Những kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện mỹ đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 118 - 125)

Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

Thứ nhất, phải quán triệt nghiêm túc, sâu sắc, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, kịp thời các quan điểm, chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và của Tỉnh uỷ Hà Tây vào điều kiện thực tế của huyện, đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả, hợp lòng dân và được toàn dân hưởng ứng.

Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều

lớn trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, Đảng ta đã có những chủ trương đúng đắn, kịp thời để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Đặc biệt là đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI), Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VII)…đã có nhiều tác động tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có vai trò quyết định đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mỹ Đức nói riêng và cả nước nói chung. Đối với Mỹ Đức, nông – lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, ảnh hưởng đến đời sống của hơn 80% dân số trong huyện. Chính vì vậy, trên cơ sở nắm vững chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy Hà Tây, Đảng bộ huyện Mỹ Đức xác định phải luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, từ đó đưa ra chủ trương phát triển một nền kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững.

Để nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững; đồng thời nâng cao hiệu quả cao nhất công tác lãnh đạo phát triển kinh tế, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức luôn biết vận dụng một cách đúng đắn đường lối của Trung ương Đảng và chủ trương của Tỉnh uỷ Hà Tây về phát triển kinh tế nông nghiệp, thực sự coi đó là kim chỉ nam trong bước đi, hành động của huyện. Trên cơ sở tiếp nhận, thực hiện các chủ trương của Đảng, Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã căn cứ vào những tiềm năng, lợi thế và khả năng phát triển kinh tế của huyện, chỉ đạo chặt chẽ các cấp, các ngành, các xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển kinh tế nông nghiệp. Khi bước vào thực hiện đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở phải có sự tập trung lãnh

quyết tâm giành được những thắng lợi cao nhất. Mặt khác, phải tăng cường mối quan hệ và sự hợp tác, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, sự phối hợp giữa các đơn vị, cơ sở trong và ngoài ngành, sự ủng hộ và tham gia tích cực của bà con nông dân.

Thực tế trong hơn 10 năm qua (1996 – 2008), trên cơ sở nắm chắc điều kiện thực tế của địa phương, Đảng bộ huyện Mỹ Đức đã có những chủ trương, chính sách đầu tư cần thiết cho phát triển kinh tế nông nghiệp, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân để tạo ra những đột phá trong nông nghiệp.

Nhờ vậy, nền kinh tế nông nghiệp huyện đã đạt được những kết quả to lớn, đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Công cuộc đổi mới đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Tỉnh Hà Tây nói chung và huyện Mỹ Đức nói riêng cũng đang hòa mình vào dòng chảy chung: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh những mặt tích cực mà kinh tế thị trường đem lại (thúc đẩy hàng hóa phát triển) thì cơ chế thị trường cũng còn tiềm ẩn những vấn đề xã hội phức tạp. Bởi vậy, để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, cần tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tăng cường vai trò điều tiết quản lý của chính quyền thông qua các công cụ pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Quá trình thực hiện đường lối chính sách nông nghiệp luôn có những vấn đề mới đặt ra đòi hỏi cần phải giải quyết trong đời sống xã hội cũng như trong phát triển sản xuất. Đảng bộ, Chi bộ cơ sở phải nắm bắt và kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh. Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải tiến hành ngay từ cơ sở để mỗi tổ chức Đảng ở nông thôn nhận thức được rõ nhiệm vụ của mình trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Để thực

hiện tốt vai trò trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Mỹ Đức cần tập chung thực hiện những vấn đề sau:

Quán triệt và cụ thể hóa, đồng thời phổ biến nhanh chóng, kịp thời, sâu rộng nội dung đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ kế hoạch của địa phương; trên cơ sở đó tổ chức phong trào thi đua thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra nhân dân.

Thực sự coi trọng công tác dân vận, khơi dậy mọi tiềm năng, sáng tạo trong nhân dân, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thuận lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa phương. Hướng mọi hoạt động về cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở theo khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự hợp tác của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, làm cho diện mạo quê hương không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao.

Chăm lo củng cố, xây dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong nhân dân. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt của tổ chức Đảng cơ sở, thường xuyên tự phê bình và phê bình trong nội bộ kết hợp với tổ chức cho quần chúng nhân dân có điều kiện tích cực tham gia phê bình sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền. Đặc biệt coi trọng việc phát hiện, giáo dục, bồi dưỡng và kết nạp những người thực sự có đủ tiêu chuẩn vào Đảng, đồng thời kiên quyết đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, làm cho Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh.

đảng viên đó. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để những vi phạm như tệ bè phái, cửa quyền, đặc quyền, đặc lợi trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh các cấp trong việc tham gia quản lý kinh tế - xã hội ở nông thôn, vận động và tổ chức nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, thi đua đẩy mạnh sản xuất, xây dựng nếp sống mới khu dân cư. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt có vai trò quyết định trong lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra.

Thứ ba, đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng sản xuất ngành.

Kinh nghiệm thành công trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Mỹ Đức là không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và đời sống. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và đời sống thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

Trước năm 1996, điểm xuất phát về kinh tế nông nghiệp của huyện thấp, việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật còn chậm, cải biến tập quán sản xuất cũ để phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế .

Từ năm 1996 đến năm 2008, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt các công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, tổ chức nhân giống cây trồng, vật nuôi và kiểm soát chặt chẽ chất lượng việc sản xuất và cung cấp các giống cây lâu năm…nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng

việc chỉ đạo thực hiện chương trình toàn huyện cấy đại trà các giống lúa nguyên chủng có năng suất cao tạo sự đồng đều trên đồng ruộng. Với phương châm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm, cơ cấu giống cây trồng vụ đông cũng được cải tiến bằng việc đưa các giống cây đông chủ đạo như đậu tương, ngô, lạc…mới, có năng suất cao, tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao, chịu nhiệt độ thấp trong vụ đông vào thay thế giống cũ. Đảng bộ huyện cũng xác định cơ cấu và tập đoàn cây ăn quả phù hợp với từng vùng sinh thái, một số giống có thế mạnh phát triển như vải Thanh Hà, nhãn Hưng Yên, đu đủ Mỹ, cam đường, cam Canh, bưởi Diễn, dưa hấu, thanh long ruột đỏ…Trong chăn nuôi, đã khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, sản xuất chăn nuôi tập trung và chuồng trại tiên tiến, đưa chăn nuôi xa khu dân cư, kết hợp làm hầm biôga để xử lý chất thải. Các chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn…đã được tích cực triển khai, đem lại hiệu quả to lớn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện đã chú trọng hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ thú y, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh phục vụ chăn nuôi, dần đưa chăn nuôi trở thành thế mạnh của huyện.

Đi đôi với việc đưa những giống tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, huyện còn có chế độ ưu đãi đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác.

Tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông-lâm nghiệp (các công ty, HTX làm dịch vụ) nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm đến từng xã nhằm đưa tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ.

Thứ tư, thường xuyên đổi mới cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương.

Thấu suốt quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân

nông nghiệp, xây dựng nông thôn, Đảng bộ huyện Mỹ Đức luôn chú trọng tới lợi ích chính đáng của nhân dân, luôn xuất phát từ thực tiễn để vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với điều kiện của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội làm cho đời sống của người nông dân thực sự ấm no, hạnh phúc.

Thực tiễn quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ Mỹ Đức cho thấy, trong những năm qua, Đảng bộ đã quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, trên cơ sở đó đưa ra những chính sách, cơ chế quản lý phù hợp với địa phương, phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, giải phóng lực lượng sản xuất, đưa hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Để người nông dân yên tâm làm ăn, đầu tư phát triển sản xuất, Đảng bộ huyện tiến hành triển khai thực hiện giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. HTX được chú trọng chuyển đổi, phát triển, tạo nên một kênh hỗ trợ đáng tin cậy cho kinh tế hộ gia đình…Những đổi mới trong chính sách của Đảng bộ nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhờ đó phát huy được vai trò làm chủ của người dân để phát triển nông nghiệp toàn diện; đồng thời có thể khai thác được sức lao động, trí tuệ và nguồn vốn đóng góp trong nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế nông thôn.

Những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua thực sự là một kho tàng kinh nghiệm quý báu giúp cho Đảng bộ và các cấp lãnh đạo huyện Mỹ Đức hoàn thiện chủ trương, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ thiết thực, phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện mỹ đức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2008 (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)