Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM RÚT RATỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
3.1. Kết quả quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân
* Thành tựu:
Nhìn một cách tổng quát, trong 10 năm (2001 - 2010), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực và đạt đƣợc những kết quả tốt: “Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển và đƣợc đầu tƣ tập trung, quy mô, chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực. Chất lƣợng giáo dục thực chất ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn ở tất cả các cấp học. [ 7 2 , tr.9-10].
Cụ thể:
- Thành tựu trong nhận thức:
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ƣơng vào thực tiễn địa phương để đề ra những quyết sách đúng đắn về phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với từng giai đoạn trong tiến trình phát triển. Trên cơ sở tiếp thu và quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Trung ương Đảng, từ thực tiễn địa phương của mình, vận dụng đề ra chính sách đường lối cho phù hợp và hiệu quả. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh luôn thấm nhuần các quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo đƣợc đề ra qua các kỳ Đại hội và Hội nghị, trong đó quán triệt quan điểm coi “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội. Quán triệt mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo theo hướng “ nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước.
Thứ ba, quán triệt sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng bộ đến mọi cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.Chú trọng đến việc vận động các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội, các cá nhân tham gia thực hiện những chính sách về phát triển, xây dựng nền tảng vững chắc cho công tác xã hội hóa giáo dục của tỉnh.
Thứ tư, Trong thời gian từ năm 2001đến năm 2010 các cấp Ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân có sự chỉ đạo toàn diện, đồng bộ và thống nhất. Quán triệt những quan điểm, nhiệm vụ chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, các cấp ngành xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả các đường lối, chính sách đề ra.
- Thành tựu trong thực tiễn:
Một là, mạng lưới trường lớp, quy mô giáo dục và đào tạo không ngừng được mở rộng đáp ứng nhu cầu học tập của toàn dân, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Mặc dù điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Quảng Ninh còn có những khó khăn nhất định, song “mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục và đào tạo phát triển đồng bộ và rộng khắp theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, các hình thức học tập ở tất cả các bậc học, ngành học phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân” [60, tr.4].
Giáo dục mầm non có sự phát triển đáng kể, đến năm 2010, toàn tỉnh có 152 trường mầm non (tăng 16 trường so với năm 2001), trong đó có 7 trường tư thục và 145 trường bán công, tư thục, với tổng số 1.552 lớp mẫu giáo, góp phần huy động 46,1% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp, 97,03% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường và 100% trẻ 5 tuổi ra lớp.
Giáo dục phổ thông có nhiều tiến bộ, năm 2010 toàn tỉnh có 172 trường tiểu học (tăng 30 trường so với năm 2001) với 4.090 lớp, huy động 91.820 học sinh trong đó có 93,9% số học sinh đƣợc học 5 buổi/tuần, góp phần nâng cào tỉ lệ học sinh tiểu học tốt
nghiệp được vào lớp 6 lên 99,7%. Ở cấp THCS toàn tỉnh có 141 trường (tăng 40 trường so với năm 2001) và cấp trung học phổ thông có 153 trường (tăng 25 trường so với năm 2001) (Xem phụ lục 6)
Sự phát triển không ngừng của mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đã thực sự thỏa mãn được nhu cầu của người học, đánh dấu bước phát triển của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà, khẳng định sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh.
Đồng thời với giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục không chính quy cũng đƣợc mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập liên tục, suốt đời của mọi người. Toàn tỉnh có 10 Trung tâm giáo dục thường xuyên (trong đó có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và 9 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện), đạt tỉ lệ 100% số huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm giáo GDTX; 186/186 xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng; ngoài ra còn có 42 trung tâm tin học, ngoại ngữ ngoài công lập.
Hàng năm, các trung tâm học tập cộng đồng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho khoảng 5.000-10.000 lượt người lao động. Các Trung tâm GDTX của tỉnh đã góp phần tích cực vào việc thực hiện dạy bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông; hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông trong tỉnh; liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo nghề cho người lao động, góp phần nâng cao khả năng lao động, quản lý xã hội và trình độ dân trí cho tỉnh.
Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: Có 01 trường Đại học, 06 trường caọ đẳng, 03 trường TCCN, 01 trường nghiệp vụ ngành tạo được hàng nghìn người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Riêng năm học 2009- 2010 “đã đào tạo đƣợc 1.200 sinh viên có trình độ Đại học; 2.100 sinh viên có trình độ cao đẳng và 9.800 người tham gia học nghề: 7.950” [60, tr.5]. Nhờ vậy, tỉ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đã tăng từ 16,5% năm 2001 lên 35% năm 2010, đây là yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Trong những năm qua, công tác phổ cập giáo dục luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân từ tỉnh
đến tận xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hàng năm ngành giáo dục đã huy động đƣợc trên 2.500 học sinh ra bổ túc trung học cơ sở, tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường kinh phí, ban hành chính sách khuyến khích phổ cập. Do đó, đến tháng 6/2003 đã có 123/128 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học ( đạt 67,2%). Cuối năm 2006 Quảng Ninh có 14/14 huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dụcTHCS. Quảng Ninh tiếp tục duy trì, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học vàTHCS; tiếp tục triển khai phổ cập giáo dục trung học, hàng năm kết quả phổ cập đạt được đều tăng so với năm học trước.
Hai là, chất lượng giáo dục và đào tạo có bước phát triển toàn diện và vững chắc, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý từng bước được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quàn lý giáo dục có nhiều đổi mới.
Trong những năm 2001 - 2010, ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung nhiều công sức, trí tuệ, nguồn lực nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Chất lƣợng giáo dục đại trà, chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc giữ vững và nâng dần qua từng năm.
Giáo dục mầm non: ngành đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp nhằm đổi mới công tác giáo dục, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ. Tổ chức linh hoạt các hoạt động vui chơi, các cuộc thi bé khỏe, bé ngoan, bé tập làm nội trợ; thường xuyên và định kỳ tổ chức tuyên truyền, phối hợp khám chữa bệnh cho trẻ. Nhờ đó, hàng năm tỉ lệ trẻ chăm ngoan tăng, tỉ lệ trẻ suy sinh dƣỡng giảm. Riêng năm học 2009-2010 tỉ lệ trẻ suy sinh dƣỡng ở nhà trẻ và mẫu giáo giảm còn 5,5% (giảm 11,1%
so với năm học 2000- 2001), đảm bảo 100% số trẻ 5 tuổi đƣợc học 2 buổi/ngày; có 72,2% trẻ được ăn bán trú tại trường; 100% trường, lớp thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ theo phương pháp mới, phù hợp với từng độ tuổi và hoàn cảnh kinh tế của từng địa phương, trong năm học không có trẻ nào bị ngộ độc thực phẩm.
Giáo dục phổ thông: Đã kiên trì triển khai việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các trường đều coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, tổ chức tốt các
hoạt động đoàn đội, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục kiến thức pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội tìr đó góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức, trình độ văn hóa toàn diện cho học sinh các cấp, góp phần nâng cao dân trí. Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để quản lý, giáo dục học sinh... Nhờ đó, chất lƣợng giáo dục phổ thông ngày càng đƣợc nâng cao: Học sinh ở cấp tiểu học đƣợc học đủ 9 môn, 70% số học sinh từ lớp 3 trở lên đƣợc học ngoại ngữ; số học sinh tiểu học đƣợc học 2 buổi/ngày tăng từ 45,63% (2000- 2001) lên 96,7% (2009-2010); tỉ lệ học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông đƣợc học tin học tăng dần hàng năm (riêng năm học 2009-2010 có 30% học sinh tiểu học và 70% học sinh trung học cơ sở đƣợc học tin học); tỉ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hàng năm đều đạt trên 95%; hàng năm số lƣợng học sinh chăm ngoan, xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực giỏi ngày càng tăng (Xem phụ lục 7). Bên cạnh đó, hàng năm Quảng Ninh vẫn duy trì là một trong những tỉnh có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao trong cả nước: từ 20,3% (2000-2001) lên 50% (2009-2010). Riêng năm học 2009- 2010, học sinh Quảng Ninh thi đỗ và đã nhập học vào các trường đại học, cao đẳng là 7.020 em (tăng 981 em so với năm 2008).[ 58, tr.10]
Cùng với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đại trà, công tác đào tạo, tuyển chọn mũi nhọn, bồi dƣỡng học sinh giỏi cũng đƣợc tỉnh quan tâm chỉ đạo tích cực và đƣợc tập trung nhiều nguồn lực. Nhờ đó, số lƣợng, chất lƣợng học sinh giỏi quốc gia THPT hàng năm ngày càng tăng: năm học 2000-2001 có 20 giải đến năm học 2009-2010 có 47 giải. Hàng năm, phong trào giải toán tuổi thơ do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, phong trào giải toán qua internet và thi Olimpic tiếng Anh qua mạng cho học sinh tiểu học, Quảng Ninh vẫn luôn đƣợc xếp thứ hạng cao trong toàn quốc. Bên cạnh đó, các cuộc thi về văn hóa, văn nghệ, thể thao hàng năm do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, Quảng Ninh đều đạt thứ hạng cao, khẳng định chất lƣợng giáo dục văn hóa và giáo dục thể chất trong các nhà trường.
Trong những năm 2001-2010 ngành giáo dục và đào tạo còn tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của ngành theo hướng đủ, đồng bộ, chuẩn hóa và từng bước nâng chuẩn. Bố trí và sử dụng hợp lý đội ngũ, ưu tiên đối với các trường điểm, nơi khó khăn, tổ chức các hoạt động theo chuyên đề, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức, khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đến nay Quảng Ninh là một tỉnh có tỉ lệ giáo viên toàn ngành đạt chuẩn và trên chuẩn chưa cao so với của cả nước: “Đến năm 2010 đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc đào tạo đạt trình độ chuẩn so với yêu cầu quy định của cán bộ công chức: 98%
cán bộ quản lý các trường phổ thông có trình độ trung cấp lý luận chính trị, riêng cấp học mầm non đạt 46 %; cán bộ quản lý các trường phổ thông có trình độ quản lý Nhà nước đạt 97%, riêng cấp học mầm non đạt 25%. Đội ngũ giáo viên cơ bản được bố trí đủ theo quy định ở các cấp học; 70% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 30%; 99,7% giáo viên tiểu học có trình độ đạt chuẩn , trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 62,9%; 99,8 giáo viên trung học cơ sở có trình độ đạt chuẩn, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 31,3%; 98,2% giáo viên trung học phổ thông có trình độ đạt chuẩn, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 5,1%; Trung tâm giáo dục thường xuyên trình độ đạt chuẩn là 98,0%, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 4,5%; Cao đẳng Sƣ phạm trình độ đạt chuẩn là 99%, trong đó tỉ lệ trên chuẩn là 44,5%” [60, tr.28-29]. Cùng với đó, hàng năm ngành giáo dục đã cử từ 25 đến 30 giáo viên, cán bộ quản lý đi đào tạo sau đại học, do đó hiện nay toàn ngành có 4 tiến sĩ, 450 thạc sĩ và trên 150 người đang theo học thạc sĩ. Đây chính là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lƣợng giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh trong những năm 2001-2010.
Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đối với nhà giáo và người lao động trong ngành đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Việc đánh giá phân loại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hàng năm được chỉ đạo thường xuyên. Việc thi giáo viên dạy giỏi ở các cấp học, bậc học; thi cán bộ quản lý mầm non cấp huyện, cấp tỉnh đƣợc duy trì đều đặn, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường học, động viên, khuyến khích phát hiện các nhân tố mới, nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục. Sự công khai minh
bạch trong thực hiện chế độ chính sách đã làm cho các thầy, các cô và người lao động trong ngành giáo dục yêu nghề hơn, thiết tha hơn với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Nhiều thầy, cô đã vượt qua mọi khó khăn chung riêng để trở thành những người thầy mẫu mực cả về phẩm chất và năng lực, góp phần nâng số giáo viên dạy giỏi của tỉnh ngày càng tăng. Tuyệt đại đa số đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đều tận tụy với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng, đến năm 2010 “100% các cơ sở trường học đều có chi bộ đảng, tỉ lệ đảng viên trong toàn ngành đạt 29%, các chi bộ thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường” [58, tr. 15].
Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm. Hàng năm ngành giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý.
Từ năm 2003 ngành đã chỉ đạo các phòng giáo dục tham mưu với ủy ban nhân dân các huyện thực hiện luân chuyển cán bộ. Cho đến năm 2005, về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý các trường, các trung tâm thuộc Sở Giáo dục và đào tạo đã kiện toàn đủ, nhưng lực lƣợng giáo viên còn thiếu do quy mô giáo dục và đào tạo của tỉnh phát triển nhanh.
Để khắc phục tình trạng này tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo hướng dẫn các trường lựa chọn những giáo viên đủ tiêu chuẩn để ký giảng dạy hợp đồng và đầu tư kinh phí để trả lương cho giáo viên hợp đồng. Công tác thanh tra, kiểm tra tiến hành thường xuyên có tác dụng tích cực trong việc duy trì kỷ cương, nề nếp dạy và học; thi cử, tuyển sinh; khắc phục việc dạy thêm, học thêm tràn lan. Công tác thi đua khen thưởng được cụ thể hóa các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, theo các mục tiêu nhiệm vụ của ngành, theo các đợt phát động thi đua với nhiều hình thức phong phú được các đơn vị trường học hưởng ứng tổ chức thực hiện sôi nổi, trong những năm 2001 - 2010 đã có nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến đƣợc Hội đồng thi đua các cấp khen thưởng. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý, điều động, bổ nhiệm, sử dụng giáo viên, không để xảy ra khiếu nại tố cáo vƣợt cấp hoặc để tồn đọng. Thực hiện việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, hàng năm Sở Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường sử dụng phần