Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIÊN NAY
3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
- Trong mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, việc đổi mới và nhận thức ngày càng đúng hơn mô hình chủ nghĩa xã hội đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của đất nước.
Khách quan thừa nhận rằng, mô hình CNXH kiểu cũ tuy có nhiều khiếm khuyết và đã phải trả giá đắt nhưng không thể phủ nhận được những thành tựu mà nó đã đạt được. Trong mô hình đó, nhân dân các nước XHCN nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể. Thành tựu trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam đã chứng minh việc thực hiện cơ chế tập trung quan liệu bao cấp là phù hợp với điều kiện đất nước còn chiến tranh,
với mô hình CNXH thời kỳ lịch sử đó. Sau khi đất nước đã thống nhất, việc phát triển kinh tế cần phải có những thay đổi trong nhận thức về mô hình CNXH thì Việt Nam lại rơi vào sai lầm chủ quan duy ý chí, dấn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào những năm 70 - đầu 90. Như vậy, việc xác định mô hình CNXH, xác định những đặc trưng cơ bản của mô hình đó trong từng chặng đường có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế và tiêu chí để đánh giá sự thành công hay thất bại của nhiệm vụ được biểu hiện cụ thể ở sự phát triển kinh tế, ở thành công của mô hình kinh tế đang được sử dụng để chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH.
Từ khi đổi mới, nền kinh tế Việt Nam tuy tốc độ có lúc chậm, lúc nhanh, nhưng tăng trưởng cao, chứng minh sự đúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế trong thực tiễn. Sự nghiệp đổi mới được bắt đầu bằng việc thừa nhận trong quá trình lãnh đạo quản lý kinh tế đã có những sai lầm chủ quan nên nó được bắt đầu từ đổi mới tư duy kinh tế. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có hiệu quả, chấm dứt hơn 11 năm khủng hoảng đã chứng minh việc đổi mới tư duy về quản lý kinh tế trước tiên là đúng đắn. Sự ra đời của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (1991) đánh dấu bước phát triển mới cả trong kinh tế và xã hội Việt Nam. Việc xác định những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng đã góp phần rất lớn vào việc định hướng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, điều chỉnh sự phát triển kinh tế hướng đến thực sự phát triển kinh tế của đất nước, điều chỉnh sự phát triển kinh tế hướng đến thực hiện mô hình chủ nghĩa xã hội này. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường trong 25 năm qua cũng đã đặt ra nhiều vấn đề mới. Sự phát triển nhanh chóng và lớn mạnh cũng như tỷ lệ đóng góp của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong sự phát triển kinh tế của đất nước ngày càng lớn đã và đang đặt ra những bài toán mới trong xác định mô hình CNXH. Nếu lấy tiêu chí “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ văn mimh” làm mục tiêu thì sự phát triển của kinh tế tư nhân trong những năm qua đã chứng minh nó phù hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh là mọi sự phát triển phải xuất phát từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân;
tư tưởng phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Có thể nói, CNXH là tiến bộ, là văn minh và dân chủ hơn thì không thể không chấp nhận những cá nhân, những chủ thể có tài năng làm giàu và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đây là lực lượng mà hàng ngày hàng giờ chứa đựng những khả năng tự phát TBCN. Một quan niệm về CNXH thể hiện được bản chất của thành phần kinh tế này trong mô hình của nó sẽ tạo thêm động lực cho sự phát triển tiếp theo của kinh tế.
Trong khi thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đóng góp nhiều cho xã hội thì kinh tế nhà nước còn lúng túng, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước tỷ lệ thuận với việc cải cách lĩnh vực kinh tế tư nhân, cải cách những chủ thể kinh tế nhà nước làm ăn không có hiệu quả. Trong mô hình về CNXH đã xác định việc lấy kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo cần phải có những bổ sung và phát triển nhất định; nhất là những vấn đề liên quan đến sở hữu. Nếu như không giữ được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì khó nói đến định hướng XHCN. Tuy nhiên, không chỉ ở Việt Nam mà ngay ở cả các nước tư bản phát triển, hoạt động quản lý của Chính phủ đã thuần thục thì kinh tế nhà nước làm ăn vẫn kém hiệu quả, sức cạnh tranh so với kinh tế tư nhân thấp. Rõ ràng là khi xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong mô hình CNXH đang đặt ra những bài toán mới, mà giải được chúng sẽ có định hướng đúng cho sự phát triển của thành phần này.
Tuy nhiên, giải quyết những bài toán này không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế. Quan niệm thế nào về thành phần kinh tế, về sở hữu trong mô hình CNXH, trong chuẩn bị cơ sở vật chất của CNXH mới có khả năng nhận thức đúng được về mô hình của nó. Đây quả là một bài toán khó và còn liên quan
đến nhiều vấn đề. Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn khẳng định là, việc nhận thức lại, bổ sung và phát triển mô hình CNXH trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã là một động lực để phát triển kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hoàn chỉnh.
- Hoàn thiện các thể chế của kinh tế thị trường là giải pháp ưu tiên nhằm hoàn thiện quá trình đổi mới kinh tế bởi không thể định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường nếu như nền kinh tế đó lại khiếm khuyết, không đầy đủ.
Sự thành công của kinh tế thị trường ở Việt Nam những năm qua đã chứng minh được tính cách mạng của nó trong kinh tế so với kinh tế kế hoạch, hiện vật. Hoàn thiện kinh tế thị trường chính là hoàn thiện những ưu thế của nó trong quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa xã hội. Văn kiện Đại hội X đánh giá kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Mô hình kinh tế tổng quát này đã có những thành công đáng kể ở Trung Quốc và Việt Nam cho thấy chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang đi đúng hướng, thành công của nó cho thấy nhận định “con đường đi lên CNXH ngày càng rõ hơn” là có cơ sở. Hoàn thiện nền kinh tế thị trường còn là điều kiện, là cơ hội để tiếp tục các cuộc đàm phán trong vòng 10 năm tới đối với những quốc gia chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Nhìn từ về phương diện chính trị, hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường là hoàn thiện tính cách mạng của nó so với kinh tế kế hoạch, hiện vật và khẳng định sự thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hoạch định những chủ trương, chính sách, đường lối để phát triển kinh tế đất nước ở tầm chiến lược, vĩ mô. Tuy nhiên, không giống như những nước khác, Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường phát triển, vận hành thuần thục, hiệu quả. Không thể nói đến sự định hướng cho nền kinh tế thị trường nếu như các thể chế kinh tế của nó có thiếu và không đồng bộ.
Chính vì vậy việc xác định phải đồng bộ hoá các thể chế của kinh tế thị
trường trong Văn kiện Đại hội X là đúng đắn về tư duy chính trị, mặc dù chưa có đầy đủ cơ sở lý luận để luận chứng cho việc đồng bộ hoá các thể chế kinh thế thị trường như thế nào nhằm đảo bảo cho đúng định hướng chính trị.
- Tiếp tục xây dựng và đổi mới kinh tế nhà nước để thành phần kinh tế này thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và cần phải có tư duy chính trị mềm dẻo, có những chính sách linh động đối với thành phần kinh tế tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN.
Cho đến nay, nền kinh tế nhiều thành phần, đa hình thức sở hữu vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có những giải pháp thích hợp để phát triển nó. Đã có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc phân chia kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Việc phân chia này rất quan trọng vì liên quan đến một loạt những chủ trương, chính sách thành phần kinh tế cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tận dụng các nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong Văn kiện Đại hội X, tư duy về các thành phần kinh tế có sự thay đổi là thành phần kinh tế tư nhân. Về cơ bản, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế nhiều thành phần và thành phần kinh tế nhà nước vẫn được xác định là thành phần chủ đạo, góp phần vào việc định hướng phát triển cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự thay đổi trong việc phân chia thành phần kinh tế tư nhân trong Văn kiện cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá thành phần này bằng tư duy chính trị mềm dẻo hơn.
Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động và phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam thì kinh tế tư nhân (kể cả kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) đóng vai trò quan trọng, “kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một rrong những động lực của nền kinh tế” [12, tr.83]. Thật vậy, vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam là
rất lớn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và trong giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nên là thành phần kinh tế không thể thiếu. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta có những điểm đặc thù; bao gồm các thành phần có trình độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác nhau, đôi khi có sự cách biệt rất lớn. Điều này cho thấy khi ban hành những chủ trương chính sách để thành phần kinh tế tư nhân phát triển thì không thể dừng lại ở những chủ trương chính sách chung với các đối tượng rất khác nhau về trình độ. Ngoài ra, khi cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, sẽ có thêm một lực lượng đảng viên quản lý và sản xuất kinh doanh tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế. Kinh tế tư nhân vận động trong môi trường chính trị có sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước XHCN do vậy mà bản thân sự phát triển của thành phần kinh tế này đã phục vụ cho mục tiêu chính trị của Đảng. Hơn nữa, chúng tôi cho rằng cần phải có tư duy chính trị mềm dẻo hơn khi xác định các lực lượng tham gia định hướng XHCN cho sự phát triển của kinh tế.
Trong khi chưa tìm được con đường và cơ chế thích hợp để gắn động lực phát triển của thành phần kinh tế tư nhân với mục tiêu chính trị của Đảng thì chủ trương cho đảng viên làm kinh tế tư nhân chính là cung cấp cho thành phần kinh tế này những tâm gương cụ thể “về sự tự giác” đi theo định hướng chính trị của giai cấp vô sản. Đây là vấn đề trọng yếu đối với sự phát triển lý luận của Đảng và trong khi chưa có kết luận rõ ràng về vấn đề này thì việc chủ trương tổ chức thực tiễn rồi từ đó dần rút ra những kết luận đúng về lý luận là tư duy chính trị đúng đắn trong việc khai phá những con đường nhằm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, cần thiết phải có nghị quyết riêng đối với thành phần kinh tế này để tạo điều kiện cho doanh nhân đảng viên nói riêng và doanh nhân nói chung yên tâm làm ăn trong môi trường chính trị do Đảng lãnh đạo. Hơn nữa, việc chú ý đến thành phần này cho thấy rõ quan điểm của Đảng về vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân trong
việc xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và dân chủ văn minh.
- Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là giải pháp chủ yếu để tranh thủ tất cả các nguồn lực và ngoại lực hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế. Hội nhập nền kinh tế thế giới là quá trình bao hàm những mâu thuẫn và lĩnh vực kinh tế không nằm ngoài quy luật này. Khi gia nhập vào nền kinh tế và thương mại toàn cầu, Việt Nam phải sửa đổi, hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật theo thông lệ quốc tế. Mặt khác, chính pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Đảng phải đảm bảo được định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường. Đây chính là mâu thuẫn chủ yếu nảy sinh trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Hơn thế nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không phải là sự hội nhập từng lĩnh vực kinh tế, từng ngành kinh tế riêng rẽ theo những cam kết của Chính phủ mà là một tổng thể, trong đó toàn bộ nền kinh tế cùng tiến hành hội nhập và hội nhập không chỉ diễn ra trong kinh tế, mà trong quá trình đó, hệ thống chính trị cũng phải đổi mới, thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong hội nhập, cần có những sửa đổi, đổi mới hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị để phù hợp với nền kinh tế. Bởi vậy, hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với hội nhập của hệ thống chính trị tương thích với thông lệ chung và do vậy, hội nhập là công việc chung mà trong đó mọi người dân, mọi tổ chức đoàn thể xã hội phải cùng nhau tham gia.
Đường lối chung chỉ đạo quá trình hội nhập được nêu tại Đại hội X là
“Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn liền với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế” [12, tr.187].
Như vậy, những giải pháp chủ yếu để hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo được định hướng XHCN là 1) Nhà nước kiên trì chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, đa dạng và đa hình thức sở hữu, chấp nhận nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, không phá hoại tài nguyên và huỷ hoại môi trường, không phá hoại mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Việc cứng nhắc trong tư duy và cứng nhắc trong việc phân chia các thành phần kinh tế cũng đã làm cho việc ban hành các chủ trương, chính sách và pháp luật không tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh; khó chấp nhận những thành phần kinh tế sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, Đại hội X nêu “cần phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội kinh tế quốc tế” [12, tr.205]. 2) Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch các vùng kinh tế để phát huy thế mạnh của từng vùng, từng thành phần kinh tế để chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh việc hướng ra xuất khẩu. Đẩy mạnh cạnh tranh trong nước và hướng ra xuất khẩu là một bước quan trọng để chuẩn bị cho các doanh nghiệp có thể chủ động đón nhận cơ hội để hội nhập. Về lĩnh vực này, Đại hội X khẳng định “củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng” [12, tr.205]. 3) Tăng cường vai trò của Nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế; Nhà nước phải ban hành nhiều đạo luật phù hợp với quá trình hội nhập, phù hợp với luật pháp quốc tế bảo đảm lợi ích quốc gia trong các hiệp định kinh tế song phương và đa phương. Nhà nước cũng cần phải có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia các hoạt động thương mại và kinh doanh quốc tế. Mặt khác, chính sách của Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có đủ khả năng tham gia các hoạt động thương mại và kinh doanh quốc tế. Mặt khác, chính sách của Nhà nước cần hoạt động thương mại, đầu tư; đặc biệt là những lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại các địa phương. Về vấn đề này, Đại hội X cho rằng cần “khẩn