Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ ĐỨC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Mỹ Đức về phát triển kinh tế nông nghiệp
2.1.1. Đường lối chung của Đảng và chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Tây
Bước vào năm 2001, là năm có ý nghĩa trọng đại: thế kỷ XX kết thúc, thế kỷ XXI bắt đầu. Tính đến thời điểm này, toàn Đảng, toàn dân ta đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 – 2000) và 15 năm đổi mới.
Trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm (2001 – 2010) tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược nêu rõ sự cần thiết khả năng rút ngắn quá trình CNH, HĐH. Tư tưởng được nhấn mạnh là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh đường lối tiếp tục đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phương hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian tới sẽ là “chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa
phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết công – nông nghiệp – dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [11; 276]
Trong quá trình thực hiện, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp không ngừng được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Ngày 18/3/2002, tại Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 15– NQ/TW về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001–
2010. Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm toàn diện về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta trong tình hình hiện nay; đồng thời đưa ra những chủ trương đẩy mạnh hơn nữa con đường phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu chung của nền nông nghiệp đất nước là:
“Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [12; 96]. Nhờ mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn mà kinh tế nông nghiệp tiếp tục đạt thêm nhiều kết quả, thành tựu mới, bộ mặt xã hội nông thôn văn minh hơn và đời sống nông dân ngày càng cải thiện.
Tháng 7/2008, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X tiếp tục khẳng định cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn tiếp tục giữ vị trí, vai trò chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH – HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. [7; 2]
Mục tiêu tổng quát và lâu dài về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là: “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trinh ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân – nông dân – trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp CNH – HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [7; 3]
Để triển khai những chủ trương, chính sách CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2000 – 2005 của Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh là: “Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, quan điểm và chỉ đạo của Trung ương, phát huy sức
mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân (...) chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững”[84; 37].
Xác định nông nghiệp ở tỉnh trong những năm tới vẫn giữ vị trí quan trọng để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, Đại hội đề ra chủ trương: “Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, trọng tâm là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất” [84; 37].
Nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Thông báo số 40 – TB/TU, ngày 14/05/2001, về triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững. Đồng thời, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 50 – CT/TU, ngày 14/9/2003, về chỉ đạo các địa phương xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Tiếp đó, ngày 05/05/2006, tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (khóa XIV), Tỉnh ủy Hà Tây ban hành Nghị quyết số 03 – NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010, với quan điểm phát triển là: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế ven đô, sản xuất hàng hóa, đạt giá trị kinh tế cao và bền vững, xây dựng vành đai nông nghiệp ven đô xanh, sạch, chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề của nông dân gắn với phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, phát triển đô thị và gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, từng bước xây
dựng nông thôn mới văn minh, gìn giữ và phát huy bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, xã”. [81; 2]
Nhìn chung, những năm 2001 – 2010, trong đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp, Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Tây đã có những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể hướng vào phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa ổn định và bền vững theo hướng CNH, HĐH. Đây chính là nền tảng giúp Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức tiếp tục xây dựng những đề án mới trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với điều kiện địa phương, đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp chung của cả nước.