Quy hoạch mạng lưới vận tải đô thị khối lượng lớn tốc độ cao (UMRT)

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 206 - 209)

CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

4. QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI 2020

4.3 QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 206

4.3.1 Quy hoạch mạng lưới vận tải đô thị khối lượng lớn tốc độ cao (UMRT)

Khái quát

Mục đích chính của nội dung quy hoạch này là xây dựng là xây dựng năng lực vận chuyển hành khách cho các phương thức vận tải công cộng hiện có bằng cách mở rộng hệ thống giao thông công cộng hiện tại thành một mạng lưới giao thông gắn kết và đồng bộ, xác định rõ các hệ thống vận tải đô thị khối lượng lớn tốc độ cao (UMRT) tiềm năng có thể tạo ra mạng lưới UMRT thuận tiện, an toàn, tốc độ cao và hiệu quả trong khai thác. Mạng lưới UMRT đề xuất được lựa chọn ra nhằm tạo đủ năng lực vận tải hành khách theo tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam về tỷ phần đảm nhận của hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội năm 2020 là có thể đáp ứng đƣợc 30 – 50% tổng nhu cầu đi lại.

Quy hoạch mạng lưới UMRT

Bất kỳ thành phố hiện đại nào muốn thực sự hiệu quả thì phải tạo ra đƣợc một sự kết nối liên hoàn giữa các phương thức vận tải công cộng như đường bộ, đường sắt, hàng không, vận tải đa phương thức v.v. thành một mạng lưới giao thông hiệu quả. Trên cơ sở quan sát tình hình giao thông công cộng ở Hà Nội hiện nay, có thể thấy trong những năm gần đây thành phố đã có những bước tiến bộ đáng kể trong công tác xây dựng hệ thống giao thông công cộng cơ bản. Tuy nhiên, vẫn cần có nghiên cứu chi tiết hơn về sự tương tác và phân loại theo chức năng hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội để xác định vai trò của từng phương thức (xe lửa, tàu điện ngầm, xe buýt, taxi, v.v.).

Đã có nhiều đề xuất quy hoạch sơ bộ các dự án giao thông công cộng chỉnh ở Hà Nội cho giai đoạn 15-20 năm tới, với nội dung xây dựng năng lực giao thông công cộng cho mạng lưới UMRT tại Hà Nội trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Hình 4.8 thể hiện các tuyến đường sắt đô thị quy hoạch với tổng chiều dài xây dựng mới trên 200km.

Những đề xuất này gồm những mô hình cơ bản về các hành lang UMRT đã xác định trước đó. Tuy nhiên để có thể xây dựng được một mạng lưới UMRT hiệu quả, làm thủ tục xương sống cho hệ thống giao thông công cộng đƣợc kết nối liên hoàn, Đoàn nghiên cứu HAIDEP kiến nghị thống nhất các dự án đề xuất. QHTT của Bộ GTVT đã xác định 8 tuyến đường sắt mới (đi ngầm, đi nổi hoặc trên cao) trong khu vực nghiên cứu quy hoạch tổng thể gồm: (i) Yên Viên - Ngọc Hồi; (ii) Hà Nội – Hà Đông; (iii) Bác Cổ - ga Hà Nội – Voi Phục - Nhổn; (iv) Hà Nộ i - Nội Bài; (v) Daewoo – Trung Kính – Hoà Lạc; (vi) Giáp Bát – Nam Thăng Long; (vii) Bưởi – Đông Anh – Sóc Sơn và (viii) Cổ Bi – Gia Lâm – Kim Nỗ.

Trên cơ sở 8 dự án đường sắt và dự báo nhu cầu hành khách, Đoàn nghiên cứu đã tổng hợp quy hoạch hệ thống UMRT với bốn tuyến.

Hình 4.8 Các tuyến đường sắt đề xuất trong QHTT của Bộ GTVT Các hành lang GTVT công cộng

Kết quả dự báo nhu cầu hành khách sơ bộ của mạng lưới giao thông công cộng hiện tại cho thấy hiện có các hành lang giao thông công cộng rõ ràng trong Hà Nội (xem Hình 3.1.2). Các hành lang này gồm: (i) Ngọc Hồi (QL1, đoạn phía Nam); (ii) Hà Đông (QL6); (iii) Hoà Lạc; (iv) Nhổn (QL32); (v) Nội Bài (QL2); (vi) Sóc Sơn (QL3); (vii) Yên Viên (QL1, đoạn phía Bắc) và (viii) Sài Đồng (QL5).

Hình 4.9 Các hành lang vận tải công cộng

Cải tạo mạng lưới các tuyến đường sắt chính ở Hà Nội.

Những nghiên cứu trước đây của ĐSVN đã xác định các tuyến vận tải hành khách và hàng hoá sau trong khu vực nghiên cứu sẽ được tăng cường năng lực trong giai đoạn quy hoạch tổng thể, đó là:

tuyến đường sắt Thống Nhất, tuyến Lào Cai, tuyến Hải Phòng, tuyến Hạ Long, Đông Anh – Quán Triều, tuyến vành đai Hà Nội (81,5km)

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 206 - 209)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)