Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ ĐỨC LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000
1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mỹ Đức
Đất nước sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới đã thu được những thành tựu quan trọng, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững sự ổn định về chính trị. Những thành tựu đó đã khẳng định sự đúng đắn về đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời là điều kiện góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên một bước.
Tháng 6/1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Trên cơ sở tổng kết tình hình thực tiễn sau 10 năm đổi mới, Đại hội nhận định: giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng XHCN.
Trong khi xác định phương hướng phát triển đối với các lĩnh vực chủ yếu, Đại hội đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đại hội nêu lên quan điểm về CNH, HĐH và đề ra nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thập niên 90, thế kỷ XX là đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Đại hội xác định rõ nội dung của nhiệm vụ quan trọng này là:
“Phát triển toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá về sản lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá…Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.
Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông
nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nông dân. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại. Hoàn thành căn bản việc giao đất khoán rừng cho hộ nông dân, điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nguồn vốn cho phát triển nông – lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết khó khăn về vốn, về giá cả, vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm” [10; 87].
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội VIII, tháng 11/1998, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 06/NQ-TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết đã đưa ra 4 quan điểm và 6 mục tiêu về nông nghiệp, nông thôn, trong đó nhấn mạnh: phải coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn. Phát huy lợi thế từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển hàng hoá đa dạng. Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế HTX dần dần trở thành nền tảng hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng luật, tạo điều kiện khuyến khích mạnh hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ nông thôn.
Như vậy, Nghị quyết 06 của BCH Trung ương Đảng (khoá VIII) là một bước phát triển cao hơn, đầy đủ hơn về nội dung đường lối, chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết đã mở ra những cơ chế và chính sách mới thông thoáng hơn để giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, nhất là tiềm
đầu tiên vấn đề kinh tế trang trại được thừa nhận trong nghị quyết của Đảng, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương và các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, làm giàu chính đáng.
Trên cơ sở Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới để khuyến khích phát triển nông nghiệp như: Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại và Nghị quyết 09/2000/ NQ - CP ngày 15/6/2000 về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là những cơ sở pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng để các ngành, các cấp đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế trang trại đúng hướng, có hiệu quả, đồng thời phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ rõ nét và cụ thể hơn. Chính sách đất đai cũng ngày càng được hoàn thiện để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
Về phía Hà Tây, tỉnh đã nhanh chóng triển khai thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng tại Đại hội VIII. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII (tháng 4/1996) đã nhấn mạnh: “Tiến hành CNH, HĐH ở tỉnh ta trong những năm 1996 – 2000 phải rất coi trọng mặt trận nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tạo ra nông sản hàng hoá có chất lượng, đạt hiệu quả giá trị trên đơn vị diện tích ngày càng cao” [83; 26].
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu ra những nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển một nền kinh tế nông nghiệp toàn diện là:
- Phải đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất. Đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ. Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, lợi trừ nạn thiếu đói giáp hạt, có phần dự trữ đề phòng thiên tai. Chuyển bớt diện tích trồng lương thực năng suất quá thấp, thu hoạch bấp bênh sang nuôi trồng cây, con khác có hiệu quả hơn.
- Bố trí lại mùa vụ, mở rộng diện tích canh tác, phát triển cây ngô, các loại rau đậu, cây thực phẩm có năng suất và chất lượng cao. Quy hoạch và sử dụng hợp lý đất đồi gò, đất bãi, đất vườn để phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả thích ứng với từng vùng.
- Tiếp tục củng cố đê kè, nâng cấp, quản lý và khai thác tốt các công trình tưới tiêu đã có, xây dựng một số công trình để giải quyết cơ bản tiêu úng cho vùng trũng và những diện tích lớn chưa có công trình tưới. Chấn chỉnh mạng lưới cung ứng vật tư.
- Phát triển đa dạng chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, đến năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị nông nghiệp.
Ngày 01/10/1996, Tỉnh uỷ Hà Tây ra Nghị quyết số 01 - NQ/TU về tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH đến năm 2000. Nghị quyết định rõ phương hướng chung là: “Chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá đa dạng” [78; 2]. Nghị quyết cũng đề ra 6 giải pháp chính về giống; về quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá; về tăng cường cơ sở hạ tầng; về phát triển công nghiệp – thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; về HTX nông nghiệp và một số vấn đề về chính sách.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ Hà Tây, huyện Mỹ Đức tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện lần XIX (từ 6 – 8/3/1996) đề ra mục tiêu: Phát triển nông nghiệp một cách toàn diện và đa dạng, lấy sản xuất lúa làm trọng yếu, đồng thời mở rộng diện tích cây vụ đông; phát triển chăn nuôi theo hướng kết hợp chăn nuôi kiểu truyền thống với chăn nuôi theo kiểu
chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ thuần nông sang sản xuất hàng hoá đa dạng; đồng thời đẩy nhanh tốc độ khôi phục ngành nghề truyền thống và mở mang ngành nghề mới nhằm làm chuyển biến việc phân công lao động và nâng cao đời sống nhân dân.
Trong đó mục tiêu cụ thể là: “Trong 5 năm tới tập trung giải quyết vững chắc vấn đề lương thực; phấn đấu đạt năng suất lúa bình quân trên 11 tấn/ha/năm, đưa tổng sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2000 đạt 95.000 tấn, trong đó riêng thóc đạt 80.000 tấn, bình quân lương thực đầu người trên 500 kg/năm; phấn đấu có 60% hộ có dự trữ lương thực, không còn hộ đói”[16;29].
Để đạt được những mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp cho chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện trong giai đoạn 1996 - 2000 như sau:
“Trong 5 năm tới, tiếp tục giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, loại trừ nạn thiếu đói giáp hạt và có phần dự trữ. Tiến hành quy hoạch một số vùng sản xuất lúa gạo ngon có giá trị cao; chuyển bớt diện tích trồng lương thực năng suất quá thấp, thu hoạch bấp bênh sang nuôi trồng cây, con khác có hiệu quả hơn.
Chuyển mạnh cơ cấu mùa vụ: vụ xuân cấy 20% diện tích xuân sớm, 80% diện tích xuân chính vụ. Vụ mùa cấy 80% diện tích lúa mùa sớm, 20%
diện tích mùa chính vụ. Đưa 60% diện tích 2 lúa vào sản xuất vụ đông (trong đó 10 xã ven núi là 55%, 12 xã ven Đáy là 65%), nhằm tăng hệ số lần trồng.
Duy trì và phát triển mạnh trồng dâu nuôi tằm.
Phát triển nhanh các giống mới có năng suất, giá trị kinh tế cao đặc biệt là giống lúa thuần, lúa lai, ngô lai và các loại giống mới khác phù hợp với các loại đất. Chỉ đạo các điểm làm giống có kinh nghiệm để chủ động cung cấp giống tốt trên địa bàn huyện.
Tăng cường làm thuỷ lợi, thuỷ nông. Những trạm bơm hiện có cần được bảo vệ, từng bước nâng cấp công suất máy, đảm bảo tưới tiêu chủ động, kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, tu bổ, tôn cao các đê bao (đê bờ hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, đê Mỹ Hà, đê vùng xã Hương Sơn, An Phú, Hợp Tiến, Hợp Thanh, Đồng Tâm, Phúc Lâm), làm thuỷ lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, tu bổ các cống điều tiết, tạo cho dòng chảy thông suốt. Đề nghị tỉnh cải tạo đường điện cao thế trên địa bàn huyện; làm một số trạm bơm mới ở Hương Sơn, Hợp Thanh, Đồng Tâm, Phúc Lâm với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Căn cứ vào bản đồ nông hoá thổ nhưỡng để phân vùng, bố trí cây trồng hợp lý, ổn định sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người lao động, để áp dụng vào sản xuất kịp thời. Quy hoạch một số vùng diện tích để sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, cây nông sản thực phẩm “sạch”, tạo ra những sản phẩm hàng hoá cho nhân dân và khách du lịch.
Đổi mới hoạt động HTX nông nghiệp theo hướng: giữ vững quy mô HTX toàn xã đối với các đơn vị khá; củng cố về tổ chức và phương thức hoạt động của HTX ở dạng yếu kém; tập trung thực hiện tốt một số khâu chủ yếu như: điều hành sản xuất theo kế hoạch, chủ động làm các khâu dịch vụ, phục vụ kịp thời cho nhân dân, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, cùng với chính quyền chăm lo chính sách xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Hoàn thiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài đến hộ nông dân theo Nghị định 64 – NĐ/CP của Chính phủ.
Coi trọng khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch dịch vụ.
Phát triển chăn nuôi đa dạng, đến năm 2000 chiếm tỷ trọng 40% trong nông nghiệp. Kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp, tận
thả cá, nuôi cá lồng và con đặc sản. Khuyến khích các hộ gia đình nuôi các loại gia cầm có giá trị kinh tế cao.
Củng cố tổ khoa học kỹ thuật, tổ thú y, tích cực củng cố các loại giống tốt như: bò lai Sind, lợn có tỷ lệ nạc cao, gà công nghiệp, giống gà và giống vịt siêu thịt, siêu trứng…Bên cạnh đó, tăng cường mở rộng công tác bảo hiểm cây trồng, vật nuôi; khuyến khích các đơn vị, cá nhân đầu tư công nghệ sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc. Phấn đấu đến năm 2000 đàn trâu giữ ổn định 4.500 con; đàn bò 10.000 con trong đó bò lai Sind 5.000 con; đàn lợn 90.000 con, bình quân mỗi hộ nuôi 2 con, trọng lượng xuất chuồng từ 70 – 80 kg/con; sản lượng cá 1.500 tấn, khuyến khích 8% - 10% số hộ nuôi thuỷ đặc sản.
Rà soát lại toàn bộ đất đồi núi từ xã Đồng Tâm đến xã Hương Sơn tiến tới xây dựng quy hoạch hình thành vùng trồng cây công nghiệp, trồng cây theo chương trình 327, cải tạo vườn tạp trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: mơ, nhãn, cam, quýt, vải thiều…” [16; 30-31].
Trên cơ sở những nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, trong những năm 1996 – 2000, Huyện uỷ Mỹ Đức đã lãnh đạo phòng NN & PTNT, các phòng ban liên quan xây dựng các kế hoạch, đề án, các chương trình hành động, tích cực đổi mới sản xuất nông nghiệp nhằm đưa kinh tế nông nghiệp phát triển ngang tầm với nhiệm vụ của ngành nông nghiệp trong thời kỳ mới.