CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ KẾT QUẢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.2. Các quy định Pháp luật về QTKQ tại Việt Nam
3.2.5 Phương pháp chuyển giá
Hiện nay, ở Việt Nam, việc áp dụng biện pháp chuyển giá gặp khá nhiều khó khăn do các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận đây là một hình thức tránh nghĩa vụ thuế trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài và đã ban hành Thông tư 117/2005/TT- BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
Thông tƣ này đƣợc đƣa ra nhằm xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và lấy đó làm căn cứ kê khai xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo điều 3 thì "Giá thị trường" là giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có quan hệ liên kết (giao dịch độc lập). “Các bên có quan hệ liên kết” là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp: (1) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia; (2) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tƣ dưới mọi hình thức của một bên khác; (3) Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác. Giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết đƣợc gọi là giao dịch liên kết.
Theo điều 4, trong các giao dịch liên kết, giá sản phẩm phải đƣợc xác định theo giá thị trường, với điều kiện đảm bảo dựa trên cơ sở so sánh tính tương đương giữa
giao dịch liên kết với giao dịch độc lập, từ đó lựa chọn ra phương pháp xác định giá phù hợp.
Theo điều 5, có 5 phương pháp xác định giá phù hợp là:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết, đƣợc vận dụng khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.
- Phương pháp giá bán lại: áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương, thuộc khâu cung ứng hoặc có thêm giai đoạn gia công, chế biến, lắp ráp... làm gia tăng giá trị hàng hóa, nên phải sử dụng giá bán lại của sản phẩm do cơ sở kinh doanh bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của giao dịch liên kết.
- Phương pháp giá vốn cộng lãi: đƣợc lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.
- Phương pháp so sánh lợi nhuận: để thực hiện phương pháp này phải dựa trên tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập được chọn. Phương pháp này không cho ra kết quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế TNDN. Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều kiện tương tự.
- Phương pháp tách lợi nhuận: được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn nhƣ cùng tham gia nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở hữu trí tuệ. Việc tách lợi nhuận của từng bên liên kết trong giao dịch dựa trên cách mà các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương. Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp
(như mở rộng phạm vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp bằng các phương pháp tổng hợp...) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận...).
Như vậy, việc áp dụng phương pháp chuyển giá tại Việt Nam hiện nay không còn dễ dàng được như trước khi mà việc định giá các giao dịch liên kết đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong từng trường hợp và trong tương lai thì phương pháp này sẽ rất khó có thể thực hiện do hiện nay, Bộ Tài Chính đang soạn thảo để trình Quốc hội thông qua thỏa thuận chống chuyển giá nằm trong Luật quản lý thuế. Văn bản này dự kiến sẽ đƣợc thông qua và có hiệu lực từ năm 2014 (theo thông báo Thuế do công ty KPMG Việt Nam cung cấp).
Nói tóm lại, khả năng áp dụng các PP QTKQ đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.1: Khả năng áp dụng các biện pháp QTKQ theo quy định pháp luật Việt Nam (Thông tin do nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Phương pháp Tính hợp pháp Khả năng áp dụng
Phương pháp dựa trên cơ sở dồn tích Lựa chọn cách trích
khấu hao TSCĐ Hợp pháp Không thay đổi quá 2 lần trong quá trình sử dụng của 1 TSCĐ Thay đổi thời gian sử
dụng hữu ích của TSCĐ Hợp pháp
- Phải ƣớc tính trong giới hạn mà Bộ Tài chính quy định - Đƣợc thay đổi 1 lần đối với 1 tài sản
Thay đổi CP qua dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hợp pháp DN dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm của từng mặt hàng tồn kho để ƣớc tính
Thay đổi CP qua dự phòng nợ phải thu khó đòi
Hợp pháp DN chỉ có thể tự điều chỉnh đối với các khoản nợ chƣa đến hạn nhƣng có dấu hiệu bị mất
Thay đổi CP qua dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp
Hợp pháp
DN khá chủ động khi trích lập, miễn đảm bảo tổng giá trị trích lập nhỏ hơn mức giới hạn đƣợc quy định
Thay đổi CP dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính
Hợp pháp
- Việc lập dự phòng đầu tư chứng khoán phải áp dụng công thức do Bộ Tài Chính quy định - Việc lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn khác chỉ cần đảm bảo dưới mức tối đa do Bộ Tài Chính quy định
Phương pháp tác động lên quỹ lương hưu
Pháp luật Việt Nam không có quy định về tỷ lệ ERR
Không thể thực hiện do mức trích lập tiền lương hưu đã được quy định cụ thể theo tỷ lệ % tiền lương hàng tháng
Phương pháp dựa trên cơ sở giao dịch thực Điều chỉnh thời gian
thanh lý của TSCĐ Hợp pháp Các DN đƣợc tự lựa chọn thời gian thanh lý TSCĐ
Tác động trực tiếp vào
lợi nhuận gộp Hợp pháp
Các DN đƣợc tự lựa chọn chính sách giá và công suất sản xuất để tác động vào DT và giá vốn hàng bán
Phương pháp chuyển giá Pháp luật Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống chống chuyển giá
Khả năng áp dụng đang ngày bị hạn chế
Phương pháp tác động
vào CP tái cấu trúc Hợp pháp Các DN đƣợc tự quyết định Tổng kết lại, các phương pháp QTKQ phổ biến trên thế giới hầu hết đều được coi là hợp pháp ở Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có thể căn cứ vào các Quy định này để vận dụng linh hoạt nhằm thực hiện QTKQ hiệu quả.