Thực hiện chính sách khuyến nông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện mỹ đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 48 - 52)

Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ ĐỨC LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000

1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mỹ Đức giai đoạn 1996 - 2000

1.3.3. Thực hiện chính sách khuyến nông, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác khuyến nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp, từ năm 1996 – 2000, ngành NN & PTNT Mỹ Đức đã có nhiều đổi mới trong công tác khuyến nông nhằm hỗ trợ khuyến khích nông dân sản xuất, làm tốt dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp – nông thôn. Công tác khuyến nông luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện

ủy, HĐND, UBND huyện, sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây. Tập thể cán bộ của Trạm Khuyến nông được đầu tư đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác. Bên cạnh đó, nhận thức của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao nên việc tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng được thuận lợi.

Huyện ủy chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác khuyến nông bằng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn thăm quan các mô hình thâm canh tốt, giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất như dùng nilon che ấm cho mạ xuân, các biện pháp thâm canh, tổ chức công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột… Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật ngày càng được mở rộng, đa dạng về hình thức, chuyên sâu, cải tiến nâng cao về nội dung.

Trong lĩnh vực trồng trọt:

Huyện đã triển khai nhiều chương trình khuyến nông đúng kế hoạch, định hướng đạt hiệu quả nhằm phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện và tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Chương trình giống lúa nhân dân, Chương trình lúa lai chất lượng cao, Chương trình nhân giống đậu tương DT84 nguyên chủng, Chương trình thử nghiệm cây rau sắng…

Để thực hiện cấp I hóa giống lúa trên địa bàn huyện, tỉnh và huyện đã hỗ trợ cho các xã một phần tiền mua giống gốc giao cho từng HTX để nhân ra giống cấp I. Từ năm 1997 sản xuất được 50 ha, năm 1998 là 130 ha, năm 1999 là 190 ha, năm 2000 đạt 265 ha. Vì vậy, năng suất và sản lượng lúa của huyện liên tục tăng từ 6,95 tấn/ha năm 1996 lên 10,68 tấn/ha năm 2000.

Công tác khảo nghiệm ứng dụng các giống cây màu nhất là cây ngô đã đưa vào sản xuất các giống phù hợp với điều kiện đất đai, thời vụ, đảm bảo

suất cao hơn hẳn các giống ngô địa phương từ 30 – 50%. Khảo nghiệm ứng dụng các giống đậu tương đưa vào sản xuất như ĐK03, ĐK05, DT84, VX92, VX93… Ứng dụng chọn lọc các giống khoai tây, từ việc sản xuất giống, giữ giống trong ngày dài từ 9 – 10 tháng (như khoai tây Thường Tín), nay đã được thay thế đưa vào sản xuất giống khoai tây hạt lai, khoai tây Hà Lan.

Cây ăn quả: đã quy hoạch trồng gọn vùng cây nhãn được 9 ha cho 2 xã Hồng Sơn, Tuy Lai và đang tiếp tục mở rộng, nhất là ở các xã ven núi để trở thành vùng sản xuất hàng hóa sau này.

Cây dâu tằm là cây có giá trị kinh tế cao thu hút được nhiều nguồn lao động, giải quyết lao động cho nhiều lao động nông nghiệp, là nghề sản xuất truyền thống của huyện. Vì thế, giai đoạn 1996 – 2000, nghề trồng dâu nuôi tằm đã được khôi phục và phát triển nhanh về diện tích, năng suất, sản lượng kén. Năng suất kén bình quân là trên 50 kg kén/1 sào dâu, gấp đôi sản lượng kén những năm trước năm 1995. Sở dĩ sản lượng kén tăng hơn trước là do có sự ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất từ khâu trồng dâu đến nuôi tằm, đã đưa vào trồng 2 giống dâu có sản lượng lá gấp đôi giống dâu cũ, là giống VH9 (14 ha) và VH12 (5 ha) trồng ở 2 HTX: Đốc Tín, Đại Hưng.

Trong lĩnh vực chăn nuôi:

Đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn hướng nạc theo mô hình hộ gia đình đã có hiệu quả như các hộ gia đình ở xã Tuy Lai, Phù Lưu Tế, Mỹ Thành, Xuy Xá, Hương Sơn…Thực hiện tốt chương trình Sind hóa đàn bò ở các xã Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Đại Hưng, Tuy Lai từ 1995 – 1998 đã có tác dụng cải tạo đàn bò trong huyện. Khảo sát, chọn lọc, đưa vào chăn nuôi các loại gia cầm có năng suất, chất lượng cao như nuôi ngan Pháp, gà Sát sô, gà Lương Phượng hoa, gà Tam Hoàng, vịt siêu thịt siêu trứng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thông qua các mô hình khuyến nông đã có tác dụng làm chuyển biến nhận thức của nông dân trong sản xuất, từ sản xuất đơn thuần sang sản xuất theo hướng hàng hóa, cho giá trị thu nhập cao.

Đảng bộ huyện tích cực chỉ đạo công tác thủy lợi gồm cả vấn đề bảo vệ đê kè, củng cố xây dựng trạm bơm và kiên cố hóa kênh mương. Hàng năm huyện đều mở các chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, huy động hàng chục ngàn ngày công lao động, nạo vét, đào đắp được hàng ngàn mét khối đất kênh mương và đầu tư hàng chục tỷ đồng cho xây dựng lại và xây dựng mới, mở rộng hệ thống cầu, cống, kênh, mương, đê, kè…phục vụ đắc lực tưới tiêu và phát triển sản xuất. Tính đến năm 2000, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 5 trạm bơm (gồm 4 trạm bơm tiêu và 1 trạm bơm tưới), tu bổ 38 công trình đê kè, 765 cầu, cống các loại, nạo vét đào đắp được 2.775.140 m3 đất, thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương với 39,6 km giá trị hơn 11 tỷ đồng.

Công tác chống lụt bão hàng vụ hàng năm được kiểm tra, tu bổ kịp thời. Hệ thống kênh mương nội đồng đã đem lại hiệu quả thiết thực phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các xã điển hình trong phong trào làm thủy lợi là Hồng Sơn, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Đại Hưng, Tuy Lai, Mỹ Thành.

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp Mỹ Đức trong những năm 1996- 2000 có bước phát triển tích cực. Các mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng bộ Mỹ Đức được nêu ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đang dần được cụ thể hóa trong thực tiễn. Đạt được những thành tựu đó một phần nhờ vào sự chỉ đạo thực hiện các chính sách khuyến nông, kiên cố hóa đê điều, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống mới có năng suất, chất lượng cao, đưa máy móc thiết bị hỗ trợ trong sản xuất tạo ra năng suất lao động cao và giảm sức lao động của con người.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì kinh tế nông nghiệp Mỹ Đức cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức: tốc độ

học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng đều, chưa phát triển nhanh theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp của huyện vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tài nguyên đất đai chưa được khai thác triệt để trong nông nghiệp. Vốn và kỹ thuật phục vụ sản xuất và chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp chưa đảm bảo. Đặc biệt huyện chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Điều này đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Mỹ Đức cần phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa trong nhiệm kỳ tới.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện mỹ đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)