CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KẾT QUẢ (EARNINGS MANAGEMENT)
1.4. Các tác động của Quản trị kết quả đối với doanh nghiệp
1.4.2. Các tác động tiêu cực
1.4.2.1. Nguy cơ giảm lợi nhuận, ROA ở kỳ kinh doanh tiếp theo
Không ai có thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà QTKQ mang lại cho DN. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt lợi và hại. Một trong những hậu quả không mong muốn mà QTKQ đem tới cho DN là nguy cơ giảm LN và chỉ số ROA (tỷ suất sinh lời của tài sản) ở kì tiếp theo, đặc biệt khi sử dụng các PP thông qua giao dịch thực.
Đối với biện pháp QTKQ thông qua giao dịch thực: tính toán thời gian thanh lý tài sản và tăng doanh thu cuối kỳ thông qua việc nới lỏng điều kiện thanh toán cuối kỳ (nhóm đã trình bày ở phần 1.3.2), về thực chất, không làm tăng thêm LN của DN mà chỉ đơn thuần là chuyển LN từ các kì sau về kì hiện tại, nhằm tạo ra ảo tưởng rằng công ty đang rất phát triển. Và hậu quả tất yếu là LN của các năm sau sẽ bị giảm sút.
Khi LN giảm cũng sẽ kéo theo chỉ số ROA giảm. ROA được đo lường bằng LN ròng/ Tổng tài sản, là chỉ số đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA là cơ sở quan trọng để những nhà đầu tƣ cân nhắc xem doanh nghiệp có thể tạo ra mức sinh lợi cao hơn mức sử dụng nợ hay không. Nhà đầu tƣ cũng sẽ dựa vào
chỉ tiêu này để xác định triển vọng, nhu cầu vay vốn cũng nhƣ khả năng trả nợ gốc và lãi vay của doanh nghiệp.
Như vậy, ROA giảm sẽ gây bất lợi rất lớn cho doanh nghiệp, không thu hút được vốn đầu tư, thậm chí còn gây tâm lý hoang mang cho các cổ đông hiện tại.
1.4.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư
Một trong các tác động khác mà NQT cần lưu tâm khi quyết định sử dụng các biện pháp QTKQ là sự ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư. Vào thời kỳ tiến hành QTKQ, các công ty đầu tư vượt mức tối ưu, và sau thời kỳ này, các công ty lại đầu tư thấp hơn mức tối ưu. (Cohen và Zarowin, 2008).
Hoạt động đầu tƣ gồm việc mua mới/thanh lý tài sản cố định dùng trong SXKD, đầu tư vào các công ty khác nhằm hưởng cổ tức, cho các công ty khác vay vốn nhằm hưởng lãi suất,... Thông thường, để đưa ra quyết định đầu tư, NQT tài chính sẽ sử dụng các công cụ hỗ trợ để thẩm định tài chính của dự án, trong đó có chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV), NQT thường sẽ chấp thuận dự án với điều kiện NPV không âm.
Hoạt động đầu tư vượt mức tối ưu nghĩa là NQT đã lạm dụng quyền ra quyết định của mình khi chấp nhận các dự án không mang lại LN hoặc vƣợt quá mức LN mạo hiểm cho phép (mức tối ƣu), chấp thuận các dự án có NPV âm (Cohen và Zarowin, 2008). Khi đó, tiền sẽ đƣợc sử dụng cho việc đầu tƣ vào các dự án mạo hiểm thay vì chi trả cổ tức, hay nói cách khác, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của cổ đông. Hoạt động đầu tư dưới mức tối ưu nghĩa là NQT chỉ chấp nhận các dự án có mức mạo hiểm thấp hơn so với mức LN cho phép (mức tối ƣu), loại bỏ các dự án được phân tích có giá trị NPV dương (Cohen và Zarowin, 2008). Khi đó, mặc dù sẽ đem lại sự bảo đảm vững chắc hơn đối với người cho vay, tuy nhiên, khi DN chỉ chấp nhận các dự án có mức độ mạo hiểm thấp thì đồng nghĩa với việc chấp nhận mức LN kỳ vọng thấp (theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và LN kỳ vọng: Dự án đầu tƣ có rủi ro càng cao thì LN kỳ vọng càng cao). Theo đó, số tiền đầu tƣ của các cổ đông chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả và không đem lại hoặc đem lại một mức cổ tức thấp. Như vậy, cả
hoạt động đầu tư vượt mức tối ưu và đầu tư dưới mức tối ưu đều có những ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của các cổ đông.
Cohen và Zarowin (2008) đã tiến hành so sánh các doanh nghiệp có cùng quy mô, hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hoạt động QTKQ với hoạt động đầu tƣ của DN. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.8: Ảnh hưởng của QTKQ đến hoạt động đầu tư Nguồn: Cohen và Zarowin (2008)
Phương pháp
QTKQ Thời gian đo lường
Mức chênh lệch về tỷ lệ đầu tƣ trong tổng tài sản so với các DN không thực hiện QTKQ Trên cơ sở dồn
tích
Trong thời gian thực hiện QTKQ + 12%
Sau thời gian thực hiện QTKQ - 3%
Thông qua giao dịch thực
Trong thời gian thực hiện QTKQ + 14%
Sau thời gian thực hiện QTKQ - 8,4%
Theo kết quả ở bảng 1.8, trong thời gian thực hiện QTKQ, mức chênh lệch luôn (+), còn sau thời gian thực hiện QTKQ, mức chênh lệch lại luôn (-). Thật vậy, quyết định đầu tƣ chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân, trong đó có sự kỳ vọng ở mức tăng trưởng của DN trong tương lai. Theo McNichols và Stubben (2008), thông tin về DT và LN là nhân tố chi phối hàng đầu tới sự kỳ vọng ở mức tăng trưởng trong tương lai. Trong khi đó, trên thực tế, ngoài Kế toán trưởng, Giám đốc doanh nghiệp và các NQT tham gia trực tiếp vào việc lập BCTC, các NQT khác trong DN hầu nhƣ không hoàn toàn hiểu rõ về tình hình tài chính thực của công ty, họ đƣợc trao quyền và đã đƣa ra quyết định đầu tƣ chủ yếu dựa trên thông tin đã đƣợc công bố ra bên ngoài, hay nói cách khác là thông tin tài chính đã được điều chỉnh nhờ các biện pháp QTKQ. Do vậy, trong thời gian thực hiện QTKQ, khi thông tin về LN rất khả quan thì quyết định đầu tƣ đƣợc đƣa ra nhiều hơn. Trái ngƣợc lại, sau thời gian thực hiện QTKQ, khi các kỳ vọng về mức tăng trưởng trong tương lai không được thỏa mãn thì tất yếu các nhà quản trị này sẽ giảm thiểu các quyết định đầu tƣ của mình.
Như vậy, tồn tại mối quan hệ giữa hoạt động QTKQ với hoạt động đầu tƣ của DN. Cụ thể là: Trong thời kỳ tiến hành QTKQ, các DN đầu tư vượt mức tối ưu, thời kỳ
sau khi tiến hành QTKQ, các DN đầu tư thấp hơn mức tối ưu; mà cả hai hoạt động này đều ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của chủ sở hữu.
1.4.2.3. Giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Các NQT cũng cần lưu tâm tới một vấn đề nữa, đó là các động thái của đối thủ cạnh tranh khi công ty của họ áp dụng QTKQ. Trong phần này, nhóm nghiên cứu muốn tập trung vào sự thay đổi về chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh (ĐTCT) khi DN áp dụng biện pháp QTKQ là giảm giá hàng bán vào cuối kỳ.
Chapman (2008) đã tiến hành đo lường về phản ứng của các ĐTCT trước việc một DN trong ngành thực hiện QTKQ thông qua chính sách giảm giá cuối kỳ. Sau khi thu thập thông tin từ hệ thống các siêu thị bán lẻ hàng đầu tại khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ trong thời gian 2 năm (từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 12 năm 2006), Chapman (2008) đã đƣa ra kết luận: Khi một DN trong ngành có dấu hiệu (hoặc được dự đoán) sẽ sử dụng biện pháp QTKQ là giảm giá hàng bán, các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ giảm giá ở mức trung bình là 25%.
Thật vậy, giảm giá hàng bán là một phương pháp tương đối phổ biến, được các DN áp dụng không chỉ nhằm làm đẹp kết quả mà còn nhằm cạnh tranh, thu hút khách hàng, bảo vệ vị trí trên thị trường và tiến tới mở rộng thị phần nên các ĐTCT cũng dành một sự quan tâm đặc biệt tới việc giảm giá của DN để kịp thời đƣa ra các biện pháp cạnh tranh phù hợp mà thông thường là cũng áp dụng biện pháp giảm giá ở mức tương tự hoặc cao hơn. Chính tác động lan truyền này khiến cho chính sách giảm giá của DN không còn giữ đƣợc mức hấp dẫn nhƣ ban đầu nữa.
Như vậy, việc DN áp dụng chính sách giảm giá nhằm tăng nhanh DT cuối kỳ là nhân tố khiến các ĐTCT của DN cũng áp dụng PP này, làm cho khả năng cạnh tranh về giá của DN bị tụt giảm.