Các phương pháp dựa trên giao dịch thực

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KẾT QUẢ (EARNINGS MANAGEMENT)

1.3. Các phương pháp quản trị kết quả kinh doanh được áp dụng tại Mỹ

1.3.2. Các phương pháp dựa trên giao dịch thực

Bên cạnh việc dựa trên cơ sở kế toán dồn tích, các DN còn thực hiện QTKQ thông qua các giao dịch thực (real earnings management). Trên thực tế, các phương pháp QTKQ thông qua các giao dịch thực vô cùng đa dạng.

1.3.2.1. Phương pháp điều chỉnh thời gian thanh lý tài sản cố định

Điều chỉnh thời gian thanh lý của tài sản là một phương pháp hữu ích giúp NQT có thể thay đổi LN trong kỳ. Nếu giá trị còn lại của tài sản đƣợc thanh lý lớn hơn giá trị thị trường của tài sản thì việc thanh lý sẽ gây nên một khoản âm trong thu nhập của DN. Ngược lại, khi giá trị còn lại của tài sản được thanh lý nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản thì việc thanh lý sẽ mang lại khoản doanh thu từ hoạt động tài chính.

Xét ví dụ sau: Công ty A mua máy chế biến hóa chất giá 550.000$ có vòng đời hữu dụng là 5 năm, giá trị còn lại là 50.000$. Công ty A sử dụng PP trích khấu hao theo đường thẳng.

Giả sử khi sử dụng hết 5 năm, công ty A quyết định mua máy mới thay thế máy chế biến hóa chất đã mua 4 năm trước nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm. Hao mòn lũy kế bằng 500.000$ (CPKH mỗi năm = (550.000 – 50.000)/5 = 100.000$/năm). Giá trị còn lại là 50.000$.

Giám đốc công ty A nhận thấy tại thời điểm hiện tại (tháng 7), máy này có thể bán với giá 200.000$ do việc ngừng sản xuất máy cùng loại trên thị trường từ đầu năm nhƣng nếu tới cuối năm thì máy này chỉ có thể bán với giá 40.000$ do việc cung trở lại. Đồng thời giám đốc lại thấy trong năm tới, có một DN nhỏ mới thành lập cũng hoạt động trong lĩnh vực hóa dƣợc và chắc chắn sẽ có nhu cầu mua lại máy chế biến của công ty A. Khi đó, máy chế biến có thể bán đƣợc với giá là 150.000$. Nhƣ vậy:

- Nếu bán ở thời điểm hiện tại, DN sẽ thu đƣợc doanh thu hoạt động tài chính là 150.000$ (giá thanh lý > giá trị còn lại)

- Nếu bán vào cuối năm, DN sẽ bị lỗ 10.000$ (giá thanh lý < giá trị còn lại) - Nếu bán vào năm sau thì doanh thu thu về là 100.000$.

Theo đó, giám đốc chắc chắn sẽ không thanh lý vào cuối năm. Giám đốc tiếp tục xem xét tình hình kinh doanh hiện tại và phân tích khả năng kinh doanh trong năm tới, ông nhận thấy: Trong năm nay, tình hình kinh doanh của công ty đang đi theo đúng nhƣ dự tính ban đầu nhƣng sang năm sau, một dòng sản phẩm của công ty đang trong giai đoạn suy thoái mà công ty chƣa sản xuất thành công một sản phẩm mới nào cũng

như chưa tiếp cận được một thị trường mới nào để tiêu thụ sản phẩm hiện tại. Vì vậy, khả năng giảm doanh thu trong năm sau là rất cao.

Kết hợp phân tích trên, giám đốc công ty A đã quyết định chƣa thanh lý máy chế biến trong năm nay mà sẽ hoãn việc thanh lý sang năm sau để góp phần làm giảm mức tụt giảm về lợi nhuận mặc dù khoản doanh thu thu về có thấp hơn so với thanh lý vào thời điểm hiện tại.

Như vậy, thông qua phân tích và dự đoán của mình, các NQT tính toán thời gian thanh lý các tài sản của DN để tác động tới DT, làm thay đổi LN cuối kỳ.

1.3.2.2. Phương pháp tác động trực tiếp vào lợi nhuận gộp

Để tác động trực tiếp nhằm làm tăng LN gộp, các DN sẽ hoạt động theo 2 hướng:

tăng doanh thu bán hàng và giảm giá vốn hàng bán.

Với mục đích làm tăng doanh thu vào cuối kỳ, các DN thường áp dụng biện pháp giảm giá bán hoặc nới lỏng điều kiện tín dụng (thông thường là gia tăng thời hạn mua hàng trả chậm, tạo điều kiện mở rộng số lƣợng khách hàng).

Với mục đích giảm giá vốn hàng bán, cách thông thường được áp dụng là cắt giảm chi phí sản xuất thông qua việc gia tăng năng suất lao động, sản xuất vƣợt mức công suất định mức vào cuối kỳ. Bằng cách này, CPSX chung cố định sẽ đƣợc tính cho một số lƣợng sản phẩm lớn hơn, làm cho giá thành đơn vị của sản phẩm giảm và giá vốn hàng bán nhờ đó cũng đƣợc giảm.

Ví dụ, DN sản xuất A trong kỳ sản xuất mặt hàng bảng học sinh. CPSX chung cố định là 50.000.000 đồng.

Mức công suất bình thường (là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) là 1000 bảng/tháng.

Trường hợp 1: Sản lƣợng sản xuất thực tế trong tháng của DN A là 800 sản phẩm (nhỏ hơn mức công suất bình thường)

Khi đó, CPSX chung cố định đƣợc phân bổ cho mỗi sản phẩm là:

= 50.000 đồng/sản phẩm.

Mức 50.000 đồng sẽ đƣợc cộng vào giá thành, tính lên giá bán. Mức CPSX chung chƣa đƣợc phân bổ: 50.000.000 – 50.000 x 800 = 10.000.000 đồng sẽ đƣợc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Trường hợp 2: Sản lƣợng sản xuất thực tế trong tháng của doanh nghiệp A là 1250 sản phẩm (lớn hơn mức công suất bình thường)

Khi đó, CPSX chung cố định đƣợc phân bổ cho mỗi sản phẩm là:

ả ƣợ ả ấ ự ế

= 40.000 đồng/sản phẩm.

Mức 40.000 đồng sẽ đƣợc cộng vào giá thành, tính lên giá bán. CPSX chung cố định đã đƣợc phân bổ hết và không còn khoản cộng thêm vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ nữa.

Bảng 1.5: Ảnh hưởng của việc thay đổi mức công suất sản xuất lên chi phí (Số liệu do nhóm nghiên cứu tự tính toán)

Trường hợp 1 Trường hợp 2

Mức cộng vào giá thành 50.000đ/SP 40.000đ/SP

Mức cộng vào chi phí trong kỳ

(phản ánh trên BC KQKD) 10.000.000đ 0đ

Như vậy, khi sản xuất vượt mức công suất bình thường, không những làm giá vốn hàng bán giảm mà còn làm chi phí trong kỳ giảm, giúp tăng LN cuối kỳ của DN.

1.3.2.3. Phương pháp chuyển giá

Chuyển giá (transfer pricing) là một biện pháp QTKQ đƣợc các công ty đa quốc gia áp dụng rất khéo léo và tinh vi. Biện pháp này được sử dụng theo hai hướng chính:

 Hướng thứ nhất là:

Bước 1: Một công ty mẹ ở nước ngoài sẽ thành lập một công ty con ở nước khác.

Bước 2: Công ty con sẽ mua nguyên vật liệu (NVL) với giá cao ngất ngưởng và các nhà cung cấp NVL tại nước công ty con sẽ sẵn sàng bán với giá cao như vậy.

Bước 3: Các công ty con sản xuất sản phẩm và bán lại với giá thấp ra thị trường để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá thấp này.

 Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán với giá bằng giá thị trường nước ngoài.

 Hướng thứ hai là nước công ty mẹ chịu thuế cao còn nước công ty con chịu thuế thấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển LN cho công ty mẹ, công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của công ty con.

 Công ty mẹ đã tìm đƣợc một khoản lợi nhuận lớn.

Như vậy, biện pháp chuyển giá cho phép các công ty thay đổi đƣợc chi phí tiền thuế phải nộp, từ đó thay đổi LN của DN. Microsoft, Google, Facebook và General Electrics của Mỹ là những ví dụ điển hình trong việc sử dụng thành công PP này.

1.3.2.4. Phương pháp tác động vào chi phí tái cấu trúc

Khi công ty thanh lý một tài sản hoặc một khoản đầu tƣ thì các NQT luôn cố gắng tính toán thời gian phù hợp nhất để đảm bảo khoản thanh lý đó đem lại LN.

Khoản LN này có đặc điểm là chỉ thu đƣợc một lần, hay nói cách khác là LN không thường xuyên, dễ làm cho BCTC của DN có kết quả tăng vọt trong kỳ đó. Chính sự tăng vọt trong kỳ thanh lý và giảm trở lại vào kỳ tạo nên sự không ổn định, ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của những nhà đầu tƣ bên ngoài.

Do vậy, các NQT thường tìm cách sử dụng chính nguồn LN bất thường này để đầu tƣ ngƣợc trở lại công ty, thông qua hoạt động mua sắm mới tài sản, đầu tƣ mới, nâng cấp thiết bị,... Các khoản chi này tạo nên sự thay đổi trong cấu trúc của công ty, hay còn đƣợc gọi là “chi phí tái cấu trúc” (restructuring charges).

Ví dụ nhƣ DN A sản xuất sản phẩm may mặc vừa thanh lý thành công dây chuyền nhuộm vải, đem lại khoản LN là 10.000$. Để tạo nên sự ổn định trong thu nhập báo cáo, lãnh đạo DN quyết định dùng khoản tiền này đầu tƣ mua phần mềm đồ họa trị giá 1800$ cho bộ phận thiết kế và trang trí lại hệ thống cửa hàng bán lẻ và giới thiệu sản phẩm với chi phí 6800$. Kết quả là mức tăng lên chỉ là 1400$, vừa giảm áp lực duy trì LN cao ở kỳ sau, vừa có dòng tiền đầu tƣ cho thiết bị và hoạt động bán hàng.

Như vậy, thông qua việc vừa ghi nhận doanh thu bất thường từ hoạt động thanh lý tài sản, thanh lý các khoản đầu tƣ, vừa ghi nhận chi phí tái cơ cấu các bộ phận khác, nhà quản trị có thể thay đổi DT và CP cho hoạt động đầu tƣ, thay đổi LN cuối kỳ.

Nhận xét chung về hai nhóm phương pháp quản trị kết quả

Cả phương pháp QTKQ dựa trên cở sở dồn tích và dựa trên các giao dịch thực đều nhằm một mục đích chung là tạo nên sự thay đổi về KQKD theo mong muốn của NQT và đều là sự dịch chuyển LN giữa các kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, hai nhóm phương pháp này cũng có một số điểm khác nhau cơ bản sau:

Bảng1.6: So sánh giữa QTKQ trên cớ sở dồn tích và QTKQ qua giao dịch thực (Nguồn: Trần Thị Kim Anh và Đỗ Thị Nhung (2011), Gunny (2005)) QTKQ dựa trên cơ sở dồn tích QTKQ thông qua các giao dịch thực Phải thực hiện vào một thời điểm nhất

định (đầu kỳ - khi thay đổi PP kế toán hoặc cuối kỳ - khi lập ƣớc tính dự phòng)

Có thể thực hiện trong cả kỳ hoặc vào thời gian cuối kỳ

Không làm ảnh hưởng khả năng sinh lời thực tế của DN

Có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cựu đến khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn Thực tế là các doanh nghiệp có xu hướng ưa dùng các biện pháp QTKQ dựa trên các giao dịch thực hơn là sử dụng cơ sở dồn tích (Cohen và Zarowin, 2008). Nguyên nhân chính đƣợc đƣa ra là do việc lựa chọn các PP kế toán, đƣa ra ƣớc tính khi quyết định thực hiện QTKQ dựa trên cơ sở dồn tích sẽ thu hút sự chú ý của kiểm toán và sự nghiên cứu, xem xét về tính hợp pháp, khiến cho việc tự do lựa chọn cần phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng và cẩn thận. Trái ngƣợc với đó, việc các DN quyết định giảm giá, chuyển giá, tăng mức sản xuất, quyết định thời gian thanh lý lại hoàn toàn không vấp phải hoặc rất ít sự chú ý của kiểm toán và các xem xét pháp lý khác.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)