CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ KẾT QUẢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.3. Phân tích một số trường hợp áp dụng quản trị kết quả tại Việt Nam
3.3.3. Những sai phạm trong QTKQ của Công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa
Ra đời từ năm 1975 và bước vào cổ phần hóa từ năm 2000, với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa là một công ty kinh doanh và sản xuất các loại bao bì nhựa, bao bì PP và các sản phẩm từ nhựa... với chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là bà Nguyễn Thị Minh Châu. Có thể nói, Nhựa Tân Hóa có một lịch sử hoạt động khá lâu dài và đã đạt đƣợc nhiều thành tựu khá ấn tƣợng. Song, năm 2011 vừa qua đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử hoạt động của công ty với việc Nhựa Tân Hóa bị phanh phui nhiều việc làm trái pháp luật để trốn thuế kể từ thời điểm năm 2005 tới nay. Vậy, Nhựa Tân Hóa đã sử dụng những biện pháp QTKQ nào và những tác động tiêu của của các hoạt động này tới công ty là gì?
Từ năm 2005 đến 2009, Nhựa Tân Hóa đã thanh toán nhiều khoản nhƣ: mua nguyên liệu, chi phí hoa hồng cho khách hàng, mua linh kiện, sửa chữa máy móc...
nhƣng không có hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Để hợp lý hóa các khoản chi này, bà Nguyễn Thị Minh Châu đã chỉ đạo kế toán trưởng và thủ quỹ lập một sổ theo dõi riêng gọi là “sổ ngoài quỹ”. Số liệu thu chi thể hiện tại sổ này hơn 43,5 tỷ đồng để thanh toán khống 274 hóa đơn GTGT, trị giá hơn 32 tỷ đồng, mua nguyên liệu sản xuất; thanh toán một số hóa đơn có giá trị cao hơn thực tế lấy tiền chênh lệch gần 2 tỷ đồng; một số khoản thu khác không rõ ràng gần 1,4 tỷ đồng; thanh toán các hóa đơn vận tải có giá trị cao hơn thực tế lấy tiền chênh lệch hơn 3,7 tỷ đồng... Không những thế, từ đầu năm 2005 đến 2008, bà Châu còn sử dụng số nguyên liệu đƣợc phép hao hụt trong sản xuất (tỷ lệ 2% đến 3%) bán ra ngoài thu 13,7 tỷ đồng.
Trong việc sử dụng hóa đơn khống mua nguyên vật liệu sản xuất để trốn khoảng 3 tỷ đồng tiền thuế, Công ty Tân Hóa đã che mắt cơ quan thuế bằng cách thành lập xưởng tái chế nhựa phế liệu để tự sản xuất nguyên vật liệu. Lúc đầu xưởng này chỉ tái chế nhựa phế liệu của Công ty Tân Hóa nhƣng sau đó đã tự bỏ tiền mua thêm phế liệu ngoài vào tái chế. Do việc thu mua trôi nổi không có hóa đơn đầu vào nên khi xuất lại cho Tân Hóa cũng không có hóa đơn. Bà Nguyễn Thị Minh Châu đã chỉ đạo kế toán trưởng mua hóa đơn GTGT nhằm hợp lý hóa nguồn hàng trên và được khấu trừ gần 3 tỷ đồng thuế GTGT.
Ngoài vụ việc trên, từ năm 2006 đến 2009, Nguyễn Cao Huy An – Phó Giám đốc Công ty Tân Hóa đã dùng hơn 3,5 tỷ đồng để tự chi phí cho bản thân ... và đƣợc bà Châu chỉ đạo tự tìm hóa đơn để hợp thức các khoản chi này. Vị phó giám đốc này đã dựa vào quan hệ với ông Trần Văn Hồng, Giám đốc Cty TNHH Hồng Hải - đơn vị nhiều năm làm vận tải hàng cho Công ty Tân Hóa, để xin ông Hồng ghi tăng hóa đơn vận tải tương ứng với số tiền Phó giám đốc Nguyễn Cao Huy An cần sử dụng, và Công ty Tân Hóa phải trả tiền thuế GTGT cho phần chênh lệch. Phần thuế GTGT và phí cho Công ty Hồng Hải, ông An chỉ đạo cấp dưới thanh toán từ “quỹ đen” của công ty, với số tiền chênh lệch gần 4 tỷ đồng.
Thêm vào đó, vào tháng 4-2007, Công ty Tân Hóa phát hành thêm cổ phiếu, bán với ba loại giá khác nhau: cổ đông chiến lƣợc: 35.000 đồng/CP, cổ đông bên ngoài 40.000 đồng/CP, cổ đông là cán bộ công nhân viên công ty và cổ đông hiện hữu:
10.000 đồng/CP (quyền mua của một người là 200 cổ phiếu). Trần Hòa Nguy là kế toán phân xưởng Bình Chánh đã lập khống danh sách 34 công nhân để được mua 6.800 CP mệnh giá 10.000 đồng/ CP. Sau đó, Nguy bán số cổ phiếu trên cho một khách hàng với mức giá 40.000 đồng/CP.
Do những yếu kém trong quản lý và gian lận trong kế toán nhằm trục lợi riêng của các quản lý cấp cao của công ty, công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa đã đứng trước bờ vực phá sản. Theo kết quả kinh doanh quý IV năm 2011 mới đƣợc công bố, Nhựa Tân Hóa tiếp tục lỗ 21.5 tỷ đồng và lũy kế cả năm 2011 là 52.37 tỷ đồng. Từ một CP đã có thời điểm đƣợc định giá trên 40.000 đồng, và lúc khó khăn nhất năm 2009 cũng còn xấp xỉ một nửa mệnh giá, giá CP của Nhựa Tân Hóa giờ chỉ còn ở mức dưới 1000đ/ cổ phiếu, có thời điểm xuống tới mức 600 – 700đ/cổ phiếu. Nhƣ vậy, chính những sai phạm trong QTKQ đã khiến cho Công ty cổ phần Nhựa Tân Hóa rơi vào tình cảnh khó khăn, đứng bên bờ vực phá sản nhƣ hôm nay.
Tổng kết lại, ba doanh nghiệp Việt Nam kể trên thường sử dụng các biện pháp QTKQ dựa trên cơ sở dồn tích nhằm tạo ra BCKD ấn tƣợng hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại sử dụng các biện pháp QTKQ bất hợp pháp khi cố ý ghi chép sai nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ kinh tế trong kỳ, cụ thể là:
- Không ghi đầy đủ các chi phí đã phát sinh trong kỳ vào báo cáo KQKD: vi phạm nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí;
- Không lập dự phòng: vi phạm nguyên tắc thận trọng;
- Ghi doanh thu – chi phí sai niên độ, ghi nhận doanh thu chƣa đủ điều kiện: vi phạm nguyên tắc ghi nhận doanh thu;
- Chủ doanh nghiệp lập hóa đơn khống nhằm tƣ lợi cho bản thân;
- Lập khống danh sách đƣợc quyền mua cổ phiếu giá ƣu đãi và bán ra ngoài nhằm kiếm chênh lệch.
Sự liều lĩnh, coi thường Pháp luật cùng với sự thiếu hiểu biết về các phương pháp QTKQ hiệu quả đã gây nên tình trạng lạm dụng quá mức các biện pháp QTKQ bất hợp pháp ở ba doanh nghiệp này và hậu quả mà họ phải gánh chịu là không hề nhỏ.