Mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế …

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành của giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế Nghiên cứu điển hình trong ngành điện Việt Nam (Trang 117 - 127)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.4. Đánh giá chung về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

4.4.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế …

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ hiện nay, cùng với chiến lược phát triển của ngành Điện trong những năm tới đặt ra cho Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện những khó khăn và thách thức rất lớn trong việc điều hành doanh nghiệp.

Để có thể điều hành tốt doanh nghiệp, Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện cần đảm bảo một loạt các yêu cầu và kỳ vọng về năng lực điều hành.

Thông qua quá trình thảo luận nhóm cũng như phỏng vấn các chuyên gia là lãnh đạo Tập đoàn, các cán bộ quản lý nhân sự cấp Tập đoàn cũng như một số giám đốc các doanh nghiệp trong ngành Điện về chiến lược phát triển của ngành Điện trong hội nhập quốc tế cũng như kỳ vọng và yêu cầu về năng lực điều hành của giám đốc các doanh nghiệp ngành Điện để có thể đáp ứng được các mục tiêu của ngành. Nghiên cứu sinh đã tiến hành phát phiếu khảo sát và xin ý kiến các chuyên gia về các yếu tố cấu thành năng lực và mức yêu cầu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong giai đoạn tới (Phụ lục số 1). Sau đó tiến hành tổng hợp và xác định mức độ yêu cầu (trung bình mẫu) đối với năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong giai đoạn tới. Nhìn chung trong giai đoạn tới, nhằm đảm bảo mục tiêu phát

117

triển ngành Điện gắn với hội nhập quốc tế thì năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện phải đạt các yêu cầu và kỳ vọng sau:

Bảng 4.23: Mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện

STT Tiêu chí Yêu cầu Thực trạng Khoảng cách (thực trạng & yêu cầu)

1 Kiến thức điều hành 4,24 3,04 -1,20

2 Kỹ năng điều hành 4,29 3,07 -1,22

3 Thái độ điều hành 4,05 3,14 -0,91

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của nghiên cứu - Đảm bảo về kiến thức điều hành: Kiến thức điều hành doanh nghiệp của các giám đốc ngành Điện được kỳ vọng và đặt mức yêu cầu là 4,24. Đây là mức yêu cầu cao thứ hai đối với mỗi Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện sau yếu tố kỹ năng. Kiến thức được kỳ vọng ở mức cao nhất là các kiến thức về điều hành và quản lý doanh nghiệp (4,63) và thấp nhất là kiến thức về những rủi ro trong kinh doanh (3,59), điều này có thể thấy là các Giám đốc doanh nghiệp được yêu cầu cao về kỹ năng điều hành và quản lý doanh nghiệp, trong khi đó, ngành Điện là một ngành đặc thù, do vậy mức độ rủi ro trong kinh doanh cũng thấp hơn so với các ngành khác nên yêu cầu này được chú trọng thấp nhất.

- Đảm bảo về kỹ năng điều hành: Kỹ năng điều hành là yếu tố có mức yêu cầu cao nhất trong 3 yếu tố, điểm yêu cầu là 4,29, trong đó yêu cầu về kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền là cao nhất ở mức 4,62 và yêu cầu về kỹ năng giao tiếp ở mức thấp nhất là 3,94, nhìn chung các yêu cầu và kỳ vọng đều ở mức trên 4,0 điểm, là điểm yêu cầu tương đối cao so với mặt bằng chung.

- Đảm bảo về thái độ điều hành: Thái độ điều hành doanh nghiệp được yêu cầu ở mức thấp nhất là 4,05. Trong đó yếu tố có tầm nhìn được yêu cầu cao nhất (4,39) và yêu cầu về sự nhạy cảm trong kinh doanh là thấp nhất (3,88). Tuy nhiên thái độ điều hành là yếu tố tích lũy từ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng bản thân. Do vậy khi 2 yếu tố kiến thức và kỹ năng đạt được yêu cầu đề ra thì thái độ điều hành sẽ tự động điều chỉnh tăng lên tương ứng.

118

Hình 4.3: Thực trạng năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện

4.4.2. Mc độ tác động các yếu t cu thành năng lc điu hành ca Giám đốc doanh nghip ngành Đin

Thực trạng năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện được phân tích trên cơ sở lấy hệ số trung bình của các yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố có khoảng cách thiếu hụt lớn nhất giữa yêu cầu và thực trạng là kỹ năng điều hành doanh nghiệp với điểm khoảng cách là -1,22.

Kiến thức điều hành có khoảng cách trung bình là -1,20 và thái độ điều hành là yếu tố được xem là mạnh nhất của các Giám đốc doanh nghiệp với khoảng cách -0,91. Điều này được thể hiện qua hình dưới đây.

Căn cứ vào kết quả khảo sát, nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồi quy bội để xác định mức độ tác động của các yếu tố đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện. Với các giả định là các biến độc lập là (1) KT-Nhân tố kiến thức điều hành; (2) KN - Kỹ năng điều hành; (3) TĐ - Thái độ cá nhân về điều hành đều có ảnh hưởng tích cực đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện; Biến phụ thuộc là NL = năng lực điều hành. Nghiên cứu đã xây dựng phương

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của nghiên cứu

119

trình hồi quy bằng phương pháp Enter. Kết quả cho thấy tất cả các biến đều có mức ý nghĩa <0,05; hệ số R bình phương của mô hình là 0,687, cho thấy 3 nhân tố này giải thích được 68% năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp. Đây là giá trị phù hợp và chấp nhận được với mô hình.

Kết quả cũng cho thấy toàn mô hình có giá trị F p-value bằng 0,000, kết luận được với độ tin cậy 95% nên mô hình này có thể mở rộng cho tổng thể. Giá trị T- value của tất cả các biến đều có giá trị thống kê <0,05, điều này khẳng định cả 3 nhân tố trên đều ảnh hưởng tới năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến theo 3 biến độc lập bằng phương pháp Enter cho kết quả mô hình hồi quy sau:

NLĐH = 0,109 KT * 0,463 KN * 0,396 TĐ

Từ phương trình hồi quy năng lực trên, có thể kết luận (1) Kỹ năng có sự ảnh hưởng đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp là cao nhất; (2) Thái độ là yếu tố có tác động mạnh thứ hai đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp;

(3) Kiến thức là nhân tố có tác động mạnh thứ 3 đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện hiện nay.

Thông qua hàm hồi quy bội ta nhận thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện là yếu tố kỹ năng với hệ số 0,463, bên cạnh đó khoảng cách giữa thực tế và kỳ vọng của yếu tố kỹ năng là cao nhất (-1,22), yếu tố tác động mạnh thứ 2 là thái độ với hệ số 0,396, tuy nhiên khoảng cách chênh lệch giữa thực tế và kỳ vọng của thái độ lại ở mức chất nhận được (-0,91), như ta đã biết, thái độ là yếu tố khó có thể tác động ngay mà phải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm và kiến thức mới có thể hình thành được thái độ, do vậy yếu tố này vẫn cần phải nâng cao nhưng cần có biện pháp đào tạo và tích lũy kinh nghiệm của Giám đốc doanh nghiệp. Yếu tố kiến thức tác động thứ 3 với hệ số 0,109 tuy nhiên lại có độ chênh lệch đứng thứ 2 (-1,2), do vậy yếu tố này cũng cần phải có các biện pháp nâng cao trong thời gian tới nhằm đạt được kỳ vọng đề ra.

120

4.4.3. Nhng ưu đim và hn chế trong năng lc điu hành ca Giám đốc doanh nghip ngành Đin

4.4.3.1. Những ưu điểm và điểm mạnh trong năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện

Kết quả phân tích năng lực lãnh đạo, những điểm mạnh trong năng lực lãnh đạo, quản lý của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện thể hiện trên những nội dung cơ bản sau đây:

- Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện ngày càng hiểu và nhận thức rõ hơn vai trò vị trí của mình trong doanh nghiệp, đặc biệt là nhận diện rõ mình là ai và có trách nhiệm ra sao với các đối tác có liên quan trong và ngoài doanh nghiệp.

- Bước đầu Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện đã coi công việc của mình như là một nghề đó là nghề điều hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, rất nhiều Giám đốc doanh nghiệp có ý thức học tập, rèn luyện và hoàn thiện năng lực của bản thân.

- Nhiều Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên môn tốt, có mong muốn và nguyện vọng chính đáng được góp sức mình làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

- Hầu hết Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện có kỹ năng phát triển mối quan hệ tương đối tốt và hiểu được văn hóa kinh doanh, rất quan tâm đến việc phát triển các mối quan hệ cá nhân. Đặc biệt Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện rất thành công trong mối quan hệ với các nhà đầu tư và các đối tác bên ngoài khác.

- Nhiều Giám đốc doanh nghiệp có mục tiêu phát triển rõ ràng, trung thực và luôn mong muốn được hoàn thiện bản thân. Không những thế, khi đóng vai là lãnh đạo của doanh nghiệp, bản thân các Giám đốc doanh nghiệp cũng bước đầu quan tâm đầu tư vào đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dưới quyền, nhờ đó mà năng lực lãnh đạo, quản lý chung và hiệu quả công việc của các Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện cũng được nâng lên rõ rệt.

121

- Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện có thái độ điều hành linh hoạt, sáng tạo và ưa thích sự đổi mới, sống có trách nhiệm, cần cù, chịu khó. Nhiều Giám đốc doanh nghiệp làm việc hết sức tâm huyết để xây dựng và phát triển doanh nghiệp cũng như làm gương cho đội ngũ nhân viên dưới quyền.

- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ và cân bằng cuộc sống gia đình và công việc là những ưu điểm của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện.

4.4.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện

Bên cạnh các điểm mạnh trên, hiện nay năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện đang tồn tại một số vấn đề sau:

- V kiến thc, mặc dù hầu hết các Giám đốc doanh nghiệp có kiến thức chuyên môn tốt nhưng họ lại rất thiếu những kiến thức sau đây:

+ Kiến thức về chiến lược và xu thế phát triển của doanh nghiệp, về dự báo, định hướng chiến lược kinh doanh và Kiến thức điều hành, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những hiểu biết về nghệ thuật lãnh đạo, các phong cách quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đây là 2 kiến thức có độ thiếu hụt so với kỳ vọng là cao nhất, do vậy trong thời gian tới cần khẩn trương bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu điều hành của Giám đốc doanh nghiệp.

+ Kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội để lựa chọn đường hướng phát triển phù hợp cũng như các kiến thức chung về kinh doanh cũng cần được các Giám đốc doanh nghiệp chú trọng để năng cao tầm hiểu biết trong công tác điều hành doanh nghiệp.

+ Bên cạnh đó các kiến thức về tài chính kế toán, kiến thức về ngành nghề kinh doanh cũng cần được bổ sung, cập nhật.

+ Kiến thức về truyền thống văn hóa và hội nhập quốc tế để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và riêng cho ngành Điện trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

122

+ Kiến thức về pháp luật, về các qui định và chính sách hỗ trợ của Bộ, ban ngành có liên quan cũng như cách thức tác động hiệu quả để khai thác nguồn lực con người và quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Cùng với sự thay đổi hết sức nhanh chóng của môi trường kinh doanh thì khối lượng kiến thức về lĩnh vực này cũng thường xuyên được cập nhật và mở rộng. Do đó, đây là những mảng kiến thức mà các Giám đốc doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật qua học tập, đào tạo, trao đổi và tự học để nâng cao năng lực của mình.

- V k năng, hầu hết các kỹ năng đều được đánh giá là cần hoàn thiện ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, các kỹ năng được đánh giá là yếu hơn, cần được cải thiện và quan tâm phát triển nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu đó là:

+ Kỹ năng định hướng mục tiêu và điều hành doanh nghiệp là kỹ năng có mức độ đạt yêu cầu là thấp nhất. Trong các khía cạnh của kỹ năng này thì kỹ năng khuyến khích truyền lửa cho nhân viên và phân công công việc cho nhân viên cần được cải thiện trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực điều hành cho Giám đốc doanh nghiệp. Trên thực tế hiện nay nhiều Giám đốc doanh nghiệp vẫn phân công công việc theo cảm tính và không đánh giá năng lực làm việc của nhân viên để phân công đúng công việc cho họ dẫn đến động lực làm việc giảm sút.

+ Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ là kỹ năng đứng thứ hai trong nhóm kỹ năng cần hoàn thiện bổ sung. Trong kỹ năng này tất cả các yếu tố đều tương đương nhau và dưới ngưỡng kỳ vọng (-1,26). Do vậy các kỹ năng này đều phải được bổ sung trong thời gian tới nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ của Giám đốc doanh nghiệp với các đối tác, nhân viên và môi trường xung quanh...

+ Kỹ năng quản lý bản thân là kỹ năng kém thứ ba và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc của Giám đốc doanh nghiệp đặc biệt là kiểm soát cảm xúc cá nhân, hiểu điểm mạnh yếu của bản thân và đối tác cũng như giữ bình tĩnh trước những biến động bất ổn không mong đợi.

+ Kỹ năng sắp xếp công việc có khía cạnh yếu nhất là sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và khai thác nguồn lực hợp lý cũng như các phương pháp quản trị hiện đại.

123

+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền cũng đều phải được rèn luyện và phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao năng lực điều hành cho Giám đốc doanh nghiệp.

- V thái độ, các Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện hiện nay đã có những hành vi, thái độ của các nhà điều hành doanh nghiệp nhưng về độ nhìn xa (Tầm) vẫn còn hạn chế. Năng lực thực sự của các Giám đốc doanh nghiệp chỉ có thể vượt trội nếu những yếu tố này được rèn luyện trong tương lai.

4.4.4. Nguyên nhân hn chế trong năng lc điu hành ca Giám đốc doanh nghip ngành Đin

Qua phân tích cho thấy Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện hiện nay còn hạn chế về kỹ năng, thái độ cũng như kiến thức. Xem xét từ những nguyên nhân sau đây:

- Các nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục

Các Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện được đào tạo về chuyên môn kinh tế, kỹ thuật… nhưng phần lớn chưa được đào tạo rèn luyện với tư cách là một giám đốc lãnh đạo, quản lý, điều hành chuyên nghiệp.

Kể từ năm 2005, ngay ở các trường đại học khối kinh tế như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh và một số công ty đào tạo tư nhân khác có chương trình khởi nghiệp kinh doanh, đào tạo giám đốc điều hành ngắn hạn, với một số chuyên đề nhất định. Nhưng phần lớn vẫn tập trung đào tạo các môn cơ sở cho chuyên ngành kinh tế. Ít có những chuyên đề sâu về những kĩ năng và thái độ (như năng lực cảm xúc, sự nhạy cảm trong kinh doanh…), hơn nữa một số chuyên đề về những yếu tố tạo thành năng lực thiếu hệ thống và thời gian rất hạn hẹp. Mặt khác điều kiện và môi trường rèn luyện để kiểm nghiệm và phát triển các tư chất của một doanh nhân còn hạn chế, vì vậy khó có thể đánh giá, nhận diện về mức độ, năng lực của giám đốc.

Chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về giám đốc điều hành doanh nghiệp, hoặc nếu có thì là giám đốc điều hành doanh nghiệp nói chung mà không có tác phẩm

124

nghiên cứu riêng về từng ngành, từng lĩnh vực. Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào về Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện.

Bản thân môi trường giáo dục của các gia đình Việt Nam nói chung cũng tạo ra những thói quen không phù hợp với một nhà quản lý điều hành doanh nghiệp đặc biệt là sự bao cấp của cha mẹ từ việc học hành đến sinh hoạt. Điều này dẫn đến nhiều giám đốc có quan điểm cho rằng mình quản lý doanh nghiệp như quản lý một gia đình mà trong đó mình như người chủ có rất nhiều quyền hành cũng như có trách nhiệm làm thay và bao bọc nhân viên hoặc trách mắng nhân viên…

- Các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp ngành Điện và bản thân Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện

Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện phần lớn không có bản mô tả chức năng, nhiệm vụ của mình một cách cụ thể mà chỉ mô tả chung chung và thiếu tiêu chí đánh giá dẫn đến các giám đốc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và công việc của mình với tư cách là một nghề nghiệp để không ngừng hoàn thiện và phát triển. Thậm chí nhiều doanh nghiệp ngành Điện chỉ căn cứ vào Điều lệ hoạt động cũng như bản phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc để thực hiện công việc.

Việc bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện chủ yếu vẫn áp dụng theo cách tuyển chọn – bổ nhiệm và sử dụng mà không qua khâu đào tạo bồi dưỡng. Do vậy đội ngũ giám đốc được bổ nhiệm nhiều khi lựa chọn từ cán bộ chuyên môn, có kinh nghiệm mà chưa qua các trường lớp đào tạo về quản lý và điều hành doanh nghiệp. Do vậy, nhiều Giám đốc doanh nghiệp khi được bổ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Đây cũng bắt nguồn từ khâu quy hoạch, tuyển chọn cán bộ còn yếu, điều này cũng phụ thuộc vào cả đội ngũ cán bộ kế cận cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác nhân sự trong ngành Điện.

Một số giám đốc trẻ được đào tạo bài bản về quản lý nhưng môi trường thực hành thực sự chuyên nghiệp, cơ hội áp dụng các kiến thức được học không nhiều do phải làm việc dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo truyền thống trong thời gian dài nên lúc được bổ nhiệm lên vị trí giám đốc thì dễ điều hành theo bản năng, theo nếp cũ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực điều hành của giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế Nghiên cứu điển hình trong ngành điện Việt Nam (Trang 117 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)