Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM RÚT RATỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
3.1. Kết quả quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2010 còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Hạn chế trong nhận thức:
Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, của một số phụ huynh và chính bản thân học sinh về việc phân luồng học sinh; nâng cao chất lƣợng dạy và học;
xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia còn hạn chế, còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nườc.
- Hạn chế trong thực tiễn
Một là, quy mô mạng lưới trường lớp còn thiếu tính hợp lý, quy hoạch chưa đồng bộ.
Mặc dù hệ thống trường lớp của tỉnh Quảng Ninh đã đáp ứng được nhu cầu học tập văn hóa của toàn dân, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phân luồng học sinh, nhu cầu đào tạo nghề của xã hội, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới việc phổ cập giáo dục bậc trung học. số lượng các trường dạy nghề, các trung tâm ngoại ngữ, tin học của tỉnh còn ít. Đặc biệt là tính nhạy bén trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp còn hạn chế, việc đề xuất quy hoạch mạng lưới trường lớp đón trước yêu cầu phát triển của các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp còn chậm. “Đến năm 2010 ở mỗi huyện, thị xã, thành phố chưa chuyển được từ 1 đến 3 trường tiểu học và THCS công lập sang hệ dân lập hoặc tư thục; các trường THPT ngoài công lập mới chỉ thu hút được 23% học sinh tốt nghiệp THCS vào học; các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mới chỉ thu hút đƣợc 5% học sinh tốt nghiệp THCS vào học” [58, tr. 12], Đây là một khó khăn cho
việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
Hai là, chất lượng giáo dục và đào tạo còn bộc lộ hạn chế, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục.
Chất lƣợng tuyển sinh đầu vào lớp 10 THPT có sự chênh lệch cao về điểm chuẩn giữa các trường công lập và ngoài công lập; do vậy, chất lượng giáo dục ở các trường ngoài công lập thường đạt kết quả thấp.
Chất lƣợng dạy nghề ở một số cơ sở đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động và các doanh nghiệp về đào tạo nghề cho người lao động.
Năng lực thực hành, thực tiễn, nhận thức về cuộc sống, nghề nghiệp, về lý tưởng của một bộ phận học sinh còn hạn chế. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các sân chơi mang tính trí tuệ học đường như chương trình theo dòng lịch sử, đường lên đinh Olimpia... chưa thực Sự được quan tâm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện và phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng học sinh giỏi có nhiều tiến bộ, số lƣợng và chất lƣợng học sinh giỏi quốc gia đều tăng, nhƣng chƣa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở trường học chưa được bố trí sắp xếp đồng bộ.
Đội ngũ cán bộ thƣ viện, giáo viên thí nghiệm thực hành còn thiếu, chuyên môn còn hạn chế, hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lƣợng và hiệu quả công việc chƣa cao. Giáo viên mầm non, chủ yếu là ngoài biên chế đời sống còn rất khó khăn.
Một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên hạn chế về năng lực, thiếu sự nhạy cảm và tinh thần sáng tạo làm ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ. Đánh giá về vấn đề này, Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Sở Giáo dục và đào tạo (12/2010) đã chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, giáo viên mầm non còn ngại khó, ngại đi học, để nâng cao trình độ nên tỉ lệ cán bộ quản lý ở bậc học mầm non có trình độ trung cấp lý luận chính trị mới chỉ đạt 52% và trình độ quản lý nhà nước mới chi đạt 30%, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý giáo dục; chất lượng giáo viên mầm non đạt chuẩn chỉ có 95,6%” [58, tr.13]
Ba là, công tác tăng cường cơ sở vật chất trường học, kiên cố hóa trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
Dù đã có nhiều cố gắng, song do quy mô giáo dục phát triển và những yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa ngày càng cao, trong khi đó nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng đủ, đặc biệt với một số địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không thể huy động đƣợc tỉ lệ % vốn khi triển khai xây dựng và mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học. Do đó, “tiến độ xây dựng phòng học kiên cố cao tầng và xây dựng trường chuẩn quốc gia ở một số địa phương còn chậm, tỉnh chưa có mô hình trường học đạt tầm cỡ quốc gia” [60, tr.8-9]. Trang thiết bị đồ dùng dạy học mới đảm bảo đƣợc mức tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, chƣa có thiết bị chuẩn đồng bộ và hiện đại để phục vụ cho giáo viên và học sinh thực hành nghiên cứu. Nhiều địa phương mới quan tâm đầu tư xây dựng đủ số phòng học thông thường, ít quan tâm đến việc xây dựng các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thƣ viện, các phòng chức năng khác và các công trình phụ trợ để đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
Bốn là, công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, chưa khai thác và phát huy được tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế và nhân dân, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh.
* Nguyên nhân của hạn chế:
Một là, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền về giáo dục và đào tạo có lúc, có nơi chƣa đầy đủ thấu suốt. Do đó cơ chế quản lý giáo dục có chỗ chƣa phù hợp với tình hình thực tiễn nhƣng chƣa đƣợc thay đổi.
Thứ hai, một bộ phận giáo viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu và lạc hậu, dẫn đến chất lƣợng dạy - học chƣa cao, chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Thứ ba, công tác tham mưu, chỉ đạo của ngành giáo dục còn nhiều bất cập, chưa tạo đƣợc những điển hình nổi trội và những đột phá trong quản lý, chỉ đạo. Hệ thống
văn bản pháp lý quy định về việc phân cấp quản lý chƣa đầy đủ, còn chồng chéo trong quản lý chỉ đạo, trong chủ trì và phối hợp.
Thứ tư, cơ chế chính sách khuyến khích huy động các nguồn lực từ cộng đồng và các nhà đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa cụ thể, rõ ràng, hấp dẫn, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tỉnh chƣa có cơ chế phối hợp giữa các cơ sở giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề với các doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng nên chưa khuyến khích học sinh vào học tại các trường này.