Một vài nét về tập đoàn Microsoft

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 41 - 55)

CHƯƠNG II. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TẠI MỸ

2.2 Kinh nghiệm quản trị kết quả của tập đoàn Microsoft (Mỹ)

2.2.1. Một vài nét về tập đoàn Microsoft

Microsoft là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia của Hoa Kì do Bill Gates làm chủ tịch, trụ sở chính đặt tại Redmond, Washington, Mỹ. Microsoft đã vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS – DOS giữa những năm 1980, chỉ sau 5 năm thành lập (04/04/1975).

Tập đoàn này phát triển, gia công, và cấp bản quyền cho các phần mềm phục vụ trong máy tính. Các sản phẩm bán chạy nhất của Microsoft chiếm thị phần lên đến 90%

hoặc hơn nhƣ với Microsoft Office năm 2003 và Microsoft Windows năm 2006. Ngoài ra, Microsoft còn phát triển bộ bách khoa toàn thƣ Encarta, mạng truyền hình cáp MSNBC (cùng với NBC) và những sản phẩm giải trí khác nhƣ Xbox và MSN TV (trước đây là WebTV).

2.2.2. Biện pháp quản trị kết quả hiệu quả được áp dụng tại Microsoft

Về hoạt động QTKQ, tập đoàn Microsoft đƣợc biết đến với 2 PP dựa trên giao dịch thực là PP chuyển giá và tác động trực tiếp vào LN gộp.

2.2.2.1. Biện pháp chuyển giá

Với sản phẩm là các phần mềm và bản quyền có thể dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia thì việc áp dụng PP chuyển giá tại Microsoft trở nên thuận tiện hơn rất nhiều.

Microsoft đặt trụ sở tại Mỹ nhưng trong số các nước ở châu Âu thì Microsoft xây dựng rất nhiều nhà phân phối của mình ở Ai-len (nước có mức thuế suất thu nhập DN thấp hơn nhiều so với các quốc gia châu u khác, chỉ ở mức 12,5%). Thông qua PP marketing, giảm giá, kích cầu, một bộ phận người tiêu dùng tập trung mua sản phẩm từ các nhà phân phối tại Ai-len, giúp LN của Microsoft tại Ai-len tăng vọt, giảm đáng kể nghĩa vụ thuế mà Microsoft phải nộp nếu như chỉ tập trung bán tại thị trường Mỹ.

Cụ thể trong quý IV năm 2011, Microsoft công bố doanh số bán hàng xấp xỉ 17,4 tỷ USD, tăng 30% LN sau thuế. Tuy nhiên, số thuế mà Microsoft phải nộp cho Mỹ chỉ là 445 triệu USD, và cũng chỉ phải nộp 7% trong số 6,32 tỷ USD LN trước thuế tại

những nước Microsoft có trụ sở kinh doanh. Tại sao mức thuế Microsoft phải nộp lại thấp nhƣ vậy? Lý do chính là việc Microsoft đã sử dụng ba khu vực pháp lý mà hãng hoạt động bên ngoài Hoa Kì (còn gọi là những thiên đường thuế) là Ai-len (thuế thu nhập DN là 12,5%), Sing-ga-po (thuế từ 0% đến 17%), và Puerto Rico (lãnh thổ của Hoa Kỳ nhưng lại là một quốc gia nước ngoài trong mắt của Sở thuế vụ (IRS), cung cấp cho các công ty đa quốc gia của Mỹ tín dụng khác thường đối với thuế phải trả cũng nhƣ tín dụng thuế cho sản xuất). Đây chính là nơi mà Microsoft đã dùng để giảm hóa đơn thuế liên bang của mình.

LN trước thuế của Microsoft thu được từ nước ngoài đã tăng gần gấp 3 lần trong vòng 6 năm qua, từ 6,8 tỷ USD trong năm 2006 lên đến 19,2 tỷ USD năm 2011. Song, thu nhập của Microsoft tại ỹ lại giảm từ 11,4 tỷ USD xuống 8,9 tỷ USD trong cùng thời kì. Như vậy, thu nhập từ nước ngoài của Microsoft đã tăng lên 68% trong tổng thu nhập. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm mức thuế mà Microsoft phải nộp ở Mỹ.

Theo báo cáo hằng năm năm 2010, nhờ việc duy trì đƣợc những kênh bán hàng tại ba “thiên đường thuế” đó, Microsoft đã tích lũy được 29,5 tỷ USD tiền mặt. Về lý thuyết, Microsoft đã tiết kiệm đƣợc 9,2 tỷ USD thuế liên bang trong con số 29,5 tỷ USD đó. Song, số tiền mặt mà Microsoft phải bỏ ra để đầu tƣ ban đầu cho ba khu vực trên lên tới 50,5 tỷ USD. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là: “Tại sao một tập đoàn lớn nhƣ Microsoft lại không tái đầu tƣ khoản LN giữ lại khổng lồ của mình để tạo công ăn việc làm cho người Mỹ hoặc ít nhất là chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu mà lại đầu tƣ vào Ai-len, Sing-ga-po, và Puerto Rico?”.

Lý do đó là số tiền mặt này được dùng để duy trì “thiên đường thuế” ở nước ngoài. LN từ ba khu vực này đƣợc kì vọng là lớn hơn rất nhiều so với số vốn khổng lồ Microsoft đã bỏ ra ban đầu. Theo Financial Times, khoảng 62% thu nhập từ nước ngoài của Microsoft đến từ ba trung tâm sản xuất nói trên trong năm 2010. Kết quả mà Microsoft nhận đƣợc thông qua áp dụng chính sách này đó là mức thuế suất giảm xuống còn 17,5% trong năm 2011, giảm 25% so với năm 2010 và 31% so với thời điểm tính đến 30/06/2006.

2.2.2.2. iện pháp k ch cầu nhằm tăng doanh thu bán hàng vào cuối kì

Năm 2011 là một năm kinh doanh thành công của “gã khổng lồ phần mềm”

Microsoft. Tổng kết năm tài chính 2011, Microsoft đạt doanh thu tổng cộng là 69,94 tỷ USD và LN thu đƣợc là 23,15 tỷ USD. So với năm tài chính 2010 thì mức tăng của 2 chỉ số này là 12% và 23%. Riêng trong quý IV, LN của hãng đạt 5,87 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010. Thành công đó đƣợc đóng góp một phần khá lớn từ doanh thu của việc bán bản quyền Windows 7 và Microsoft Office 2010, đồng thời giảm giá gói phần mềm văn phòng Office 365 thông qua chiến dịch kích cầu mang tên

“It’s a great time to be a family” kéo dài từ 22/11/2011 đến 16/01/2012.

Đánh trúng tâm lý mua sắm của người tiêu dùng vào thời điểm cuối năm, Microsoft đã triển khai chương trình kích cầu sử dụng bản quyền máy tính tại hơn 35 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực chất, đây là chương trình nhằm kích cầu sử dụng bản quyền Windows 7 và Microsoft Office 2010.

Trên khắp 35 quốc gia, chương trình đã thu hút được rất đông người tham gia, đẩy doanh số bán bản quyền Windows7 lên 450 triệu bản, và Microsoft Office 2010 cũng đạt hơn 100 triệu bản. Hiện nay, trên toàn cầu, có 29% số máy tính nối mạng Internet và 25% số máy tính tại công sở sử dụng bản quyền Windows 7. Thêm vào đó, phần mềm Office 365 với mức phí hợp lý và nhiều gói cước tiện ích hơn được đưa ra cũng đã thu đƣợc thành công đáng kể, khi có hơn 50.000 DN đăng kí sử dụng dịch vụ trong vòng 2 tuần. Đây quả là những thành công ngoài mong đợi đối với Microsoft.

Biện pháp quản trị thông qua giao dịch thực này của Microsoft quả thực rất khôn ngoan, do các NQT đã nắm bắt được đặc điểm, sở thích cũng như xu hướng tiêu dùng của người dân để triển khai đúng thời điểm và gặt hái được thành công.

2.2.3. Tác động của quản trị kết quả đối với Microsoft

Việc sử dụng các biện pháp QTKQ nêu trên đã đem lại cả những tác động tích cực và tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn Microsoft.

2.2.3.1. Duy trì sự tăng trưởng ổn định và đạt mức lợi nhuận mong muốn Trước hết, Microsoft đã chiếm được trọn vẹn lòng tin, sự kì vọng của nhà đầu tư khi sử dụng khéo léo QTKQ để duy trì mức LN cao và ổn định. Vào ngày 21/07/2011 Microsoft đã công bố tình hình tài chính quý trong năm 2011 của mình với DT đạt mức kỷ lục là 17,37 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và mang lại cho hãng khoản LN trị giá 5,87 tỷ USD. Nếu tính trên cả năm thì tổng DT của năm tài chính 2011 lại đạt thêm một kỷ lục nữa với 69,94 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2010 trước đó. Dưới đây là bảng thống kê DT của Microsoft (đơn vị: tỷ USD) từ năm 1996 đến 2008. Qua đó, ta có thể thấy sự tăng trưởng ổn định trong doanh thu của Microsoft trong thời gian này.

Bảng 2.1: Doanh thu của Microsoft từ năm 1996 đến năm 2008 (tỷ USD) (Nguồn: Microsoft Annual Reports)

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 DThu 8,76 11,36 14,48 19,75 22,96 25,3 28,37 32,19

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 DThu 36,84 39,79 44,28 51,12 60,42 58,43 62,48 69,94

Bên cạnh đó, Microsoft cũng đã thể hiện một chuỗi thành tích đáng ngƣỡng mộ trong suốt giai đoạn từ năm 1996 – 2008, LN cũng nhƣ giá cổ phiếu của tập đoàn luôn giữ ở mức ổn định, đƣợc xếp hạng AAA về vị trí hạng tín nhiệm tại Mỹ. Mới đây nhất, trong bản đánh giá tốp 100 thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới được thực hiện bởi Hãng tư vấn thương hiệu Millward Brown Optimor năm 2011, Microsoft được xếp vị trí thứ 5, với giá trị thương hiệu là 78,243 triệu USD, tăng 2% so với năm 2010. Một lần nữa, lòng tin và sự kì vọng của công chúng đối với Microsoft lại đƣợc nhấn mạnh.

2.2.3.2. Tăng sức ép về giá từ các đối thủ cạnh tranh

Việc sử dụng biệp pháp QTKQ thông qua chính sách giá đã tạo nên những sức ép về giá từ các ĐTCT của Microsoft. Cụ thể là trường hợp đối với gói phần mềm văn phòng Office 365 đƣợc Microsoft phát triển dựa cho nền tảng của điện toán đám. Khi mới ra mắt, Microsoft đã đặt một mức giá khá cao cho Office 365 – business là 252$/1

tài khoản/1 năm, tương đương 21$/tháng. Để cạnh tranh, Google đã nhanh chóng đưa ra phần mềm Google Apps (cũng dựa trên nền tảng điện toán đám mây), chỉ với mức giá 5$/tài khoản/tháng. Sau đó, AdventNet – một hãng phần mềm nổi tiếng của Ấn Độ cũng cho ra mắt Zoho Docs với một mức giá chỉ 3$ hoặc 5$/tài khoản/tháng, hãng phần mềm Oracle cũng giới thiệu phần mềm văn phòng Oracle Open Office với hai phiên bản là Standard và Enterprise với các mức giá tương ứng là 52$ và 95$/năm.

Đối mặt với áp lực cạnh tranh từ nhiều phía, đặc biệt là mục đích duy trì DT ổn định, vào cuối tháng 11 năm 2011, Microsoft đã quyết định giảm giá gói Office 365 cho các DN vừa và nhỏ, nằm trong chiến dịch kích cầu tiêu dùng mang tên “It’s a great time to be a family”, đồng thời đƣa ra nhiều gói dịch vụ với mức giá hợp lý hơn nhằm kích cầu tiêu dùng và đảm bảo DT trong quý IV năm 2011 đạt mức kế hoạch đề ra, ví dụ nhƣ gói Basic với mức phí 2$/tài khoản/tháng, 6$/tài khoản/tháng cho gói Standard, và cao cấp nhất là gói Advanced với 27$/tháng.

Có thể nói, QTKQ là con dao hai lƣỡi, có hiệu quả nhƣng cũng gây ra một số hậu quả cho DN, trong đó có Microsoft.

2.2.4. Ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán tới quyết định QTKQ tại Microsoft Chất lƣợng của hoạt động kiểm toán là một nhân tố có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quyết định QTKQ của Microsoft.

Nhìn vào bảng doanh thu 2.3, ta có thể thấy DT của Microsoft đƣợc duy trì với tốc độ tăng trưởng ổn định, đều đặn và liên tục trong vòng 13 năm. Kể từ 13/03/1986, khi Microsoft bắt đầu niêm yết CP trên thị trường chứng khoán, DT hàng năm của công ty đều đạt được mức tăng trưởng hết sức ấn tượng và đáng tin cậy, bất chấp quá trình kiểm toán gắt gao của các công ty kiểm toán độc lập Mỹ.

Để có thể làm đƣợc điều đó, các NQT của Microsoft đã phải cân nhắc và lựa chọn kĩ lƣỡng những biện pháp QTKQ thực sự phù hợp với đặc tính của ngành công nghệ phần mềm, cũng nhƣ thời điểm áp dụng các biện pháp một cách hợp lý nhất, đảm bảo BCTC không có những sai sót trọng yếu, bởi chất lƣợng của hoạt động kiểm toán càng cao, năng lực của kiểm toán viên càng tốt thì sẽ khiến các NQT phải có thái độ

làm việc nghiêm túc trong quá trình QTKQ của mình. Trong khi các tập đoàn lớn khác như General Electric, Coca – Cola,… đều bị vướng vào những vụ tố tụng về hành vi lạm dụng QTKQ để gian lận trong BCTC, thậm chí Enron hay Worlcon đã phá sản, thì Microsoft vẫn luôn giữ đƣợc vị thế hết sức an toàn.

Đây cũng là một bài học rất quý giá cho các công ty của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập.

2.3. Kinh nghiệm quản trị kết quả của tập đoàn IBM (Mỹ) 2.3.1. Một vài nét về tập đoàn I M

Tập đoàn IBM đƣợc thành lập tại New York vào ngày 15/06/1911, với tên gọi ban đầu là Computing - Tabulating - Recording Company (C-T-R), năm 1924, C-T-R đƣợc đổi tên mới là International Business Machines (IBM). IBM sản xuất và bán sản phẩm phần cứng máy tính, phần mềm, cung cấp dịch vụ hosting và dịch vụ tƣ vấn.

Từ một hãng kinh doanh phần cứng máy tính đứng bên bờ vực phá sản vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu hoạt động kinh doanh, hiện IBM là một trong trong số những DN hiếm hoi vẫn thu LN trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2009, IBM đã vƣợt qua Microsoft và Apple, lên xếp vị trí thứ 2 trên thế giới về giá trị thương hiệu, sau CocaCola, nhận được Huy chương Quốc gia Mỹ về Công nghệ và Sáng tạo. Năm 2000, Microsoft có giá trị vốn hóa lớn gấp 3 lần IBM, thì tới năm 2011, IBM đã vƣợt Microsoft về giá trị vốn hóa tính trên giá CP.

Với thành tích này, IBM đã trở thành DN lớn thứ tƣ thế giới về giá trị vốn hóa.

2.3.2. Biện pháp quản trị kết quả hiệu quả được áp dụng tại IBM

Để đạt đƣợc các thành tựu nêu trên, IBM không chỉ phải xuất sắc trong việc kinh doanh mà còn phải nhờ một phần quan trọng của QTKQ của công ty.

2.3.2.1. Biện pháp quản trị kết quả dựa trên quỹ lương của công ty

Một biện pháp quản trị kết quả đƣợc IBM sử dụng hiệu quả và thành công là dựa trên quỹ lương của công ty.

Trong khoảng thời gian từ năm 1993 – 2001, IBM đã thay đổi tỷ lệ ERR từ 9,25% vào những năm 1995, 1996 lên 9,5% vào 1997, 1998, 1999 và cuối cùng là 10%

vào năm 2000, 2001. Nhƣ đã phân tích ở phần 1.3.1.4, khi tỷ lệ ERR đƣợc tăng lên sẽ làm gia tăng LN bất thường. Thật vậy, gần 5% LN trước thuế của IBM có được là nhờ tăng tỷ lệ ERR, LN trước thuế mà IBM báo cáo tăng trung bình 6,7% trong giai đoạn 1995 – 2001. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi trong tỷ lệ ERR thì mức tăng LN chỉ là 5,6%. (Berstresser, Desai và Rauh, 2003).

Năm 2000, IBM đã báo cáo LN trước thuế là 11,5 tỷ USD, trong đó, số tiền thu hồi từ quỹ lương hưu chiếm 1,2 tỷ USD, tức là khoảng 10% tổng LN trước thuế. Đặc biệt, bằng cách tăng tỷ lệ ERR từ 9,5% lên 10%, IBM đã có thêm đƣợc 200 triệu USD trong tổng LN năm 2000.

Năm 2001, IBM tiếp tục duy trì tỷ lệ ERR ở mức 10% đó và báo cáo khoản LN bất thường có được đạt 904 triệu USD, tức là chiếm 13,2% tổng LN trước thuế. Trong 9 tháng đầu năm 2001, tuy LN trước thuế của IBM giảm 1,2%, song nghiên cứu cho thấy, nếu không có các khoản LN bất thường từ quỹ lương hưu, LN trước thuế của IBM sẽ giảm tới 3,7% (McLean, 2002). Chính nhờ tăng tỷ lệ ERR này mà IBM đã đạt đƣợc mức lợi nhuận dự báo trong cả 2 năm 2000 và 2001.

Một tác động quan trọng khác của việc sử dụng PP dựa trên quỹ lương hưu là sự tác động tích cực đến giá chứng khoán.

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ lệ ERR đối với giá chứng khoán của IBM.

(Nguồn: Bergstresser, Desai và Rauh, 2003).

Năm

Giá cổ phiếu (USD)

Giá trị thị trường (tỷ USD)

Giá cổ phiếu trong trường hợp ERR không đổi (USD) LN trước thuế giả định

tăng 6,7%/năm

LN trước thuế giả định tăng 5,6%/năm

(1) (2) (3) (4)

1997 104,625 100.240 103,029 84,441

1998 184,375 168.721 181,312 148,601

1999 107,875 192.472 106,341 87,156

2000 85,000 148.147 80,942 66,339

2001 120,960 208.438 115,210 94,424

Qua bảng 2.2 ta thấy: khi tỷ lệ ERR tăng lên, giá trị thị trường của IBM cũng tăng, từ 100.204 tỷ USD năm 1997 (ERR = 9,5%) lên tới 208.438 tỷ USD năm 2001 (ERR = 10%) (cột 2). Giá cổ phiếu của công ty qua các năm (cột 1) lớn hơn nhiều giá cổ phiếu trong trường hợp IBM không thay đổi tỷ lệ ERR (cột 3 và 4) .

2.3.2.2. Biện pháp QTKQ thông qua tác động vào chi phí tái cấu trúc

Thông qua sử dụng chi phí tái cấu trúc, IBM đã đạt đƣợc mức LN đều đặn qua các năm, thu hút các nhà đầu tƣ và giúp tăng giá cổ phiếu. Việc sử dụng chi phí tái cấu trúc đã đem lại hai lợi ích cho công ty. Lợi ích đầu tiên là giúp cho lợi nhuận năm nay không tăng cao bất thường, dễ dàng phân bổ LN năm nay cho các năm sau, phòng khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt trong tương lai. Lợi ích thứ hai là nó giúp cho việc gia tăng LN vào các năm sau trở nên dễ dàng hơn.

Năm 1999, tổng số thu nhập từ việc bán tài sản của IBM là 4,1 tỷ USD. Nếu không sử dụng chi phí tái cấu trúc thì lợi nhuận trong năm 1999 của IBM sẽ tăng cao bất thường. Để tránh tình trạng này, lãnh đạo công ty đã quyết định tiến hành đồng thời ghi nhận chi phí tái cấu trúc là 2,2 tỷ USD. Điều này giúp IBM có thể ghi nhận tăng lợi nhuận trong các năm tiếp theo dễ dàng hơn, ở mức 400 triệu USD/năm.

2.3.2 Tác động của quản trị kết quả đối với IBM 2.3.2.1 Duy trì sự tăng trưởng ổn định

Thập niên 1990, IBM đứng trước bờ vực phá sản khi phương châm “hãy làm tốt những gì đã làm” đã không còn phù hợp trong thời đại Internet. Tháng 4/1993, Louis V. Gerstner Jr. đã đƣợc chiêu mộ cho vị trí CEO với kỳ vọng sẽ vực dậy “gã khổng lồ xanh” IBM. Rất nhiều người đã hoài nghi khả năng của Gerstner cũng như triển vọng hồi phục của tập đoàn này. Song, chỉ sau 18 tháng, Gerstner đã chứng minh đƣợc tài lãnh đạo của mình thông qua sự hồi phục và tăng trưởng ấn tượng của IBM, đồng thời khẳng định rằng, các tập đoàn lớn với hệ thống tổ chức khổng lồ vẫn có thể linh hoạt nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giống nhƣ “voi cũng có thể khiêu vũ” vậy.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quản trị kết số doanh nghiệp Mỹ khả áp dụng Việt Nam (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)