Quyền lợi và hệ thống bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tƣ bên ngoài

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KẾT QUẢ (EARNINGS MANAGEMENT)

1.5. Các nhân tố tác động tới quyết định quản trị kết quả của nhà quản lý

1.5.3. Quyền lợi và hệ thống bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tƣ bên ngoài

Quyền lợi của nhà đầu tư là những gì nhà đầu tư được hưởng khi quyết định góp vốn cho DN, có thể cụ thể hóa thông qua cổ tức, quyền chọn cổ phiếu, hay quyền biểu quyết của cổ đông. Tuy nhiên, quyền lợi của nhà đầu tư bên ngoài thường bị những người nắm giữ công ty bên trong (CSH hay nhà quản lý) tìm mọi cách để hạn chế thông qua các biện pháp QTKQ. Hiện tƣợng này đƣợc La Porta, Lopez-de- Silances, Vishny và Shleifer (1997) định nghĩa là “Sự xung đột trong mối quan tâm giữa người bên trong và bên ngoài công ty”. Chính vì có sự xung đột này nên “hệ thống bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư bên ngoài” đã ra đời.

Healy và Wahlen (1999) đã đƣa ra khái niệm “hệ thống bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (NĐT) bên ngoài” nhƣ sau: Mức độ mạnh yếu của hệ thống bảo vệ quyền lợi của NĐT được cụ thể hóa bằng ba nhân tố là: mức độ hiệu quả của thị trường, mức độ quy định quyền lợi NĐT và hệ thống pháp luật cƣỡng chế thực hiện các quy định đó.

Thị trường hiệu quả là các thị trường mà thông tin thị trường được phản ánh chính xác và ngay lập tức qua giá cổ phiếu. Do đó, trên thị trường hiệu quả, sẽ không có hiện tƣợng NĐT bị doanh nghiệp lừa gạt, kiếm lời. Các quy định về quyền lợi của NĐT có thể hiểu là các văn bản pháp lý, hợp đồng quy định về những gì NĐT được hưởng sau khi góp vốn vào công ty. Hệ thống biện pháp cưỡng chế do nhà nước ban hành là chế tài xử phạt đối với DN vi phạm quy định quyền lợi của NĐT. Theo đó, ở các thị trường hiệu quả, quy định quyền lợi của NĐT đƣợc xây dựng đầy đủ và chi tiết, hệ thống biện pháp cƣỡng chế chặt chẽ, khi đó, hệ thống bảo vệ quyền lợi của NĐT sẽ hoạt động hiệu quả.

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa QTKQ và hệ thống bảo vệ quyền lợi của NĐT trên thực tế, Leuz, Nanda và Wysocki (2003) đã thu thập dữ kiện tại 31 quốc gia trên thế giới, phân tích dựa trên ba yếu tố kể trên và chia các quốc gia thành 4 nhóm.

- Nhóm 1: Ba yếu tố ở mức độ tối ƣu.

- Nhóm 2: Ba yếu tố ở mức độ khá.

- Nhóm 3: Ba yếu tố có tồn tại nhƣng chất lƣợng không đồng đều.

- Nhóm 4: Ba yếu tố không cùng tồn tại hoặc thiếu một trong ba yếu tố.

Kết luận được đưa ra là: Hoạt động QTKQ diễn ra phổ biến nhất ở nhóm nước số 4, tiếp theo là nhóm nước thứ 3, sau đó đến nhóm nước thứ 2, và hạn chế nhất ở nhóm nước số 1. Từ đó, có thể khẳng định rằng ở các nước có thị trường hiệu quả, quy định quyền lợi của NĐT đƣợc xây dựng đầy đủ và chi tiết, hệ thống biện pháp cƣỡng chế chặt chẽ, hoạt động QTKQ sẽ đƣợc hạn chế.

Như vậy, tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa QTKQ với nhân tố: quyền lợi và hệ thống bảo vệ quyền lợi của NĐT bên ngoài: Hệ thống bảo vệ quyền lợi của NĐT càng hiệu quả thì các biện pháp QTKQ được sử dụng càng hạn chế.

1.5.4. Chất lượng của hoạt động kiểm toán

Bên cạnh những yếu tố nhƣ đã phân tích ở trên, một nhân tố mà các NQT không thể bỏ qua trong quá trình QTKQ của mình là hoạt động kiểm toán.

Theo Ebrahim (2001), các NĐT luôn yêu cầu những bản BCTC đã đƣợc kiểm toán, vì họ tin tưởng vào ý kiến chuyên môn của các kiểm toán viên. Các NĐT cũng cho rằng khi một BCTC đƣợc kiểm toán đƣa ra ý kiến là “phản ánh trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc kế toán” thì những thông tin đƣợc phản ánh trên BCTC đó sẽ có độ tin cậy cao. Điều này cũng hàm ý rằng hoạt động kiểm toán sẽ làm cho các thông tin kế toán trở nên có giá trị hơn, đồng thời củng cố thêm chất lƣợng của các thông tin tài chính.

Như nhóm nghiên cứu đã phân tích ở phần các phương pháp 1.3, việc sử dụng các biện pháp QTKQ dựa trên cơ sở dồn tích là đối tƣợng quan tâm của hoạt động kiểm toán và kiểm tra pháp lý. Do đó, nếu chất lƣợng hoạt động kiểm toán càng tốt, chính xác và chặt chẽ thì các nhà quản trị sẽ càng phải cân nhắc nhiều hơn việc áp dụng và mức độ sử dụng các biện pháp QTKQ trong quá trình quản trị của mình.

Như vậy, tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa chất lƣợng hoạt động kiểm toán và quản trị kết quả: Chất lượng của hoạt động kiểm toán càng tốt thì càng hạn chế được những hoạt động quản trị kết quả của các nhà quản trị.

Tóm lại, thông qua chương 1, nhóm nghiên cứu đã cung cấp những thông tin cơ bản và tương đối toàn diện về hoạt động QTKQ. Bằng việc lựa chọn các PP kế toán, tính toán mức dự phòng, thời gian thanh lý TSCĐ, giảm giá hàng bán cuối kỳ, tăng công suất sản xuất, tác động vào chi phí tái cấu trúc, ...., các NQT có thể đạt được mức LN mong muốn, duy trì sự tăng trưởng ổn định và hấp dẫn các NĐT hơn.

Tuy nhiên, NQT cũng cần cân nhắc kỹ vì hoạt động QTKQ cũng tiềm ẩn nguy cơ giảm LN, giảm chỉ số ROA ở kỳ tiếp theo, ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích cổ đông qua sự tác động đến hoạt động đầu tư và khả năng vấp phải sự cạnh tranh khi đối thủ cũng áp dụng các biện pháp tương tự. Nói về các yếu tố tác động tới quyết định QTKQ của các nhà quản trị, xét về bên trong, quy mô doanh nghiệp và tiền thưởng – quyền lợi cho các NQT sẽ gây nên những ảnh hưởng thuận chiều – những yếu tố này càng tăng thì mức độ sử dụng QTKQ càng tăng. Xét về bên ngoài, yếu tố hệ thống bảo vệ quyền lợi NĐT và chất lượng hoạt động kiểm toán sẽ gây nên những ảnh hưởng nghịch chiều đến hoạt động QTKQ – những yếu tố này càng tăng thì mức độ sử dụng QTKQ càng giảm.

Sau đây, nhóm nghiên cứu xin đƣợc trình bày tình hình áp dụng quản trị kết quả tại Mỹ và kinh nghiệm áp dụng quản trị kết quả tại 2 tập đoàn Mỹ là Microsoft và IBM để cung cấp cái nhìn thực tế hơn về hoạt động quản trị kết quả này.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)