hiệp định khác trong khuôn khổ WTO, việc bảo lưu đối với bất kỳ một quy định, điều khoản nào của hiệp định đa biên hay hiệp định nhiều bên chỉ được thực hiện trong phạm vi cho phép của hiệp định liên quan đó.33
Nước thành viên sáng lập WTO có một đặc quyền so với các nước gia nhập WTO đó là họ được hưởng một khoảng thời gian
“quá độ” để rà soát, chỉnh sửa hệ thống pháp luật thương mại quốc gia sau khi các hiệp định WTO được ký kết và có hiệu lực. Các nước thành viên gia nhập không được hưởng quy chế này. Trước khi gia nhập WTO, các quốc gia xin gia nhập phải đảm bảo rằng chính sách thương mại của họ đã minh bạch và không trái với các quy định của WTO; điều này được thực hiện dưới những hình thức nào là tùy thuộc vào các quốc gia. Chỉ khi nào họ có được sự phù hợp này thì khi đó họ mới có thể gia nhập WTO, đây không phải là điều kiện WTO đặt ra, nhưng thực tiễn đàm phán gia nhập WTO của các quốc gia trong hơn 15 năm qua cho thấy đó là một trong những yêu cầu tiên quyết để quốc gia xin gia nhập tiếp tục được đàm phán. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay thì thuận lợi nêu trên không còn tồn tại nữa vì giai đoạn quá độ đối với các nước thành viên sáng lập đã kết thúc.
Khi đã tham gia vào WTO, các thành viên phải tuân thủ nghiêm túc quy chế pháp lý của tổ chức này. Bên cạnh yếu tố tự
33 Hiệp định Marrakesh, Điều X VI.5
nguyện thỏa thuận, thì thành viên còn có những nghĩa vụ pháp lý nhất định và chịu sự ràng buộc chung bởi các quy định ở từng hiệp định (khác với G A TT 1947)34.
Các nước thành viên WTO phải cỏ nghĩa vụ rà soát chính sách thương mại định kỳ35 để kiểm tra tính phù họp, thực hiện m inh bạch hóa chính sách, bên cạnh đó, tuân thủ các nguyên tắc pháp lý của hệ thống thưorng mại W TO như nguyên tắc không phân biệt đối xử, tự do hóa thương m ại... và tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tính chất bắt buộc (trừ m ột số quy định khác tại DSU) chứ không phải là sự thỏa thuận giữa các bên giống như cơ chế giải quyết tranh chấp trước đây của GATT
1947 hay các tòa án của Liên Hiệp Quốc.
K hi gia nhập W TO, các thành viên sẽ nhận được những lợi ích từ khung pháp lý m à W TO thiết lập nên, có thể là những nhượng bộ về m ặt thuế quan và phi thuế quan trên các lĩnh vực thương mại hành hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ do sự thỏa thuận giữa các thành viên, từ cơ chế giải quyết tranh chấp và rà
34 N ếu như trong G A TT 1947, việc đưa tranh chấp ra giải quyết trước G A TT hay thực hiện các hiệp định ngoài G A TT phải có sự thỏa thuận cùa các bên.
N gư ợ c lại, trong W TO, khi có đơn khởi kiện lên WTO thì bị đơn bắt buộc phải tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; bên cạnh Hiệp định Marrakesh, các thành viên bắt buộc tuân thủ các hiệp định đa phương.
35 N ộ i dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính oách và thực tiễn thương mại cùa tất cà các thành viên WTO. Tần số của việc kiểm điêm phụ thuộc vào khối lượng thương mại quốc tế của từng thành viên. Vì V 'ty, bôn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới là Liên minh Châu Âu, Hoa Kỷ, Nhật Bản, Canada sẽ kiêm diêm 2 năm/lân, 16 thành viên xêp tiêp theo đó se kiêm điểm 4 năm/lần. Các thành viên cỏn lại định kỳ 6 năm/lần, và thời gian có thê dài hơn cho các nước kém phát triển nhất. Theo đó, năm 2012 là năm V iệt Nam phải rà soát chính sách thương mại.
85
soát chính sách thương mại của WTO... Chính những điều kiện này sẽ giúp cho các quốc gia ngày càng nhận được nhiều hơn nữa lợi ích từ giao lưu thương mại quốc tế với các thành viên khác và sự tự do hóa thương mại. Tất nhiên các quốc gia cũng sẽ có những nghĩa vụ pháp lý song song. Các nghĩa vụ này được quy định cụ thể trong các hiệp định của WTO và các cam kết của các thành viên. Khi thành viên không thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lý của mình và vi phạm tới quyền lợi của các thành viên khác thì sẽ giải quyết theo thủ tục nhất định (các quốc gia có thể giải quyết bằng sự thỏa thuận hoặc bằng các hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau).
Ngoài ra, WTO còn quy định các quy chế ưu đãi cho các nước đang và kém phát triển. Các nước kém phát triển được Liên Hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ ừong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình.
Với mục đích và cũng là mục tiêu của WTO là mong muốn các nước có nền kinh tế đang và kém phát hiển có cơ hội cạnh trạnh bình đẳng với các thành viên phát triển, tận dụng và phát huy hết tiềm lực của quốc gia để thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại của các quốc gia này nói riêng và của thương mại quốc tế nói chung. Sự ưu đãi này được thể hiện trong suốt các quy định của WTO. Có thể bằng cách trợ giúp về mặt pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp, có khung thòi hạn dài hơn để thực hiện nghĩa quốc tế của mình, có quy định ưu đãi khi các thành viên WTO xác định điều kiện áp dụng các biện pháp khắc phục thương mại.
3.6.2. Quy trình gia nhập và rút khỏi WTO 3.6.2.1. Quy trình gia nhập
Để trở thành thành viên của WTO, quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ thuế quan) xin gia nhập36 phải được 2/3 số thành viên WTO có mặt tại phiên họp đồng ý tại Hội nghị bộ trưởng. Trong thời gian giữa các khóa họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì việc thông qua này sẽ được thực hiện tại Đại Hội đồng37.
WTO không đưa ra các tiêu chí nhất định (ví dụ như về chế độ chính trị, trình độ kinh tế, yếu tố văn hóa xã hội...) để các quốc gia đối chiếu và so sánh, như ờ một số tổ chức kinh tế quốc tế khác (Ví dụ: IMF).38 Gia nhập WTO, thực chất là một quá trình đàm phán giữa quốc gia/vùng lãnh thổ xin gia nhập và các thành viên WTO để tìm kiếm, xây dựng các điều khoản thỏa thuận, cam kết. Do đó, các chủ thể xin gia nhập có trở thành thành viên WTO hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự đồng ý của các thành viên WTO.
WTO đề cao sự thỏa thuận của các thành viên, sự tự nguyện gia nhập và tự nguyện cho gia nhập. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề kỹ thuật mà quốc gia xin gia nhập sẽ phải thực hiện trong quả trình đàm phán vào WTO. Mặc dù điều kiện để gia nhập WTO rất đơn giản, nhưng trong thực tế có rất nhiều vấn đề phát sinh và việc được gia nhập, trong nhiều trường hợp, là một quá trình lâu dài. Một số yếu tố có thể làm phức tạp quá trình này như
36 Từ nay, khi sứ dụng thuật ngữ “quốc gia xin gia nhập” được hiếu là “quốc gia và vùng lãnh thồ thuế quan riêng biệt xin gia nhập WTO”.
37 Hiệp định Marrakesh, Điêu IV.5
38 Trong IMF, nếu quốc gia nộp đon xin gia nhập thõa mãn các tiêu chí mà IMF đề ra thì được gia nhập.
87
các vấn đề liên quan đến nền kinh tế đang phát ừiển, kém phát triển hay nền kinh tế phi thị trường của quốc gia xin gia nhập, sự hài hóa hóa giữa hệ thống pháp luật quốc gia, các thỏa thuận thương mại khu vực và quy định của WTO, sự thỏa thuận với các thành viên W TO ...
Trên cơ sờ quy định tại Điều XII Hiệp định M arrakesh, để có thể bắt đầu quy trình đàm phán gia nhập WTO, quốc gia phải nộp đơn xin gia nhập lên WTO. Sau khi nộp đơn, WTO sẽ thành lập ra một nhóm công tác (working party) về việc gia nhập của nước đó.
Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập. Tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia nhóm công tác này. WTO không quy định một khung thời gian cố định hay thời hạn hoàn thành quá trình gia nhập. Quốc gia xin gia nhập sẽ chịu trách nhiệm về tiến độ gia nhập của mình, v ề mặt thủ tục, căn cứ vào thực tiễn gia nhập của các nước thì quy trình xin gia nhập WTO trải qua bốn giai đoạn sau đây:
(°) Giai đoạn 1: Trình bày chính sách thương m ại
Đây là giai đoạn mà WTO sử dụng thuật ngữ “hãy tự giới thiệu” (tell us about yourself) hoặc có thể gọi là đàm phán đa phương vê minh bạch hóa chính sách thương mại. Trong giai đoạn này, chính phủ nước xin gia nhập gửi bản “Bị vong lục”39 lên WTO. “Bị vong lục” là văn bản tập hợp các thông tin trình bày toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế và thương mại của quốc gia xin gia nhập liên quan đến việc thực hiện các hiệp định của WTO
39 Thuật ngữ được sir dụng trong ấn phẩm M U T R A P ÌI (của Dự án hỗ trợ thưcmg mại đa biên giữa EC và Việt'Nam).
88
sau này. N hóm công tác sẽ gửi bị vong lục đó đén tất cả các thành viên WTO để các quốc gia này có thể đặt ra những câu hỏi yêu cầu làm rõ thêm về những vấn đề mình quan tâm. Quốc gia xin gia nhập có nghĩa vụ trả lời toàn bộ các câu hỏi đó. Việc trả lời câu hỏi cũng có ý nghĩa cập nhật lại những thông tin nêu trong bị vong lục đã bị lạc hậu. M ột điều rất quan trọng trong giai đoạn này, quốc gia xin gia nhập phải cam kết sửa đổi hệ thống pháp luật thương mại quốc gia tương thích theo các quy định của các hiệp định WTO (trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, cam kết về m ở cửa dịch vụ, bảo hộ sở hữu trí tuệ...); khác với cơ chế GATT, quốc gia xin gia nhập chỉ đưa ra cam kết liên quan đến các biện pháp biên giới của thương mại hàng hóa (hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu ...) và không cân phải cam kêt sửa đổi hệ thống pháp luật quốc gia theo các quy định của GATT.
(b) Giai đoạn 2: Đàm phán ntở cửa thị trường
Để gia nhập WTO, tất cả các quốc gia xin gia nhập đều phải tiến hành các cuộc đàm phán. Việc đàm phán được thể hiện ờ 2 phương diện: đàm phán đa phương và đàm phán song phương.
Đàm phán đa phương chính là các cuộc họp giữa nước xin gia nhập với Nhóm công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Thực tế, đây là các cuộc họp nhăm tông kết hoá các cam kết của nước xin gia nhập. Đàm phán song phương là đàm phán giữa quốc gia xin gia nhập với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi thành viên có những lợi ích thương mại và yêu cầu khác nhau đối với nước xin gia nhập. Có thể nói, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi ích
89
mà các thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thành viên mới. Khi các cuộc đàm phán song phưorng này kết thúc và nước xin gia nhập trở thành thành viên WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụng cho tất cả các thành viên WTO.
(c) Giai đoạn 3: D ự thảo hồ Sff gia nhập
Sau khi đàm phán đa phưcmg về minh bạch hóa chính sách hoàn thành và các cuộc đàm phán song phương và đa phương với các thành viên WTO về mở cửa thị ừường kết thúc, nhóm công tác sẽ hỗ trợ quốc gia xin gia nhập hoàn tất các điều khoản gia nhập.
Hồ sơ xin gia nhập sẽ bao gồm một Báo cáo gia nhập, Nghị định thư xin gia nhập và danh mục các cam kết của quốc gia đó khi trở thành thành viên WTO (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương).
(d) Giai đoạn 4: Ra quyết định
Hồ sơ xin gia nhập sẽ được trình ra Hội nghị Bộ trưởng hoặc Đại hội đồng WTO. Nếu hai phần ba số phiếu bầu các thành viên chấp thuận thì quốc gia sẽ chính thức gia nhập WTO. Trong một số trường hợp, Nghị định thư xin gia nhập sẽ phải được phê chuẩn của quốc hội hoặc cơ quan lập pháp của quốc gia xin gia nhập, sau đó nước xin gia nhập trở thành thành viên của WTO.
Trong bốn giai đoạn trên, giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường được xem là giai đoạn khó khăn và phức tạp nhất. Tại giai đoạn này, quốc gia xin gia nhập phải cân nhắc và quyết định trên