Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện mỹ đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 52 - 56)

Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ ĐỨC LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000

1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mỹ Đức giai đoạn 1996 - 2000

1.3.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Đảng bộ huyện Mỹ Đức luôn xác định việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phải được đầu tư đúng hướng, có trọng điểm, lĩnh vực sản xuất gắn với an ninh quốc phòng, thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong 5 năm (1996 – 2000), tổng số vốn đầu tư xây dựng là 151.854 triệu đồng, trong đó vốn của Trung ương và của tỉnh là 33.811 triệu đồng, ngân sách huyện là 15.224 triệu đồng, nhân dân góp 102.821 triệu đồng, tập trung vào xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Qua đầu tư, nhiều năng lực sản xuất mới được tăng thêm, phục vụ có hiệu quả cho kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Trong giao thông, đã đầu tư làm mới và nâng cấp một số tuyến đường giao thông quan trọng của huyện và đường liên xã như tuyến đường 76 từ thị trấn Tế Tiêu đi chợ Bến, đường trục huyện từ thị trấn Tế Tiêu đi Hương Sơn…Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện với tổng chiều dài 112 km (trong đó tỉnh quản lý 16 km, huyện quản lý 96 km), chưa kể hàng trăm km giao thông nội đồng. Cải tạo và nâng cấp 10 bến xe khách trong toàn huyện. Hệ thống giao thông đã đảm bảo cho ô tô vận tải tới từng xã, từng thôn trong huyện.

Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư ngày càng lớn. Toàn huyện có 31 trạm bơm điện với 191 máy bơm và tổng công suất là 144.000 m3/h, trong đó có 148 máy bơm tưới với công suất 20.000 m3/h và có

43 máy bơm tiêu với công suất là 124.000 m3/h. Từ năm 1996 – 2000, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo đầu tư xây dựng thêm 8 trạm bơm mới, tôn cao đê hồ Quan Sơn, đê Mỹ Hà, đê Quán Quốc, kè đê sông Đáy đoạn thôn Phù Yên xã Phúc Lâm và xã Phùng Xá, xây dựng 756 cầu cống các loại.

Ngành Bưu điện thực hiện tốt công tác phát hành báo chí, bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành trong huyện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. 16/22 xã, thị trấn đã xây dựng điểm bưu điện văn hóa, 100% số xã, thị trấn có điện thoại. Nhờ đó mà đời sống của người dân được cải thiện hơn rất nhiều.

Hoạt động khoa học công nghệ những năm qua đã hướng vào việc triển khai ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Mỹ Đức. Đặc biệt, đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi (lúa, ngô, đậu tương, dâu tằm, gia súc, gia cầm…Thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu như chương trình chăn nuôi, kiên cố cứng hóa kênh mương, chương trình lương thực, xóa đói giảm nghèo và chương trình nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, công tác bảo vệ môi trường được quan tâm.

Song song với quá trình tập trung phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách xã hội như: đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng quỹ tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính sách, tu sửa và xây mới 126 nhà dột nát, sửa chữa chỉnh trang 10 nghĩa trang liệt sỹ, làm mới đài tưởng niệm liệt sỹ của huyện tại thị trấn Đại Nghĩa…Do làm tốt công tác chính sách đền ơn, các gia đình chính sách ở

huyện đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú.

Công tác xóa đói giảm nghèo thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Năm 1995, số hộ đói nghèo chiếm 10%, năm 2000 giảm xuống còn 6,8%, số hộ khá và giàu tăng lên đáng kể.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô trường lớp ổn định. Số học sinh giỏi huyện, tỉnh, quốc gia đều tăng. Năm 2000, huyện Mỹ Đức được tỉnh Hà Tây công nhận là huyện đã phổ cập trung học cơ sở. Phong trào xã hội hóa, dân chủ hóa trong trường học ngày càng được phát triển.

Trong lĩnh vực y tế, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, nâng cấp trang thiết bị, 12/22 trạm xá có bác sỹ, đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra (chỉ tiêu Đại hội là 50%). Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần, năm 1995 là 1,5% đến năm 2000 giảm còn 1,1%.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang, lễ hội được nhân dân hưởng ứng tích cực. Năm 2000, có 38 làng xây dựng được quy ước, 6 làng được công nhân là làng văn hóa, 10.186 gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rộng rãi trong các xã và khối cơ quan, trường học…thu hút nhiều đối tượng tham gia.

Tiểu kết chương 1:

Trong 5 năm (1996 – 2000) tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện đạt bình quân hàng năm tăng 5,7%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá, đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Điều đó chứng tỏ các chủ trương phát

triển kinh tế nông nghiệp do Huyện ủy đề ra là sát, đúng với thực tế của địa phương, do đó được cán bộ và nhân dân trong huyện tích cực thực hiện.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cho đến nay sản xuất nông nghiệp của Mỹ Đức phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương:

+ Nông nghiệp vẫn còn mang tính độc canh cây lúa, nên khi úng lụt đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và thu nhập của nông dân. Tiềm năng mở rộng vụ đông chưa được khai thác triệt để. Chưa có vùng nào phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ khách du lịch và cung cấp cho các thị trường ở thành phố, thị xã.

Chưa phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế để tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.

+ Về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch còn chậm.

Trong nông nghiệp, cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi chưa có sự đột biến, tỷ trọng giá trị trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp còn rất cao, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ rất thấp. Công nghiệp và ngành nghề trong nông thôn chậm phát triển, số hiện có thì quy mô nhỏ, sản phẩm nông sản chủ yếu ở dạng sơ chế, bán nguyên liệu thô là chính.

+ Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp chưa mạnh. Một số nơi, việc đưa cây, con có năng suất cao vào sản xuất còn dè dặt dẫn tới năng suất lúa và một số cây trồng còn thấp so với kế hoạch đề ra. Công tác quản lý và điều hành làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn…

Tuy nhiên, với những thành tựu đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện đã tạo nền tảng để Mỹ Đức phát huy thế mạnh của huyện, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế nông nghiệp theo đường lối CNH, HĐH mà Đảng đã đề ra.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện mỹ đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)