Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của mọi tổ chức chính trị- xã hội, mọi người dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ 2001 2010 (Trang 93 - 98)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM RÚT RATỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

3.2. Kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo 2001-2010

3.2.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của mọi tổ chức chính trị- xã hội, mọi người dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Phát huy sức mạnh tổng hợp là yêu cầu khách quan có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, là sự sáng tạo có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong phương pháp cách mạng của Đảng. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực nói chung, lĩnh vực văn hóa giáo dục nói riêng là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, đặc biệt trong điều kiện hiện nay trước sự đan xen của những thời cơ thuận lợi và cả những thách thức khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt, con đường và biện pháp giành thắng lợi không thể nào khác là phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (1/1994) đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của sự nghiệp đổi mới là “Đảng ta, nhân dân ta đã phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng hợp tác quốc tế” [10, tr.523].

Chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhằm xây dựng một xã hội học tập, phát huy trách nhiệm của cả cộng đồng là chủ tnrơng đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy nguồn lực to lớn của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục và đào tạo, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân cùng được hưởng thành quả do hoạt động giáo dục và đào tạo mang lại. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“Mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đào tạo lớp người, lớp cán bộ mới” [33, tr. 183] và “giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này” [35, tr.404], Người khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” [35, tr.403]. Do đó, phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của mọi tổ chức chính trị - xã hội, mọi người dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với đà phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh là tỉnh có phong trào giáo dục phát triển mạnh, nhu cầu học tập nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài ở tỉnh Quảng Ninh đã và đang phát triển mạnh mẽ. số lượng người học ở các cấp học, ngành học ngày một tăng lên, trong khi đó ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn chế, vì vậy không thể đáp ứng mọi nhu cầu của việc mở rộng mạng lưới, quy mô giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục. Sự gia tăng mạnh về số lượng người học đã gây ra tình trạng quá tải đối với hệ thống giáo dục công lập, mặt khác cơ sở vật chất trường học phục vụ việc dạy học ở một số nơi còn thiếu thốn, đời sống của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn... Từ thực tế lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngành giáo dục Quảng Ninh nhận thấy rằng những bất cập, hạn chế nêu trên chỉ có thể đƣợc khắc phục, giải quyết bằng việc đẩy mạnh công tác xâ hội hóa giáo dục phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, của mọi tổ chức chinh trị - xã hội, mọi người dân cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Hiện thực hóa quan điểm, tư tưởng đó, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo mở rộng hệ thống mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó lấy trường công lập làm nòng cốt, chủ đạo, đồng thời khuyến khích thành lập các loại hình trường bán công, dân lập, tư thục và nhiều hình thức học tập (tập trung, tại chức, ngắn hạn, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo, bổ túc...) đáp ứng nhu cầu xã hội học tập. Triệt để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội: nhân lực, vật lực, tài lực và trí lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Vì vậy, hàng năm cùng với việc tăng thêm ngân sách hỗ trợ của tỉnh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và quần chúng nhân dân đóng góp (ngoài ngân sách) tăng từ 11 tỷ năm 2001 lên 180 tỷ kinh phí phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh. Chủ trương đúng, quyết tâm cao độ của các cấp chính quyền, sự đồng thuận sâu sắc của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà hảo tâm và toàn thể nhân dân đã tạo ra một nguồn lực không

nhỏ, khắc phục khó khăn về tài chính, kinh phí cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Không chỉ dừng lại ở nhu cầu tài chính, kinh phí, xã hội hóa giáo dục còn đƣợc thể hiện ở việc thành lập Hội đồng giáo dục từ tỉnh, huyện, đến các xã, phường, thị trấn để huy động trí lực của toàn dân tăng cường khả năng phát kiến, nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục và đào tạo.

Nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh và phát triền, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh còn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, vận động toàn dân chăm lo và tích cực đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”; tăng cường trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội... Đồng thời hội khuyến học các cấp từng bước phát triển với tổng số quỹ hàng tỉ đồng, nhiều dòng họ trong cộng đồng dân cƣ cũng có nhiều hình thức động viên con em học hành tiến bộ.

Thực tiễn trên là những kinh nghiệm quý để Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong những năm tiếp theo. Bởi đây chính là tƣ tưởng chỉ đạo việc xã hội hóa giáo dục của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong những năm 2001-2010 đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. Chính vì vậy, mặc dù đời sống của các tầng lớp nhân dân còn có những khó khăn, song sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển một cách vững chắc.

Dù vậy, công tác xã hội hóa giáo dục có lúc, có nơi chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, còn biểu hiện xem giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của riêng nhà trường và gia đình học sinh, chƣa thấy hết vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể và toàn xã hội. Quá trình xây dựng, quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng bộ về xã hội hóa giáo dục còn nảy sinh những khó khăn, bất cập, chƣa thấy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nên có thời điểm chƣa thật sự có cơ chế, chính sách hợp lý để huy động, khuyến khích các tiềm lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục nói riêng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà nói

chung. Do đó, để tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, khai thác và phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp, các nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục thực hiện tốt các vấn đề sau:

Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân phải tiểp tục quán triệt sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho địa phương và đất nước. Phát triển giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và của mọi người dân.

Hai là, đẩy mạnh dân chủ hóa, khai thác và phát huy tối đa mọi tiềm năng để xây dựng xã hội học tập, trong đó đặc biệt chú ý tới việc phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh, cần đầu tƣ có trọng điểm, quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, khắc phục những nhận thức, biểu hiện chƣa đúng trong thực hiện xã hội hóa giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cao, chống lãng phí tiêu cực.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức học tập, đồng thời phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực sự đƣa kết quả giáo dục và đào tạo vào cuộc sống, khuyến khích và tăng cường các hoạt động khuyến học và vai trò của Hội đồng giáo dục các cấp vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh.

* Tiểu kết chương 3

Trong 10 năm (2001 - 2010), dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, công tác giáo dục và đào tạo của Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm nhất định, chƣa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tinh. Khách quan đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân từ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó rút ra những kinh nghiệm chủ yếu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh và đất nước.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ 2001 2010 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)