Phương pháp thay đổi chi phí qua giá trị dự phòng

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ KẾT QUẢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.2. Các quy định Pháp luật về QTKQ tại Việt Nam

3.2.3 Phương pháp thay đổi chi phí qua giá trị dự phòng

Các doanh nghiệp phải căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC (hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) và chuẩn mực số 02 (Hàng tồn kho) để xem xét khả năng tác động tới chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cụ thể là:

Theo Thông tƣ số 228/2009/TT-BTC, điều 2: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tƣ, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

Điều 4: Đối tƣợng lập dự phòng là hàng tồn kho mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc. Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ƣớc tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ƣớc tính).

Theo Chuẩn mực kế toán số 02: Việc ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập đƣợc tại thời điểm ƣớc tính. Việc ƣớc tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này đƣợc

xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ƣớc tính. Khi ƣớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho.

Như vậy, phương pháp thay đổi chi phí qua giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hợp pháp theo Pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài Chính mới chỉ yêu cầu việc ƣớc tính phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậy chứ chƣa nêu rõ quy định về mặt giá trị của giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc (ví dụ nhƣ mức chênh lệch so với giá bán của thành phẩm, hàng hóa tương tự, mức chênh lệch so với chi phí đã phát sinh để hoàn thành sản phẩm có mức độ hoàn thành tương đương,... phải nằm trong phạm vi cụ thể là bao nhiêu phần trăm). Các DN hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm và đặc điểm của từng mặt hàng tồn kho để ƣớc tính giá bán, chi phí hoàn thành, chi phí tiêu thụ.

3.2.2.2. Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Các DN phải căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC (hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) để xem xét khả năng tác động tới chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Cụ thể là:

Điều 1: Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chƣa quá hạn nhƣng có thể không đòi đƣợc do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Điều 6: Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

 Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng nhƣ sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

 Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ...

thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng.

Như vậy, phương pháp thay đổi chi phí thông qua mức dự phòng nợ phải thu khó đòi là hợp pháp theo Pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, khả năng sử dụng phương pháp này là không cao vì Bộ Tài Chính đã có quy định rõ ràng về mức giá trị trích lập đối với các khoản nợ quá hạn, riêng chỉ đối với các khoản nợ chƣa đến hạn thanh toán nhƣng có dấu hiệu sẽ bị mất thì doanh nghiệp mới có thể tự điều chỉnh.

3.2.2.3. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp

Các doanh nghiệp phải căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC (hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) để xem xét khả năng tác động tới chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp. Cụ thể là:

Điều 1: Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

Điều 7: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhƣng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hoá và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.

Như vậy, phương pháp thay đổi chi phí thông qua mức dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp là hợp pháp theo Pháp luật Việt Nam. Doanh

nghiệp khá chủ động khi trích lập mức dự phòng này, miễn đảm bảo tổng giá trị nhỏ hơn mức giới hạn đƣợc quy định.

3.2.2.4. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài ch nh

Các doanh nghiệp phải căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC (hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) để xem xét khả năng tác động tới chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính. Cụ thể là:

Điều 2: Dự phòng tổn thất các khoản đầu tƣ chính là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tƣ vào bị lỗ.

Điều 5: Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán

Đối với các khoản đầu tư chứng khoán Mức trích lập đƣợc tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tƣ

chứng khoán

=

Số lƣợng chứng khoán bị giảm giá tại

thời điểm lập BCTC x

Giá chứng khoán hạch toán trên sổ

kế toán

-

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường Từ công thức trên, ta thấy trong 3 yếu tố xác định mức dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán thì yếu tố “giá CK thực tế trên thị trường” là yếu tố duy nhất cần xác định vào thởi điểm cuối kỳ, còn 2 yếu tố còn lại (số lƣợng CK bị giảm giá và giá CK hạch toán trên sổ kế toán) thì đều là yếu tố đã xác định, không thể thay đổi.

 Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.

 Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

- Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường đƣợc xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.

- Đối với các công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch đƣợc cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.

 Đối với những chứng khoán niêm yết bị huỷ giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi, giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.

Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tƣ tài chính bằng số vốn đã đầu tƣ và tính theo công thức sau:

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu

tƣ tài chính

=

Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

-

Vốn chủ sở hữu thực có

x

Số vốn đầu tƣ của DN Tổng số vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức KT Trong đó:

- Tổ chức kinh tế là công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh... đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật và là đối tƣợng nhận khoản vốn góp của doanh nghiệp.

- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế đƣợc xác định trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng.

- Vốn chủ sở hữu thực có đƣợc xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng.

Như vậy, phương pháp thay đổi chi phí qua giá trị dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính là phương pháp hợp pháp theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Nhưng khả năng áp dụng phương pháp thay đổi chi phí qua lập dự phòng đầu tư chứng khoán là khó tại nước ta. Nguyên nhân là do căn cứ để xem xét có trích lập dự phòng hay không – cụ thể là giá chứng khoán thực tế trên thị trường - được xác định rất rõ ràng, thậm chí khi giá trị này không xác định đƣợc thì doanh nghiệp không đƣợc phép trích lập dự phòng (khác so với phương pháp thay đổi chi phí thông qua dự phòng nợ phải thu khó đòi). Do vậy, có thể nói rằng khả năng doanh nghiệp thay đổi đƣợc mức dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khoán là rất thấp.

Ở PP thay đổi chi phí qua lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn khác thì khả năng áp dụng là cao hơn vì Pháp luật đƣa ra quy định về mức lập dự phòng tối đa, không phải là mức cố định nhƣ ở các khoản dự phòng đầu tƣ chứng khoán nói trên.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)