QUẢN LÝ NHU CẦU ĐI LẠI

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 139 - 143)

CHƯƠNG 4 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC GIAO THÔNG

2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẦM VĨ MÔ VÀ CHIẾN LƢỢC

2.1 QUẢN LÝ NHU CẦU ĐI LẠI

Tác động đến nhu cầu đi lại của người dân có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau thường là các biện pháp kinh tế - xã hội hoặc biện pháp quy hoạch nhằm điều tiết nhu cầu đi lại

người dân, tạo ra những dòng đi lại ổn định, phân bổ hợp lý và phù hợp với quy hoạch hạ tâng giao thông của đô thị. Những biện pháp này là những biện pháp mang tính phát triển bền vững.

2.1.1 Các biện pháp thông qua quy hoạch và phát triển bền vững

Khi xây dựng các đô thị mới, để hạn chế việc di chuyển của người dân, cần tích hợp đầy đủ các chức năng cơ bản như hệ thống khu nhà ở, khu làm việc, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện, và thương mại. Với việc tích hợp đầy đủ như vậy, người dân sẽ chỉ cần di chuyển trong khu vực sinh sống của mình để thực hiện các mục đích của chuyến đi và nhƣ vậy giao thông chỉ mang tính địa phương, hạn chế được sự đi lại qua các vùng khác làm tăng gánh nặng giao thông cho các trục đường chính của đô thị.

Khu đô thị mới tích hợp văn phòng, trung tâm thương mại, trường học tại Mỹ Đình Hà Nội

Việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý ở các khu đô thị lớn cũng nhƣ việc xây dựng các khu đô thị vệ tinh, khu đô thị chuyên trách sẽ có thể giúp chúng ta quản lý chặt chẽ và phân bổ hợp lý các dòng đi lại vào hệ thống hạ tầng giao thông. Dãn các khu nhà ở, công sở, các trung tâm hành chính và thương mại từ các khu trung tâm ra vùng ngoại vi sẽ giảm mật độ tập trung dân cư và nơi làm việc, mua sắm ở trung tâm thành phố từ đó giảm bớt áp lực giao thông ở các khu trung tâm do thay đổi nhu cầu đi lại của người dân.

Có các chính sách phát triển bền vững đảm bảo sự ổn định về nhu cầu đi lại cho người dân, nhằm giảm tối đa việc phát sinh các nhu cầu đi lại theo thời gian. Ví dụ nhƣ việc đảm bảo chất lƣợng phục vụ của các trung tâm y tế, bệnh viện, hoặc trường học một cách lâu dài trong một vùng, tránh việc giảm chất lượng phục vụ dẫn đến người dân sẽ thay đổi sự lựa chọn của mình sang các vùng khác làm gia tăng nhu cầu đi lại của người dân.

2.1.2 Các biện pháp về tài chính

Các biện pháp này tác động trực tiếp đến chi phí đi lại của người dân, làm người dân sẽ giảm những việc đi lại không cần thiết bằng phương tiện cá nhân. Các biện pháp này có thể làm cho người dân bỏ qua những nhu cầu đi lại không quá cần thiết hoặc chuyển đổi phương thức đi lại.

Có thể kể đến vài biện pháp sau:

 Tác động vào giá xăng dầu;

 Thu phí các phương tiện khi đi vào các vùng tập trung giao thông, các khu trung tâm;

 Thu phí đỗ xe cao đối với các phương tiện quá cảnh;

 Giảm giá vé giao thông công cộng.

Hình ảnh trạm thu phí vào thành phố

2.1.3 Các biện pháp liên quan đến công nghệ

Làm việc tại nhà thông qua các hệ thống kết nối mạng có thể hạn chế việc đi lại của người dân từ nhà đến công sở. Trên thực tế, phương pháp làm việc tại nhà (Home-working) đã được áp dụng ở một số nước phát triển và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nó đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao của người làm việc cũng như trình độ điều hành quản lý của các cơ quan.

Công nghệ Home-working

Sử dụng hệ thống truyền thanh để thay đổi hành trình hoặc giờ khởi hành của các chuyến đi của người tham gia giao thông. Theo cách này, người dân sẽ được cập nhật các thông tin giao thông từ các chương trình phát thanh. Các chương trình phát thanh sử dụng các hệ thống camera hoặc hệ thống giao thông thông minh để cập nhật tình trạng giao thông trên đường và thông báo đến người dân đang có nhu cầu đi lại để từ đó người dân sẽ thay đổi nhu cầu đi lại của mình nhằm tránh những ách tắc trên đường, giảm chi phí thời gian.

Trung tâm phát thanh của kênh VOV giao thông tại Hà Nội

2.1.4 Các biện pháp đối với việc đi lại của học sinh

Việc đi lại của học sinh chiếm một phần không nhỏ trong nhu cầu đi lại của người dân. Việc các phụ huynh sử dụng phương tiện cá nhân của mình để đưa đón con đi học làm gia tăng không nhỏ nhu cầu đi lại hàng ngày. Một trong các biện pháp hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân đối với học sinh là việc tổ chức các đƣa đón học sinh bằng xe ca theo tuyến. Hình thức này ngoài việc giảm sử dụng xe cá nhân cho việc đến trường và về nhà của học sinh mà còn nâng cao việc an toàn cho học sinh khi di chuyển trên đường và tạo điều kiện cho công tác quản lý học sinh.

Xe đưa đón học sinh theo tuyến

2.1.5 Các biện pháp tác động đến giờ khởi hành

Các biện pháp này sẽ tác động trực tiếp đến việc phân bổ thời gian xuất phát của người dân khi tham gia giao thông. Một trong các biện pháp đó là việc hợp lý hoá giờ làm việc của các công sở, trường học, nhà máy. Việc quy định giờ làm giống nhau trong toàn bộ hệ thống cơ quan, công sở, công ty, nhà máy, trường học sẽ dẫn đến một sự tập trung lớn nhu cầu đi lại để làm việc vào giờ cao điểm. Giờ làm việc có thể đƣợc quy định mở cho các đơn vị không phải hành chính sự nghiệp, hoặc sản xuất, nghĩa là người làm việc sẽ làm việc theo số giờ quy định chứ không làm việc theo giờ bắt đầu và kết thúc. Việc kiểm soát giờ làm sẽ đƣợc tự động hoá bằng thẻ từ hoặc vân tay, và như vậy người đi làm hoàn toàn có thể đến và rời công sở theo giờ hợp lý của mình để phân tán lượng người đi lại vào giờ cao điểm.

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)