CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 150 - 154)

CHƯƠNG 4 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC GIAO THÔNG

4. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT

Tại các giao cắt là nơi xung đột và hay xảy ra ùn tắc nhất trên mạng lưới đường, việc tổ chức giao thông tại nút giao cắt thường là bài toán nan giải. Việc tổ chức giao thông tại nút thường được kết hợp với điều khiển bằng đèn tín hiệu. Dưới đây là một vài biện pháp kinh điển dùng để tổ chức giao thông tại nút đƣợc áp dụng rộng rãi trong các đô thị.

4.1 NÚTGIAOTHÔNGKÊNHHOÁ

Tại nút giao thông các dòng xe chuyển hướng gây ra rất nhiều xung đột giữa các dòng xe đi thẳng, rẽ phải và rẽ trái. Nhằm giảm sự xung đột của các dòng xe, nâng cao năng lực thông hành của nút, giảm tai nạn giao thông thì người ta thường sử dụng các giải pháp tổ chức giao thông tách riêng các dòng xe tại nút bằng cách sử dụng vạch vẽ, đảo giao thông và giải phân cách để tổ chức cho các phương tiện có thể chuyển hướng trực tiếp hoặc gián tiếp theo các làn xe riêng của mình. Việc tổ chức nhƣ trên đƣợc gọi là kênh hoá nút giao thông.

Có hai dạng đảo giao thông là dạng giọt nước và tam giác. Đảo tam giác được sử dụng tạo làn rẽ phải. Đảo giọt nước được dùng để điều khiển làn xe rẽ trái.

Đảo giọt nước

Đảo tam giác

Dưới đây là 2 dạng nút giao thông kênh hoá sử dụng đảo tam giác và đảo giọt nước dành cho ngã ba và ngã tƣ.

Ngã tƣ kênh hoá Ngã ba chữ Y kênh hoá

Có thể kết hợp các dạng đảo tam giác và giải phân cách giữa để bố trí các hướng rẽ phải và rẽ trái.

Làn rẽ phải được tạo riêng sử dụng đảo tam giác, các xe rẽ phải có thể chuyển làn trước khi tiếp cận giao cắt và sẽ chạy theo làn riêng không ảnh hưởng đến các dòng xe đi thẳng. Đặc biệt đối với các nút điều khiển bằng đèn tín hiệu thì các xe rẽ phải không chịu sự điều khiển của hệ thống đèn vì làn rẽ này trở nên hoàn toàn độc lập. Các xe rẽ trái sẽ sử dụng làn rẽ trái tách riêng để có thể chờ rẽ trái khi các dòng đi thẳng theo hướng ngược lại đã đi hết hoặc có khoảng trống hoặc theo tín hiệu đèn mà không cản trở các dòng xe đi thẳng cùng nhánh vào.

Bố trí đảo tam giác tạo làn xe rẽ phải và cắt xén giải phân cách để tạo làn rẽ trái

Nút giao thông kênh hoá bằng đảo tam giác bố trí làn rẽ phải và dùng giải phân cách bố trí làn rẽ trái

Cũng có thể sử dụng dải phân cách giữa tổ chức thành đảo giao thông dạng đặc biệt để tổ chức rẽ trái trực tiếp và gián tiếp quay đầu tại các giao cắt có 4 nhánh đường vào. Các xe rẽ trái và đi thẳng ở đường phụ sẽ rẽ phải vào đường chính, chuyển làn và sau đó quay đầu để thực hiện hành trình mong muốn. Với những dạng này thì đường chính phải có yêu cầu đủ bề rộng, đủ số làn xe, chiều dài đoạn trộn dòng phải đủ lớn, giải phân cách phải đủ kích thước bề rộng để bố trí bán kính quay đầu. Thông thường thì đường chính phải yêu cầu tối thiểu 3 – 4 làn xe, chiều dài đoạn trộn dòng phải từ 250 m trở lên và bán kính quay đầu phải đảm bảo từ 8 – 15 m.

Bố trí làn rẽ trái trực tiếp từ đường chính và làn rẽ trái + đi thẳng bán trực tiếp từ đường phụ bằng dải phân cách giữa

Đối với các nhánh vào trên đoạn chuyển làn khi kênh hoá nút giao thông thì thông thường sẽ mở rộng nền đường để bố trí làn rẽ phải và xén dải phân cách để bố trí làn rẽ trái.

Bố trí đoạn chuyển làn ở các nhánh đường vào nút giao thông kênh hoá

4.2 NÚTGIAOTHÔNGHÌNHXUYẾN

Nút giao thông hình xuyến là nút giao được bố trí đảo tròn, chữ nhật, thoi, ô van tuỳ từng trường hợp ở giữa nút . Với cách tổ chức giao thông này thì các dòng vào sẽ chạy theo hình xuyến vòng quanh nút để trộn, tách dòng và chuyển hướng rẽ tại các vị trí ra vào nút của đường nhánh.

Tổ chức giao thông tại nút theo hình xuyến

Nút giao thông hình xuyến thường được bố trí ở các nút giao ngoài đô thị, các nút giao có nhiều nhánh đường vào, quảng trường và các nút giao có góc giao đặc biệt. Tuỳ thuộc vào lưu lượng giao thông các hướng ra vào nút, tuỳ thuộc vào đường chính đường phụ mà có thể sử dụng các hình dạng đảo khác nhau và đƣợc bố trí một cách phù hợp

a b

c d

Các hình dạng đảo khác nhau

4.3 MỘTVÀIHÌNHTHỨCTỔCHỨCRẼTRÁIKHÁC

Ngoài ra, tại nút giao thông còn có thể sử dụng các hình thức rẽ trái đặc biệt khác nhƣ : dùng đảo tròn nhỏ, đảo tròn góc, đảo tròn cắt góc, hoặc sử dụng các khu đất nhỏ để rẽ trái.

Đảo tròn nhỏ để tổ chức rẽ trái Đảo tròn nhỏ ở góc để tổ chức rẽ trái

Tổ chức rẽ trái bằng cách đi vòng

Tổ chức rẽ trái bằng đảo tròn cắt góc

Một phần của tài liệu Ebook Quy hoạch, kĩ thuật và tổ chức giao thông (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)