Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
2.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (2006- 2010)
2.3.1. Chỉ đạo quy hoạch mạng lưới trường, lớp và phổ cập giáo dục
Về mạng lưới trường, lớp: Tỉnh tiếp tục thực hiện "Đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh đến năm 2010" theo hướng tạo ra cơ cấu hợp lí giữa các
cấp học, ngành học, vừa đáp ứng những nhu cầu của nhân dân, vừa phù hợp với tỷ lệ định hướng giữa công lập và ngoài công lập. Vì vậy, mạng lưới trường, lớp liên tục được mở rộng hướng theo những khu vực tái định cư mới, phân bố tương đối đều ở tất cả các huyện thị. Một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh , thống nhất và đa dạng hoá đã đƣợc hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo.
Tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 183 trường trường mầm non (trong đó có 07 trường tư thục), với 1.552 lớp( tăng 2 trường so với năm 2009). Bậc tiểu học: Có 172 trường với tổng số 4.065 lớp( tăng 2 trường), bậc THCS có 141 trường ( tăng 01 trường), bậc THPT có 53 trường( trong đó có 35 trường công lập, 18 trường ngoài công lập- tăng 04 trường). Trung tâm GDTX có 10 trung tâm ( tăng 01 trung tâm), 01 cấp tỉnh, 09 cấp huyện, 11 cơ sở dạy cấp bổ túc THPT. Cơ sở dạy ngoại ngữ tin học có 42 trung tâm và cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ ( tăng 04 cơ sở). Giáo dục Chuyên nghiệp có 11 trường ( trong đó có 01 trường Đại học, 06 trường Cao đẳng, 03 trường TCCN, 01 trường nghiệp vụ ngành).
Năm 2010 so với năm 2009, số lƣợng học sinh ở các cấp học: THCS, THPT giảm do quy mô dân số trong độ tuổi giảm. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chủ trương giữ nguyên số lớp và đội ngũ biên chế giáo viên đồng thời điều chỉnh giảm sĩ số học sinh/
lớp để nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Sau khi có chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS của Trung ƣơng, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện phổ cập giáo dục THCS của tỉnh. Cùng với sự cố gắng và quyết tâm cao của cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương và sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, cũng như sự cố gắng tích cực của tập thể giáo viên các trường, tính đến hết năm 2005, 14/14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã đƣợc Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS trước thời hạn chung là 5 năm. Trong đó 2 địa phương là thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả đạt chuẩn phổ cập THCS sớm nhất (năm 2002 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS).
Năm 2009, toàn tỉnh tiếp tục củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ( với 184/186 xã và 14/14 huyện) phổ cập giáo dục THCS (186/186 xã, 14/14 huyện). Tiếp tục triển khai phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện.Sau khi hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2005, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo hoàn thành phổ cập trung học vào năm 2015 theo đề án “ duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục THCS và từng bước phổ cập giáo dục trung học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2015). [58,Tr.7]
Thực tiễn quá trình thực hiện, công tác phổ cập giáo dục trung học bên cạnh kết quả đạt đƣợc vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế nhƣ: việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học tại các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề còn quá thấp; tỉ lệ học sinh trong độ tuổi từ 18-21 có bằng nghề còn hạn chế... Khắc phục tình trạng trên, ngày 5/6/2007 Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 02-CT/TƢ “về việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2015”, yêu cầu các cấp ủy đảng khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể về phổ cập giáo dục bậc trung học. ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 115/2007/QĐ- UBND ngày 3/11/2007 “về việc phê duyệt kế hoạch phổ cập giáo dục bậc trung học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007-2015”. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phổ cập giáo dục bậc trung học, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ đạo củng cố vững chắc mạng lưới các trường THPT công lập và ngoài công lập hiện có; thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề phù hợp với khả năng của học sinh và nhu cầu của xã hội, đồng thời điều chỉnh chỉ tiêu hàng năm vào các trường... nhờ đó công tác phổ cập giáo dục bậc trung học của tỉnh đã đƣợc đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả.
Thực hiện Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010, ngày 25/6/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 872006/QĐ-UB “về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010”, trong đó nhấn mạnh tiếp tục ổn định hệ thống trường lớp hiện có; mở rộng quy mô, chuyển các trường mầm non dân lập sang loại hình bán công, khuyến khích thành lập thêm, các trường mầm non dân lập và tư thục ở các địa phương; khuyến khích thành lập thêm các trường THPT dân lập và mở rộng các trường THPT dân lập hiện có. Thực hiện xây dựng trường theo hướng đa ngành, tiến tới xây dựng đại học cộng đồng; các Trung tâm GDTX tiếp tục thực hiện chức năng: hướng nghiệp dạy nghề, bồi dưỡng chuyên đề cho người lao động; cho phép Trung tâm GDTX tỉnh liên kết với các trường đại học đào tạo các lớp tại chức, từ xa cho nhiều ngành kinh tế - xã hội của tỉnh.