ĐIỀU TIẾT GIỮA CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 143 - 147)

CHƯƠNG 4 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC GIAO THÔNG

2. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẦM VĨ MÔ VÀ CHIẾN LƢỢC

2.2 ĐIỀU TIẾT GIỮA CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO THÔNG

2.2.1 Các biện pháp điều tiết giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng

Nhóm biện pháp này có tác dụng giảm việc sử dụng các phương tiện cá nhân, chuyển đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng. Các nhóm biện pháp này tập trung vào việc đưa ra sự lựa chọn cho người tham gia giao thông khi chọn phương thức đi lại bằng cách tăng mức độ hấp dẫn của phương tiện công cộng về mặt thời gian đi lại, chi phí đi lại, mức độ thuận tiện, chất lƣợng phục vụ.

Nhƣ ta đã biết, một chiếc xe buýt hiện đại có thể có sức chứa trung bình khoảng 80 hành khách mà mật độ chiếm dụng đường chỉ bằng 3 xe con hoặc 18 xe máy (theo thực tế quy đổi xe máy về xe con tiêu chuẩn với đặc thù giao thông đô thị phụ thuộc xe máy). Hiệu suất vận tải hành khách của giao thông công cộng vƣợt trội hơn rất nhiều so với giao thông cá nhân. Việc khuyến khích sử dụng giao thông công cộng bằng các biện pháp tăng mức độ hấp dẫn của hình thức này sẽ giảm mạnh việc sử dụng phương tiện cá nhân, giảm ách tắc trên đường, từ đó giảm mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Một loại xe buýt hiện đại

Khuyến kích giao thông công cộng bằng tổ chức giao thông có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, có thể liệt kê ở đây một số biện pháp:

 Thông qua việc tổ chức mặt cắt ngang của đường để phân luồng ưu tiên cho xe buýt nhằm nâng cao tốc độ của loại phương tiện này, các hình thức phân luồng riêng cho xe buýt được trình bày ở chương 4. Việc phân luồng ưu tiên như vậy sẽ giảm quỹ đường cho các phương tiện cá nhân, dẫn tới việc sử dụng phương tiện cá nhân sẽ trở nên gánh nặng về kinh tế và thời gian cho người sử dụng. Nhưng bên cạnh đó, người tham gia giao thông hoàn toàn có thể chọn lựa phương thức giao thông công cộng để thực hiện các chuyến đi, vừa kinh tế, vừa tiết kiệm thời gian, vừa mang lại mức độ thuận tiện hơn nhiều so với sử dụng phương tiện cá nhân

Thu hẹp các làn xe để tổ chức làn ưu tiên cho xe buýt tại Paris

 Tổ chức các trung tâm giao thông Park and Ride, tại đó người dân có thể đỗ dừng các phương tiện cá nhân của mình để chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng. Với hình thức này, người tham gia giao thông có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển từ nhà đến các trung tâm giao thông công cộng do tại nơi sinh sống của mình mạng lưới giao thông công cộng chưa vươn tới được. Sau đó, họ sẽ thay đổi phương thức đi lại sang giao thông công cộng để đi vào các trung tâm mà không dùng xe cá nhân của mình nữa. Hình thức Park and Ride mang lại rất nhiều thuận tiện giúp người dân phối hợp giữa các phương thức một cách hợp lý.

Một trung tâm giao thông Park-and-Ride

 Quy hoạch và tổ chức các nhà ga và trạm xe buýt hợp lý, xét tới các mức độ thuận tiện cho việc tiếp cận của hành khách bằng cách tổ chức các hình thức tiếp cận an toàn và nhanh chóng cho hành khách. Kết hợp với các hoạt động khác nhƣ khu công sở, khu mua sắm và các phương thức vận tải quốc gia khác. Tổ chức các nhà ga trung chuyển đa phương thức tại các đầu mối giao thông nhằm tăng mức độ thuận tiện và tính hấp dẫn của các phương tiện giao thông công cộng

Mô hình một trung tâm giao thông trung chuyển đa phương thức

Ngoài ra các biện pháp như chính sách vé, nâng cao chất lượng phục vụ của các phương tiện, sử dụng các phương tiện hiện đại và thông minh nhằm nâng cao tính hấp dẫn của phương tiện cũng là những biện pháp khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng phương tiện công cộng.

Đa dạng hoá và hiện đại hoá các hình thức vận tải công cộng trong đô thị cũng là những biện pháp mạnh nhằm chuyển đổi phương thức vận tải hành khách chủ đạo trong đô thị như đầu tư xây dựng các tuyến vận tải nhanh, khối lượng lớn như đường sắt đô thị UMRT, xe buýt nhanh BRT. Những giải pháp này đòi hòi chi phí đầu tƣ lớn nhƣng lại là giải pháp hiệu quả nhất, mang tính chiến lƣợc và là những giải pháp bền vững.

BRT tại Bắc Kinh

Phối cảnh tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội

2.2.2 Các biện pháp khuyến khích đi bộ và xe đạp

Đi bộ và xe đạp là những phương thức đi lại có tính bền vững cao, bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khoẻ cho người dân. Cần phải có những biện pháp khuyến khích các hình thức đi lại này để có

thể kết hợp với các phương thức vận tải công cộng. Có thể kể đến các hình thức tổ chức giao thông sau nhằm khuyến khích người đi bộ và đi xe đạp:

 Tổ chức các bãi gửi và cho thuê xe đạp tại các đầu mối giao thông ở trung tâm thành phố.

Hình thức này đã và đang được áp dụng ở các đô thị lớn trên thế giới. Người dân sử dụng phương tiện công cộng để đi từ ngoại vi vào các khu trung tâm và sau đó sử dụng xe đạp thuê với giá rất rẻ để cho các nhu cầu di chuyển cự ly ngắn trong khu vực trung tâm.

Một bãi cho thuê xe đạp tại Paris

 Tổ chức các phần đường đi xe đạp ưu tiên khi cấu tạo mặt cắt ngang đường hoặc cho phép xe đạp đƣợc đi chung với các tuyến xe buýt ƣu tiên. Có thể sử dụng một phần vỉa hè để cho người đi xe đạp và tổ chức giao thông cho phương tiện xe đạp với các quyền ưu tiên như người đi bộ.

Sử dụng một phần vỉa hè tổ chức đường dành riêng cho xe đạp

 Cấu trúc mặt cắt ngang cần tính toán đến việc tổ chức ưu tiên cho người đi bộ như việc xây dựng các lối đi bộ an toàn trên đường, xây dựng các hầm bộ hành, các cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí hợp lý, tổ chức giao thông và tín hiệu giao thông cho người đi bộ tại các giao cắt hoặc các lối đi bộ sang đường có đèn ưu tiên người đi bộ.

Cầu vượt cho người đi bộ tại Hà Nội

 Bố trí các trung tâm giao thông công cộng xem xét đến điều kiện thuận lợi cho người đi bộ có thể tiếp cận nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.

Hệ thống băng chuyền giúp hành khách tiếp cân nhanh chóng các nhà ga ngầm

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 143 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)