Vũ khí đấu tranh giai cấp

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận thơ nôm hồ xuân hương (Trang 147 - 163)

4.2. CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI

4.2.1. Vũ khí đấu tranh giai cấp

Trong một chân trời có sự chuyển biến đặc thù, biểu hiện qua việc ngôn ngữ chính trị trở thành quy chuẩn cho ngôn ngữ phê bình văn học, câu trả lời cho câu hỏi về giá trị của thơ Nôm Hồ Xuân Hương được quy chiếu về quan niệm có tính chất chính trị xã hội: quan niệm về lịch sử đấu tranh giai cấp. Tác phẩm văn học có giá trị khi nó nói lên tiếng nói của người bình dân bị áp bức và bộc lộ thái độ phê phán khi xây dựng các hình ảnh hay hình

tượng điển hình của giai cấp thống trị. Các nhà phê bình đã vận dụng quan điểm này vào phân tích nội dung thơ, vì như trên đẽ nêu, ngay trong thơ của nữ sĩ cũng thường xuất hiện những hình ảnh “hiền nhân quân tử”, “vua”,

“chúa” – những hình ảnh vốn gợi liên tưởng đến các hình mẫu quen thuộc của giai cấp phong kiến. Nhìn nhận giá trị của những tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ đấu tranh giai cấp là một góc nhìn mới, xuất hiện từ những công trình phê bình của Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, nhưng chỉ thực sự trở thành góc nhìn có ảnh hưởng trong bối cảnh cách mạng hóa của giai đoạn 1945 trờ về sau ở miền Bắc.

Trương Tửu xem tiếng nói chống áp bức bất công trong hoàn cảnh đời sống của xã hội phong kiến như hai trong ba giả thiết cắt nghĩa cái “nhãn quan dâm” trong thơ nữ sĩ. Theo ông, “một thời tan rã của kỷ cương phong kiến”, một mặt tạo điều kiện cho sự tự do thể hiện tiếng nói cá nhân, mặt khác lại kiềm chế, đè nén tiếng nói này. “Thơ Hồ Xuân Hương là một chuỗi tiếng ấm ức, oán hận, nguyền rủa, phát khùng của một con người giầu sức sống bị kìm hãm, yếu nhưng không chịu thua, ngã vẫn không chịu đầu hàng kỷ luật phong kiến. Thơ Hồ Xuân Hương là sự đòi quyền sống của con người trong một chế độ áp bức con người, giày xéo con người” [87; tr.844]. Phân tích bài thơ Qủa mít, Trương Tửu nhấn mạnh không chỉ bút pháp, mà cả tiếng nói của những mơ ước và khát khao của người phụ nữ. “Qủa mít trên cây, da sù sì, múi dầy, đóng cọc, mân mó, nhựa tay, người, thân em, quân tử, xin đừng… ngần ấy vật liệu, sự trạng, động tác … hiển hiện lên trong một không gian và qua một thời gian giả thiết mà thực, làm cho quả mít trải được độ lường ao ước lứa đôi, giới thiệu hạnh phúc mà là mời mọc, là thực hiện, là giải quyết: họa sĩ nào vẽ lại được bức tranh kỳ diệu ấy?” [83;847].

Là một nhà phê bình vận dụng và tiếp thu nhiều quan điểm phê bình phương Tây, Trương Tửu đã kết hợp phê bình phân tâm học và phê bình

Mác-xít khi giải thích tiếng nói chống phong kiến trong thơ Hồ Xuân Hương.

Vì vậy, đối với ông, tiếng nói chống phong kiến của thơ nữ sĩ “tiêu biểu rất sâu sắc cái ý thức chống phong kiến ở địa hạt tình cảm và sinh lý của bình dân Việt Nam của những tầng lớp nghèo cực bị áp bức trong xã hội xưa”

[87;845]. Cách giải thích riêng có này là một luận điểm có tính xuyên suốt trong những công trình nghiên cứu văn học bình dân và văn học viết của Trương Tửu. Dường như ở đây, ông đã đến gần với những luận điểm của lý luận nghiên cứu văn hóa hiện đại về vấn đề diễn ngôn tính dục ra đời như là hình thức chống đối lại với quyền lực thể chế phong kiến. Tuy nhiên, trong bối cảnh bấy giờ, cách giải thích của ông không kém phần khiên cưỡng khi quy cho toàn bộ nội dung trữ tình của tiếng nói giai cấp vào hình thức bộc lộ của tâm sinh lý cá nhân.

Nếu như với Trương Tửu, tiếng nói chống phong kiến thể hiện qua những khát khao tình cảm, những mơ ước lứa đôi, thì Hoa Bằng lại khẳng định tiếng nói chống phong kiến từ thái độ phê phán trong nội dung thơ.

Trong quyển sách gây nhiều tranh luận, Hồ Xuân Hương – nhà thơ cách mạng, Hoa Bằng sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu để chỉ ra đối tượng của lời phê phán. Hầu như ở mỗi chương phân tích biểu hiện của tinh thần chống phong kiến trong thơ, ông đều dựa trên những căn cứ xã hội học để đối chiếu với chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. Tuy cách đối chiếu của phần nhiều là còn thô lược, nhưng Hoa Bằng lại có những góc nhìn mới về hình thức nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương, khi ông xem những cách nói lấp lửng là vũ khí của văn chương chống phong kiến.

Chẳng hạn như trong chương “Chống Phong Kiến”, căn cứ những câu nói lấy trong Lễ Ký biểu hiện cho quan niệm trọng nam, đa thê của xã hội phong kiến, liên hệ với những câu ca dao than thân, nhà phê bình bình luận:

“Nhưng bịt tai giả điếc trước những tiếng oán, than uất ức ấy, người ta cứ khoác “chiếc áo luân lý” lên mình là “thánh”, là “hiền, là “quân tử”, đầy đọa biết bao con gái lương gia, bỏ héo hắt trong phòng tiêu cung lạnh!

Chống lại chế độ súc thê, Xuân Hương đã tung ra những vần đầy giọng chua chát, mỉa mai để bài xích những cái ở đời gọi là “thiêng liêng”

nhất, “bất khả xâm phạm” nhất.

Đến, mới biết đây hang Thánh Hóa, Chồn chân, mỏi gối hãy còn ham!

(Hang Thánh Hóa) Hiền nhân quân tử ai là chẳng…

Mỏi gối, chồn chân vẫn phải trèo!

(Đèo Ngang) Và:

Chúa dấu, vua yêu một cái này…

(Vịnh cái quạt)” [6; tr.85,86].

Trong đoạn trên, Hoa Bằng đã có một cách giải thích mới cho những hình ảnh thân thể và tính giao xuất hiện trong thơ. Trong những bài thơ vịnh cảnh và vịnh vật, như chúng tôi đã từng phân tích, thường xuất hiện những hình ảnh được tạo nên từ những từ ngữ đa nghĩa, với hai nét nghĩa đối lập:

thanh và tục. Với nét nghĩa thanh, hình ảnh trong thơ tương ứng về mặt chủ đề với nhan đề bài thơ. Nhưng trong những bài thơ này, những từ ngữ miêu tả hình ảnh mang nét nghĩa thanh cũng có thể hội lại với nhau để tạo nên một hình ảnh khác. Đó thường là hình ảnh thân thể và tính giao. Tính chất lấp lửng hai mặt nghĩa này tạo nên những tác động thẩm mỹ có tính chất hủy tạo.

Nó vừa phá vỡ chân trời chờ đợi của thẩm mỹ nho giáo, vừa gợi nên một cảm nhận thẩm mỹ mới về vẻ đẹp của thân thể và hành vi tính giao. Đối với Hoa Bằng, đặt trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tác động thẩm mỹ ấy có

sức mạnh như một thứ vũ khí phá vỡ những quan niệm đạo đức hẹp hòi của chế độ phong kiến.

Nhận định của Hoa Bằng về tác động thẩm mỹ của hình thức lưỡng nghĩa cho thấy có sự đổi mới quan trọng trong lịch sử tiếp nhận những hình ảnh thân thể và tính giao, hay những hình ảnh tính dục của thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Nếu như trong chân trời của phê bình đạo đức, những hình ảnh ấy bị xem là những biểu hiện vi phạm đạo đức đáng phê phán, trong chân trời của phê bình phân tâm, chúng là những hình ảnh thể hiện ẩn ức tâm sinh lý của nhà thơ, thì trong quan điểm của Hoa Bằng, chúng là những vũ khí đấu tranh giai cấp của người bình dân. “Bà là một nữ tiền tiến, thay mặt Văn học bình dân, dùng “chiến thuật” trào phúng hí hước hoặc đánh thẳng hoặc đả ngầm vào hạng tôi con phong kiến, vào lối thơ văn “ngự dụng”. Xuân Hương đã thành công. Văn học bình dân Việt Nam cũng đã hoàn toàn thắng lợi” [6; tr.154]. Trong luận điểm phân tích trên, hình thức trào phúng và các hình ảnh về nhục thể và tính giao trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương được cấp cho một mục đích có tính ý (thức) hệ, mang màu sắc chính trị xã hội của cuộc đấu tranh giai cấp: phê phán phong kiến.

Có thể thấy ở đây, phê bình văn học của Hoa Bằng nằm trong phạm vi quan niệm văn học Mác-xít, nhưng phương pháp ông sử dụng còn sơ sài, đơn giản. Ông căn cứ vào các từ ngữ định danh cho những nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến có trong bài thơ, rồi quy chiếu hình ảnh xuất hiện trong bài thơ bên cạnh các hình tượng thân thể và tính giao trong nét nghĩa thứ hai của văn bản với hình ảnh hiện thực của những nhân vật này, vốn được xem trọng trong xã hội phong kiến, từ đó ông suy ra thái độ phê phán của nhà thơ đối với những gì xã hội phong kiến cho là thiêng liêng. Nhà phê bình xem tác phẩm như là một sự kiện trong đời sống xã hội phong kiến, là phát ngôn của con người cá nhân tác giả, mà không xét văn bản trong tính tự trị của nó

như một hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh độc lập. Tuy vậy, quan niệm của Hoa Bằng về những hình ảnh thân thể và tính giao trong thơ như là một vũ khí đấu tranh giai cấp của văn học trở thành quan niệm có sức ảnh hưởng lâu dài trong các công trình lịch sử văn học và các công trình phê bình, bình luận khác.

Nhà phê bình ảnh hưởng và tiếp nối một cách hoàn thiện hơn cả góc nhìn này là Nguyễn Lộc, một chuyên gia nghiên cứu văn học trung đại, mà chúng tôi sẽ dành riêng một phần để tìm hiểu về những tiếp nhận phê bình của ông. Trong quyển Hồ Xuân Hương, thơ, tuyển và bình, in năm 1986, ông bình luận như sau về bài thơ Vịnh cái quạt:

“Đối với Hồ Xuân Hương, vua chúa chẳng có nghĩa lý gì hết. Trong văn học phong kiến mấy khi các nhà thơ nhà văn dám đả kích vua chúa trực tiếp. Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều viết:

Trên chín bệ có hay chăng nhẽ, Khách quần thoa mà để lạnh lùng.

Hay:

Đuốc vương giả chí công là thế, Chẳng soi cho đến khóe âm nhai.

đã là bạo lắm. Nhưng sánh sao được với cách đả kích của Hồ Xuân Hương. Bà viết về cái quạt để người ta liên tưởng đến cái khác, rồi nói:

“chúa dấu vua yêu một cái này!”; nghĩa là vua chúa chỉ yêu mỗi “cái ấy”

thôi, chứ có yêu gì dân với nước” [44; tr.38].

Trong ý kết luận cuối lời bình, Nguyễn Lộc đã dùng một luận đề có tính chất xã hội trong quan niệm về vua chúa của xã hội phong kiến để làm hệ quy chiếu cho nội dung thơ. Trong kinh nghiệm đời sống của nhà phê bình, vua chúa là phải yêu dân, yêu nước. Vì vậy, theo ông, một hình ảnh vua chúa trong văn bản “yêu một cái này” là đi ngược lại với quan niệm

chung về các vị vua chúa, nên cho thấy thái độ của tác giả là phê phán vua chúa, phê phán giai cấp phong kiến. Đó là cách lý giải ý nghĩa phổ biến và đặc trưng cho phê bình văn học Mác-xít. Trong đó, văn bản văn học được nhìn ở góc độ ý (thức) hệ quy chiếu về cuộc đấu tranh giai cấp của lịch sử nhân loại. Giá trị của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, theo quan điểm này, là ở chỗ đã dùng thủ pháp nghệ thuật trào phúng, châm biếm để góp phần hay thể hiện tiếng nói đấu tranh giai cấp chung của thời đại lịch sử theo quan niệm của chủ nghĩa Marx.

Nếu như đối với phê bình phân tâm học, thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói của ẩn ức cá nhân, thì đối với phê bình văn học Mác-xít, nó là tiếng nói chung, tiếng nói đại diện cho tầng lớp những người phụ nữ trong xã hội nói chung. Thấp thoáng đằng sau những kết luận về nội dung thơ là một sự quy chiếu vào khái niệm điển hình như một quy ước phê bình văn học Mác- xít. Về bản chất, điển hình là kết quả của việc khái quát hóa hiện thực, phản ánh hiện thực, nên tiêu chuẩn để xem xét tính chất điển hình là đối chiếu văn học với hiện thực xã hội tương ứng. Đó cũng là con đường lý giải chung của các công trình phê bình thơ từ góc độ Mác-xít.

Do có sự phối hợp giữa phê bình phân tâm học và phê bình Mác-xít, Trương Tửu cũng là một trong những người đầu tiên chú trọng đến khía cạnh điển hình của nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Trong đoạn kết luận của cuốn Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu nhấn mạnh: “Thơ Hồ Xuân Hương, về ý thức cũng như về nghệ thuật, là tiếng nói phản phong của đa số phụ nữ các tầng lớp bình dân nghèo trong xã hội Việt Nam xưa” [83; tr.848].

Nhìn từ góc độ văn học bình dân, Trương Tửu cho rằng giá trị của thơ nữ sĩ là ở chỗ đã thể hiện được tiếng nói chung ấy, đồng thời cũng thể hiện được tinh thần chung trong hiện thực đời sống của người bình dân.

Quan niệm của Trương Tửu không được mọi nhà phê bình chia sẻ.

Một trong số những người không đồng tình với ông là Lê Hoài Nam trong một công trình đầy ảnh hưởng. Đó là bộ Lịch sử văn học Việt Nam, in lần đầu 1971, của các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam [92], phần viết về “Hồ Xuân Hương” do Lê Hoài Nam đảm nhiệm. Xuất phát từ góc độ “vấn đề” của hiện tượng thơ này, khi đi vào tập thơ Xuân Hương thi tập tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, Lê Hoài Nam đi ngay vào hai vấn đề: A. “Vấn đề dâm và tục”. B.

“Tư tưởng chủ đạo trong thơ Hồ Xuân Hương”. Trong phần C. của cùng chương mục, ông lý giải “Những điều kiện lịch sử, xã hội đã tạo ra hiện tượng Xuân Hương”. Tư tưởng chủ đạo của tác giả được nhà phê bình đặt trong quan hệ, quy chiếu với điều kiện lịch sử và hoàn cảnh xã hội, mà ở bề sâu chính là quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx.

Cũng xuất phát từ góc độ khái niệm “điển hình”, nhưng Lê Hoài Nam không quan niệm như Trương Tửu. Trên cơ sở đối chiếu với những kết quả phân tích về lịch sử các cuộc nông dân khởi nghĩa của nhóm chủ biên trong phần trước của công trình, Lê Hoài Nam cho rằng thơ nữ sĩ chưa “phản ánh đầy đủ thời đại của mình” [92; tr.119]. Ông viết: “Cả về nội dung lẫn hình thức tiếng nói của Xuân Hương căn bản là tiếng nói của quần chúng đang vươn dậy. Nhưng, đó chưa phải là tiếng nói đầy đủ để có thể gọi là tiêu biểu nhất cho thời đại. Cái yêu cầu giải phóng con người của Xuân Hương chỉ đóng khung trong một phạm vi rất hạn chế, phạm vi của bản năng và một ít, một ít thôi, về tình cảm. Vấn đề cơ bản của xã hội: cuộc đấu tranh một mất một còn giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị, chưa được đặt ra một cách chính diện và trọn vẹn đến một mức độ nào trong thơ Hồ Xuân Hương” [88;

tr.120]. Lời phê bình trên của Lê Hoài Nam cho thấy ông chủ yếu quy chiếu nội dung thơ vào thực tại lịch sử xã hội, để từ đó phê bình thơ Nôm nữ sĩ là

đã không phản ánh đầy đủ hiện thực xã hội với mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp gay gắt biểu hiện qua các cuộc khởi nghĩa nông dân, theo tiêu chuẩn giá trị hiện thực trong văn học từ phê bình văn học Mác-xít. Cách quy chiếu thơ vào hiện thực xã hội lịch sử như trên của Lê Hoài Nam có phần khiên cưỡng và cơ giới. Chính cách nhìn không hợp lý như vậy đã tạo nên tiền đề cho những câu trả lời cởi mở hơn.

Ngầm trao đổi với cánh hiểu như trên, Nguyễn Lộc đề xuất một cách đặt vấn đề khác. Ông cho rằng: “Hồ Xuân Hương không phải kiểu nhà thơ như Nguyễn Du, bởi những vấn đề đặt ra trong thơ bà không có tầm cỡ những vấn đề xã hội đặt ra trong sáng tác của Nguyễn Du. Nhưng xét về tính cách mới mẻ, về sự độc đáo thì phải nói rằng Hồ Xuân Hương là nhà thơ độc đáo vô song trong lịch sử văn học dân tộc” [45; tr.38]. Bằng nhận định trên, Nguyễn Lộc đã khéo léo chuyển đổi góc nhìn tiêu chuẩn đánh giá văn học từ nội dung giá trị hiện thực trong phê bình Mác-xít sang tiêu chuẩn về sự độc đáo và mới mẻ, một tiêu chuẩn mang tính văn học hơn cả. Không chỉ như vậy, bằng sự đồng cảm và cảm thụ văn học tinh tế, ông đã mở ra một thế giới đầy sức sống của thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Là một nhà nghiên cứu lâu năm về văn học trung đại, Nguyễn Lộc đã dành cho hiện tượng thơ “độc đáo vô song” này một mối quan tâm lâu dài, bền bỉ. Những trang viết của ông trong phạm vi phê bình Mác-xít luôn tinh tế và tràn đầy cảm hứng. Nhìn chung, tuy có sự chuyển biến theo xu hướng ngày càng giảm nhẹ các luận điểm nhận xét thơ từ góc độ đấu tranh giai cấp, nhưng xuyên suốt trong các công trình phê bình của Nguyễn Lộc vẫn là những luận điểm xoay quanh các khía cạnh “điển hình”, “phản ánh hiện thực”, phê phán xã hội…

Bên cạnh việc hoàn toàn nằm trong phạm vi phê bình văn học Mác-xít, ông cũng là người đầu tiên tiếp cận vấn đề phong cách thơ, khẳng định Hồ

Một phần của tài liệu Vấn đề tiếp nhận thơ nôm hồ xuân hương (Trang 147 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)