Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIÊN NAY
3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.2. Nhóm giải pháp về hành động
- Giữ vững mô hình nhất nguyên chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam là người giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với ổn định chính trị và phát triển kinh tế
Trong đổi mới hệ thống chính trị, Đảng vừa khẳng định tính nhất nguyên của hệ thống chính trị, vừa lấy “thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân” [10, tr.71] làm mục tiêu chủ yếu đổi mới hệ thống đó. Nhưng để thực thi mục tiêu trên đòi hỏi phải có nỗ lực rất cao của nhân tố chủ quan, trước hết là Đảng.
Đa nguyên chính trị không phải là một điều gì mới. Thực chất đó là luận thuyết khẳng định cần có nhiều lực lượng chính trị, nhiều đảng phái tham gia đấu tranh với nhau để giành quyền lực xã hội. Luận thuyết đó phản ánh tình trạng đối kháng giai cấp trong xã hội, cũng như những mâu thuẫn chính trị trong nội bộ giai cấp cầm quyền. Đa nguyên chính trị hiểu theo nghĩa cốt lõi nhất là một chế độ chính trị, một hệ thống chính trị đa đảng đối lập. Sự tồn tại hệ thống chính trị đa đảng đối lập của chủ nghĩa tư bản không phải là mong muốn của các thế lực thống trị, mà là một tất yếu do cơ sở kinh tế - xã hội và “tương quan lực lượng” giữa các phe cánh, giữa các giai cấp trong xã hội tư bản quy định. Đa nguyên chính trị không phải là biện pháp mà giai cấp cầm quyền lựa chọn để thực hiện dân chủ mà ngược lại, đó là điều không tránh khỏi.
Bước vào thời kỳ đổi mới cũng như nhiều nước XHCN khác, ở Việt Nam cũng xuất hiện những ý kiến về đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng khi phân tích tình hình khách quan. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Trong điều kiện nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động, phục thù trong nước và nước ngoài trở về hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ”
[9, tr.125-126].
Tuy nhiên, chính trị của giai cấp cầm quyền không phải là cái gương soi đối với đời sống kinh tế, mà là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Nó phản ánh mang tầm khái quát cái cơ bản nhất, cái mang tính chi phối trong đời sống kinh tế. Cho nên, không phải kinh tế có kết cấu đa dạng như thế nào thì chính trị của giai cấp cầm quyền cũng có sự đa dạng tương ứng như thế.
Chẳng hạn, nền kinh tế trong xã hội đang chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản nhất định sẽ mang trong mình nó cả những yếu tố kinh tế phong
kiến - gia trưởng, thậm chí cả một số yếu tố của nền kinh tế tiền phong kiến, bên cạnh đó là những yếu tố của nền kinh tế TBCN. Chính trị của giai cấp cầm quyền đương thời (giai cấp tư sản) trước hết là sự phản ánh những yêu cầu bức xúc của những nhân tố kinh tế TBCN, làm cho nền kinh tế này từng bước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, chi phối mọi yếu tố kinh tế khác; chính trị đó là nhất nguyên tư sản. Việc làm rõ bản chất đích thực của cái gọi là thể chế dân chủ đa nguyên về hình thức, nhất nguyên trong thực tế và làm rõ sự thống nhất nội tại giữa dân chủ XHCN và nhất nguyên chính trị tương ứng sẽ giúp chúng ta có quan điểm đúng đắn, có định hướng khoa học trong quá trình thiết định và phát triển dân chủ, nhân quyền XHCN ở nước ta.
Như vậy mô hình nhất nguyên chính trị ở Việt Nam hiện nay cần được hiểu, xem xét và thực hiện như thế nào?
Hạn chế chủ yếu nhất của hệ thống chính trị nước ta trước đổi mới là sự thiếu dân chủ. Thực chất đó là một hệ thống quan liêu, mệnh lệnh hành chính.
Ý thức được điều đó, trong đường lối đổi mới, Đảng chủ trương đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị theo tinh thần dân chủ. Quá trình đổi mới cho đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể về dân chủ, tuy nhiên như Đại hội IX đã chỉ ra, vẫn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế đặt ra. Hạn chế trong thực tiễn đổi mới cũng là một tất yếu, song cũng phải thấy rằng, đổi mới không chỉ là công việc được thực hiện trong ngày một ngày hai. Hơn nữa cần khẳng định “nước ta không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập” là có căn cứ khoa học;
còn bởi lẽ:
Không cứ nền kinh tế nhiều thành phần nào cũng cần thiết phải hình thành đa đảng đối lập. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ở nước ta, không do tương quan lực lượng giai cấp trong xã hội đòi hỏi, mà do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, phát triển đất nước. Xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là một chủ trương, một quá trình chủ động, tự giác của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bên cạnh đó, nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không vận động phát triển theo định hướng bất kỳ, mà theo định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần có sự định hướng chính trị rõ ràng trong quá trình vận động và phát triển. Vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế không “ngang bằng nhau” mà “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [10, tr.24].
Dân chủ ở một mức độ nào không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay nhiều đảng. Dân chủ theo nguyên nghĩa của tiếng Hy Lạp là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Một chế độ chính trị, một hệ thống chính trị, một nhà nước được coi là dân chủ, khi nó được tạo lập trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân thông qua hòm phiếu. Tuy nhiên, mức độ dân chủ, dân chủ hình thức hay thực sự, dân chủ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hoá... mà trực tiếp là ở bản chất của đảng cầm quyền và đảng đó đại diện thực sự cho ai, cho thiểu số hay đa số nhân dân.
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” [8, tr.21]. Đảng không có mục đích nào khác ngoài thực hiện và bảo đảm quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là quần chúng nhân dân lao động. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất có khả năng xây dựng chế độ dân chủ rộng rãi nhất, đầy đủ nhất cho số đông, cho nhân dân, mà trước hết là cho nhân dân lao động Việt Nam. Khẳng định tính nhất nguyên của hệ thống chính trị, tính khách quan của chế độ một đảng lãnh đạo ở nước ta trong điều kiện hiện nay không phải là để dành cho Đảng một đặc quyền, mà để xác định cho Đảng trách nhiệm nặng nề trước nhân dân, trước những nhiệm vụ mới của cách mạng.
Để thực hiện tốt mô hình nhất nguyên chính trị, Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối để giúp cho việc ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
Muốn vậy, Đảng cần quan tâm tới những hoạt động sau:
Thứ nhất, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trong một thời gian dài, Việt Nam ít quan tâm nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước, ít chú ý phân biệt giữa Đảng và Nhà nước. Từ đó trong thực tiễn thường rơi vào tình trạng lẫn lộn Đảng với Nhà nước. Một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước XHCN, trong đó có Việt Nam, là đảng lãnh đạo hệ thống chính trị có xu hướng trở thành “đảng trị”, đảng “ôm quyền”, lấn át chính quyền Nhà nước. Từ chỗ là lực lượng lãnh đạo, đảng có xu hướng bị “nhà nước hoá”, thành cơ quan quyền lực Nhà nước, trực tiếp làm chức năng của Nhà nước. Nhà nước, các cơ quan quyền lực Nhà nước, đơn giản chỉ là công cụ của Đảng, là hệ thống quan liêu, mệnh lệnh hành chính, thụ động thực hiện cả chủ trương, chính sách của Đảng lấy văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng thay cho pháp luật. Điều đó đã gây ra hậu quả nặng nề, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; Đảng không phát huy được chức năng vốn có của mình, Nhà nước rơi vào tình trạng thụ động, quan liêu, xa rời thực tế, thoát khỏi quần chúng, quyền lực của nhân dân trở nên hình thức. Trong thực tế đã nảy sinh mâu thuẫn khi Đảng can thiệp quá sâu vào Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức áp đặt, ra lệnh, thiếu dân chủ. Do đó trong đường lối đổi mới, một mặt Đảng khẳng định phải bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, nhưng mặt khác Đảng cũng cần ý thức rõ ràng, phải đổi mới phương thức lãnh đạo. Để Nhà nước thực sự là quyền lực của nhân dân, Đảng phải lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức dân chủ.
Thứ hai, để đảm bảo dân chủ trong hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo, Đảng phải đổi mới sự lãnh đạo của mình đối với các bộ phận khác trong hệ thống chính trị các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội khác. Trong
tình hình nước ta hiện nay không cần thiết xuất hiện những đảng đối lập, nhưng để bảo đảm đầy đủ dân chủ, Đảng phải tích cực thu hút và phát huy vị trí, vai trò của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội đa dạng.
Muốn phát huy vai trò, vị trí của mặt trận, các đoàn thể quần chúng các tổ chức chính trị - xã hội, đa dạng khác trong điều kiện hiện nay giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với các tổ chức này, cụ thể là Đảng và Nhà nước phải tôn trọng tính tự chủ tính độc lập tương đối của các tổ chức này. Phải thiết lập cơ chế phối hợp một cách chặt chẽ hoạt động của các tổ chức với cơ quan Đảng và Nhà nước ở tất cả các cấp. Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo, hướng dẫn các tổ chức tiến hành đổi mới, đa dạng hoá các tổ chức và hoạt động cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của mình, cũng như những biến động phức tạp, đa dạng về cơ cấu giai cấp, xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập nền kinh tế thế giới.
Một hệ thống chính trị được coi là mạnh và dân chủ là một hệ thống không bỏ sót bất cứ một tổ chức, cá nhân nào có khả năng đem lại sự phát triển của bản thân nó khi gia nhập vào hệ thống cộng đồng, không một yếu tố dân tộc, dân chủ nào trong quần chúng bị bỏ quên, không được khơi dậy và phát huy trong sự nghiệp chung. Sự biến động của nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường ở nước ta đang diễn ra hết sức phức tạp, kéo theo sự biến đổi đa dạng về kết cấu xã hội, giai cấp. Xu hướng biến động đó tất yếu làm xuất hiện nhu cầu lập thêm những tổ chức mới. Vì vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước một mặt phải có thái độ tích cực trong việc thu hút những tổ chức mới vào hệ thống chính trị, mặt khác phải chủ động hướng dẫn, lãnh đạo việc hình thành những tổ chức đáp ứng những nhu cầu chính đảng về nghề nghiệp và đời sống của nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương thân, tương ái.
Đồng thời xuất phát từ thực tế hiện nay, để sự lãnh đạo duy nhất của Đảng thực sự là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc thiết định và phát
huy có hiệu quả nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cần tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng với quyết tâm và nỗ lực cao hơn, tạo sự chuyển biến trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức ngoài ra, khi xem xét dân chủ là một vấn đề chính trị, thuộc kiến trúc thương tầng, việc thiết định và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng đòi hỏi phải có sự đổi mới và phát triển tương ứng của cơ sở hạ tầng, trong đó quan trọng nhất là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảm bảo kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Việc thực hiện có hiệu quả những vấn đề nêu trên sẽ thúc đẩy sự ra đời, phát triển nền dân chủ nhất nguyên XHCN, tạo sự ổn định vững chắc về chính trị từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
Thứ nhất, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế thị trường cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là yếu tố có tầm quan trọng sống còn. Bởi vì chỉ khi đó mới bảo đảm tính định hướng XHCN của kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cũng chỉ với điều kiện đó, mục tiêu nhân văn, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần để giải phóng con người khỏi mọi tha hoá mới được thực hiện trong thực tế.
Song, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình kinh tế nói trên không có nghĩa Đảng can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế ở mọi cấp độ tồn tại của nó, cũng không có nghĩa Đảng trực tiếp nắm trong tay mình những doanh nghiệp lớn của Nhà nước... Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế trước hết và chủ yếu bằng việc đưa ra những định hướng lớn, những chủ trương lớn cho sự phát triển kinh tế, Đảng quyết định một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất có liên quan tới quốc kế dân sinh; bằng công tác tư tưởng
và giáo dục của mình, Đảng làm cho những tư duy kinh tế đúng đắn được thâm nhập vào quảng đại quần chúng nhân dân; Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại những thế lực trong nước và nước ngoài lợi dụng dân chủ hoá trên lĩnh vực kinh tế cũng như các lĩnh vực khác để làm chệch hướng XHCN đã lựa chọn.
Cùng với những biện pháp nêu trên, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế còn được thực hiện bằng việc Đảng nắm vững công tác cán bộ trên lĩnh vực kinh tế.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực kinh tế được thực hiện trước hết là chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Muốn hoàn thành tốt vai trò trên đây, trước hết phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn xa trông rộng, tổ chức chặt chẽ, nghiêm minh, Đảng có đội ngũ cán bộ với năng lực lãnh đạo và chỉ đạo giỏi, đủ sức đề ra và thực hiện được những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Thứ hai, đổi mới sự quản lý của Nhà nước đối với kinh tế thị trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự yếu kém của bộ máy Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực hành chính hiện nay đã trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, việc đổi mới trên lĩnh vực hành chính và quản lý của Nhà nước đối với kinh tế đang được đặt ra như là một vấn đề cấp bách nhất trong tổntg thể đổi mới Nhà nước nói chung.
Chuyển từ cơ chế hành chính, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đòi hỏi phải chuyển từ cách quản lý của Nhà nước đối với kinh tế theo kiểu tập trung tuyệt đối, kế hoạch hoá toàn diện và triệt để tất cả mọi khâu sản xuất và tiêu dùng; mọi thông số liên quan tới quá trình sản xuất đều trở thành chỉ tiêu pháp lệnh làm kìm hãm tối đa quyền tự chủ của cơ sở, óc sáng tạo của người sản xuất cũng như khả năng lựa chọn của người tiêu dùng... sang kiểu quản lý Nhà nước đối với kinh tế trong điều kiện đang và sẽ hình thành một cơ chế tinh